Cung cầu ngoại tệ vẫn bảo đảm, tỷ giá sẽ ổn định
Chiều 23-10, nhận định về diễn biến tăng mạnh tỷ giá ngoại tệ trên thị trường hiện nay, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), cho rằng cung cầu ngoại tệ vẫn bảo đảm, tỷ giá sẽ trở về ổn định.
Ông Bắc Hà nêu rõ sự biến động hiện nay chỉ diễn ra chủ yếu trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do, còn mua bán ngoại tệ để hỗ trợ cho doanh nghiệp tại ngân hàng như BIDV vẫn diễn ra bình thường.
Theo ông Bắc Hà, tỷ giá giữa VND và ngoại tệ biến động mạnh nhất là vào tháng 5. Nhưng với 8 nhóm giải pháp của chính phủ và thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá đã dần được ổn định và từ cuối tháng 7, tỷ giá giữa VND và ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng có độ lệch biên độ không quá 1% so với biên độ mà Ngân hàng Nhà nước cho phép (+-2%) và dao động xung quanh mức 16.550 -16.750 đồng/USD.
Thanh khoản trên thị trường ngoại hối đã tốt dần lên. Đặc biệt, cung ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng đã đáp ứng được yếu tố cầu trên thị trường và được cân bằng. Với việc kiểm soát chặt nhập siêu, dự trữ ngoại tệ đã tăng dần. Theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước vào thời điểm cuối tháng 6 đạt mức khoảng 21,9 tỉ USD, tăng hơn so với thời điểm tháng 4-5 mà Ngân hàng Nhà nước công bố khoảng 1,2 tỉ USD.
Ông Bắc Hà cho biết do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tâm lý lo ngại ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, trong tháng 9, tỷ giá đã tăng mạnh lên tới 16.850-17.000 đồng /USD. Nhưng đến ngày 22-9, tỷ giá lại quay về mức 16.590-16.640 đồng và được duy trì ổn định. Nhưng từ ngày 20/10, tỷ giá trên thị trường lại tăng nhanh và tăng mạnh. Ngày 21-10, tỷ giá đạt mức trần theo biên độ cho phép và liên tục duy trì ở mức tỷ giá trần cho đến ngày 23-10.
Bên cạnh đó, cầu ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng mạnh nhưng chủ yếu xuất phát từ nhóm các ngân hàng nước ngoài là chủ yếu. Nhu cầu này tuy cũng lớn đột xuất nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn.
Theo BIDV, cầu ngoại tệ tăng mạnh còn do việc đẩy mạnh xuất khẩu trong quý 4 để đảm bảo kế hoạch 64 tỉ USD xuất khẩu cả năm 2008. Thêm vào đó, một số mặt hàng chiến lược của các nhà nhập khẩu như phân bón, thuốc trừ sâu... để đảm bảo nhu cầu theo thời vụ sản xuất cũng có tăng lên. Một nguyên nhân nữa là do một số nhà đầu tư gián tiếp lo đối phó khủng hoảng kinh tế ở nước sở tại cho nên có xu hướng rút các dòng vốn gián tiếp ở hải ngoại về.
Tuy nhiên, ông Bắc Hà cho rằng đây là việc bình thường và không có tác động nhiều đến nền kinh tế Việt Nam. Ông khẳng định cung ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng vẫn đang được bảo đảm, đáp ứng kịp thời, thỏa mãn cho các nhu cầu về nhập khẩu, các định chế tài chính, doanh nghiệp và dân cư. Riêng BIDV, trong 2 ngày 22- 23-10 đã bán ra thị trường 70 triệu USD, với giá bán thấp hơn tỷ giá “trần” và hiện nay lượng ngoại tệ mua vào vẫn nhiều hơn là lượng ngoại tệ bán ra.
Ông Bắc Hà cũng cho rằng sự gia tăng tỷ giá trên thị trường tự do với độ lệch tương đối lớn so với tỷ giá của thị trường liên ngân hàng chủ yếu là do yếu tố tâm lý. Nếu cứ nghe tin đồn nhau đi mua ngoại tệ để dự trữ thì nhiều khả năng sẽ bị thua thiệt vì tỷ giá sẽ sớm trở về bình ổn./.
Tàu hải quân Nam Phi SAS SPIOENKOP sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh  (24/10/2008)
Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội  (24/10/2008)
Hai năm, một chủ đề phát triển kinh tế - xã hội  (24/10/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp lãnh đạo các nước Phần Lan, Man-ta, Xin-ga-po và Ba Lan  (24/10/2008)
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam  (24/10/2008)
Ðại hội đồng lần thứ nhất Giáo hội Tin lành Cơ đốc Phục lâm Việt Nam  (24/10/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển