Tuyên bố chung giữa hai nước Việt Nam và Hà Lan
23:14, ngày 01-10-2011
Kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phu nhân và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam từ ngày 27/9 đến 1/10/2011, ngày 1/10, tại LaHay, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam – Hà Lan.
1. Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Hà Lan Mắc Rút-tơ (Mark Rutte), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân đã thăm chính thức Vương quốc Hà Lan từ ngày 27/9 đến ngày 1/10/2011. Đây là chuyến thăm một nước châu Âu đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ sau khi Quốc hội Việt Nam bầu Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ nhiệm kỳ mới.
Trong thời gian thăm Hà Lan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Mắc Rút-tơ và hội kiến Nữ hoàng Bê-a-tơ-rích Uy-hen-mi-na Am-gát (Beatrix Wilhelmina Armgard); gặp trao đổi ý kiến với Chủ tịch Hạ viện Giơ-đi Vơ-bít (Gerdi Verbeet) và Phó Chủ tịch Thượng viện Kim Pút-tơ (Kim Putters), Thái tử kế vị Uy-liêm A-lếch-xan-đơ (Willem Alexander) (Willem Alexander), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới Mắc-xim Vơ-ha-gien (Maxime Verhagen), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao U-ri Rô-xen-than (Uri Rosenthal), Thị trưởng thành phố Am-xtéc-đam (Amsterdam) và thành phố Rốt-téc-đam (Rotterdam); cùng Thủ tướng Hà Lan chủ trì Bàn tròn các Giám đốc điều hành, cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới Hà Lan gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan, phát biểu tại chiêu đãi doanh nghiệp do Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan chủ trì, khai mạc Diễn đàn hợp tác năng lượng, tiếp giáo sư Xi Vơ-men (Cees Veerman), cố vấn của Chính phủ Việt Nam về thích ứng với biến đổi khí hậu, thăm một số công trình cảng và đê biển; tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Hà Lan.
2. Tại các cuộc hội đàm và tiếp xúc, Lãnh đạo hai bên vui mừng ghi nhận sự phát triển kinh tế tích cực của mỗi nước trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn và tin tưởng rằng hai nước sẽ thành công trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.
Hai bên hoan nghênh những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hà Lan và nhất trí cần tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ này.
Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên 5 lĩnh vực kinh tế ưu tiên: thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, kinh tế biển, năng lượng và dịch vụ hậu cần. Hai bên cũng nhất trí mở rộng quan hệ hợp tác tiềm năng sang các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.
3. Hai bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển năng động trong quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ Hà Lan trong việc duy trì vị thế nhà đầu tư châu Âu hàng đầu và là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Lãnh đạo hai bên nhất trí trong thời gian tới cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước kết nối đối tác, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Hà Lan có kinh nghiệm và trình độ phát triển hàng đầu thế giới và Việt Nam có nhu cầu phát triển để cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
4. Hai bên bày tỏ hài lòng về hợp tác cụ thể trong khuôn khổ Thỏa thuận Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Việt Nam đánh giá cao kinh nghiệm và sự hợp tác của Hà Lan trong lĩnh vực này và mong muốn Hà Lan tiếp tục hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam vì lợi ích của cả hai bên, trong đó có việc hoàn thành Quy hoạch Đồng bằng sông Mê Công tầm nhìn 2100 và thiết lập hợp tác trong lĩnh vực khí hậu và dịch vụ nước để hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển các dịch vụ mới, các sản phẩm sáng tạo và nâng cao năng lực nhằm tăng cường hiểu biết về nước và khí hậu.
5. Hai bên nhất trí đánh giá viện trợ phát triển của Hà Lan cho Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và hợp tác phát triển đang chuyển sang quan hệ đối tác cùng có lợi. Chương trình ORIO là một trong những thành tố của hợp tác song phương trong tương lai giữa hai Chính phủ.
6. Hai bên hoan nghênh việc ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Hàng không giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Hà Lan, Bản ghi nhớ về hợp tác dịch vụ khí hậu và nước giữa Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam và Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường Hà Lan và một số thỏa thuận hợp tác khác giữa các doanh nghiệp và trường đại học hai nước.
7. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Mắc-xim Vê-rơ-ha-gen (Maxime Verhagen) đã dự Diễn đàn hợp tác năng lượng với sự tham dự của các doanh nghiệp Hà Lan, trong đó có nhiều doanh nghiệp đang hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Công nghệ năng lượng tiên tiến toàn cầu (AETIN). Các doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và giải pháp nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành dầu khí. Tại Diễn đàn, hai bên đã ký nhiều văn bản hợp tác, trong đó có Bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng giữa Bộ Công Thương Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới của Vương quốc Hà Lan.
8. Hai bên nhất trí cho rằng một trật tự luật pháp quốc tế vững chắc là hết sức quan trọng cho một thế giới công bằng, hòa bình và thịnh vượng, trong đó, Liên Hiệp Quốc đóng vai trò trung tâm.
9. Hai bên nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần nỗ lực hơn nữa nhằm khắc phục tình hình kinh tế khó khăn và hệ lụy của cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, hoàn thiện cấu trúc kinh tế và tài chính thế giới, quan tâm một cách thỏa đáng đến ảnh hưởng ngày càng tăng của các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới.
10. Hai bên hoan nghênh vai trò tích cực của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới, đặc biệt vai trò của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và vai trò của Hà Lan trong Liên minh Châu Âu (EU). Nhân dịp này, Thủ tướng Hà Lan đánh giá cao những đóng góp và thành công của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 cũng như việc Việt Nam tham gia tích cực vào hoạt động của Nhóm G-20 trên cương vị Chủ tịch ASEAN. Hai bên tái khẳng định Việt Nam ủng hộ Hà Lan tăng cường quan hệ hợp tác với ASEAN, đồng thời, Hà Lan ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác với EU.
11. Hai bên đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước trên trường quốc tế; ghi nhận những đóng góp tích cực của cả hai bên tại Liên Hiệp Quốc, khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác và phối hơp chặt chẽ tại diễn đàn này.
12. Các cuộc hội đàm và tiếp xúc của Lãnh đạo Việt Nam và Hà Lan đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên bày tỏ tin tưởng rằng những kết quả tích cực trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hà Lan lên một tầm cao mới, đặc biệt trong khuôn khổ Thỏa thuận Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Hà Lan về sự đón tiếp nồng hậu dành cho Thủ tướng, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam./.
Trong thời gian thăm Hà Lan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Mắc Rút-tơ và hội kiến Nữ hoàng Bê-a-tơ-rích Uy-hen-mi-na Am-gát (Beatrix Wilhelmina Armgard); gặp trao đổi ý kiến với Chủ tịch Hạ viện Giơ-đi Vơ-bít (Gerdi Verbeet) và Phó Chủ tịch Thượng viện Kim Pút-tơ (Kim Putters), Thái tử kế vị Uy-liêm A-lếch-xan-đơ (Willem Alexander) (Willem Alexander), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới Mắc-xim Vơ-ha-gien (Maxime Verhagen), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao U-ri Rô-xen-than (Uri Rosenthal), Thị trưởng thành phố Am-xtéc-đam (Amsterdam) và thành phố Rốt-téc-đam (Rotterdam); cùng Thủ tướng Hà Lan chủ trì Bàn tròn các Giám đốc điều hành, cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới Hà Lan gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan, phát biểu tại chiêu đãi doanh nghiệp do Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan chủ trì, khai mạc Diễn đàn hợp tác năng lượng, tiếp giáo sư Xi Vơ-men (Cees Veerman), cố vấn của Chính phủ Việt Nam về thích ứng với biến đổi khí hậu, thăm một số công trình cảng và đê biển; tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Hà Lan.
2. Tại các cuộc hội đàm và tiếp xúc, Lãnh đạo hai bên vui mừng ghi nhận sự phát triển kinh tế tích cực của mỗi nước trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn và tin tưởng rằng hai nước sẽ thành công trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.
Hai bên hoan nghênh những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hà Lan và nhất trí cần tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ này.
Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên 5 lĩnh vực kinh tế ưu tiên: thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông nghiệp, kinh tế biển, năng lượng và dịch vụ hậu cần. Hai bên cũng nhất trí mở rộng quan hệ hợp tác tiềm năng sang các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.
3. Hai bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển năng động trong quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ Hà Lan trong việc duy trì vị thế nhà đầu tư châu Âu hàng đầu và là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Lãnh đạo hai bên nhất trí trong thời gian tới cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước kết nối đối tác, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Hà Lan có kinh nghiệm và trình độ phát triển hàng đầu thế giới và Việt Nam có nhu cầu phát triển để cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
4. Hai bên bày tỏ hài lòng về hợp tác cụ thể trong khuôn khổ Thỏa thuận Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Việt Nam đánh giá cao kinh nghiệm và sự hợp tác của Hà Lan trong lĩnh vực này và mong muốn Hà Lan tiếp tục hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam vì lợi ích của cả hai bên, trong đó có việc hoàn thành Quy hoạch Đồng bằng sông Mê Công tầm nhìn 2100 và thiết lập hợp tác trong lĩnh vực khí hậu và dịch vụ nước để hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển các dịch vụ mới, các sản phẩm sáng tạo và nâng cao năng lực nhằm tăng cường hiểu biết về nước và khí hậu.
5. Hai bên nhất trí đánh giá viện trợ phát triển của Hà Lan cho Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và hợp tác phát triển đang chuyển sang quan hệ đối tác cùng có lợi. Chương trình ORIO là một trong những thành tố của hợp tác song phương trong tương lai giữa hai Chính phủ.
6. Hai bên hoan nghênh việc ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Hàng không giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Hà Lan, Bản ghi nhớ về hợp tác dịch vụ khí hậu và nước giữa Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam và Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường Hà Lan và một số thỏa thuận hợp tác khác giữa các doanh nghiệp và trường đại học hai nước.
7. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Mắc-xim Vê-rơ-ha-gen (Maxime Verhagen) đã dự Diễn đàn hợp tác năng lượng với sự tham dự của các doanh nghiệp Hà Lan, trong đó có nhiều doanh nghiệp đang hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Công nghệ năng lượng tiên tiến toàn cầu (AETIN). Các doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và giải pháp nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành dầu khí. Tại Diễn đàn, hai bên đã ký nhiều văn bản hợp tác, trong đó có Bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng giữa Bộ Công Thương Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới của Vương quốc Hà Lan.
8. Hai bên nhất trí cho rằng một trật tự luật pháp quốc tế vững chắc là hết sức quan trọng cho một thế giới công bằng, hòa bình và thịnh vượng, trong đó, Liên Hiệp Quốc đóng vai trò trung tâm.
9. Hai bên nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần nỗ lực hơn nữa nhằm khắc phục tình hình kinh tế khó khăn và hệ lụy của cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, hoàn thiện cấu trúc kinh tế và tài chính thế giới, quan tâm một cách thỏa đáng đến ảnh hưởng ngày càng tăng của các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới.
10. Hai bên hoan nghênh vai trò tích cực của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới, đặc biệt vai trò của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và vai trò của Hà Lan trong Liên minh Châu Âu (EU). Nhân dịp này, Thủ tướng Hà Lan đánh giá cao những đóng góp và thành công của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 cũng như việc Việt Nam tham gia tích cực vào hoạt động của Nhóm G-20 trên cương vị Chủ tịch ASEAN. Hai bên tái khẳng định Việt Nam ủng hộ Hà Lan tăng cường quan hệ hợp tác với ASEAN, đồng thời, Hà Lan ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác với EU.
11. Hai bên đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước trên trường quốc tế; ghi nhận những đóng góp tích cực của cả hai bên tại Liên Hiệp Quốc, khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác và phối hơp chặt chẽ tại diễn đàn này.
12. Các cuộc hội đàm và tiếp xúc của Lãnh đạo Việt Nam và Hà Lan đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên bày tỏ tin tưởng rằng những kết quả tích cực trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hà Lan lên một tầm cao mới, đặc biệt trong khuôn khổ Thỏa thuận Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Hà Lan về sự đón tiếp nồng hậu dành cho Thủ tướng, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ Việt Nam./.
Tổng Bí thư tiếp xúc cử tri 2 quận ở thủ đô Hà Nội  (01/10/2011)
Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tập trung vào 3 khâu đột phá lớn  (01/10/2011)
Chính phủ hỗ trợ 8 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khắc phục mưa lũ  (01/10/2011)
Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam  (01/10/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thái tử Hà Lan  (01/10/2011)
EU tiếp tục nỗ lực đối phó khủng hoảng nợ công  (01/10/2011)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên