Ðại hội đồng lần thứ nhất Giáo hội Tin lành Cơ đốc Phục lâm Việt Nam
Ngày 23-10, tại Thánh đường trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Tin Lành Cơ đốc Phục lâm Việt Nam - thành viên thông công Giáo hội Cơ đốc Phục lâm thế giới - đã tổ chức Ðại hội đồng lần thứ nhất.
Hơn 130 đại biểu chính thức là các mục sư, mục sư nhiệm chức, trưởng điểm nhóm, người hướng dẫn việc đạo của Giáo hội đại diện cho cộng đồng hơn 13.000 tín hữu, sinh hoạt tôn giáo tại sáu Hội thánh, 121 điểm nhóm thuộc 25 tỉnh, thành phố đã về dự. Đến dự còn có đồng chí Nguyễn Thanh Xuân, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; lãnh đạo Ban Tôn giáo - Dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện Lãnh sự quán Hoa Kỳ; Tổng Hội thánh Tin Lành Cơ đốc Phục lâm khu vực Nam Á - Thái Bình Dương; đại diện các tôn giáo bạn…
Giáo hội Tin Lành Cơ đốc Phục lâm Việt Nam giữ mối liên hệ thông công với Liên hiệp hội Cơ đốc Phục lâm Ðông - Nam Á, tồn tại độc lập về mặt tổ chức với Tổng hội Cơ đốc Phục lâm toàn cầu. Hệ phái Tin Lành Cơ đốc Phục lâm du nhập vào Việt Nam từ năm 1929. Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam chính thức thành lập năm 1954. Ngày 18-12-2006, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam được Ban Tôn giáo Chính phủ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Đại hội đồng thống nhất lần này đã thông qua Hiến chương của Giáo hội Tin Lành Cơ đốc Việt Nam gồm 9 chương, 44 điều, với mục tiêu xây dựng Giáo hội bền vững. Tôn chỉ mục đích, đường hướng hoạt động của Giáo hội là giáo dục các tín hữu có tinh thần kính Chúa yêu người và phục vụ Tổ quốc, hoàn thành nghĩa vụ công dân, phù hợp với tín lý và giáo lý Cơ đốc Phục lâm, có ý thức tôn trọng pháp luật, đoàn kết cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thay mặt Ban Tôn giáo Chính phủ, phát biểu trước toàn Đại hội đồng, ông Nguyễn Thanh Xuân đánh giá cao những đóng góp của các vị chức sắc, tín hữu trong Giáo hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhất là những đóng góp trong lĩnh vực xã hội từ thiện; đồng thời khẳng định các chính sách, khuôn khổ pháp lý mới của Chính phủ về hoạt động tôn giáo, trong đó có các tổ chức, hệ phái Tin Lành đã và đang phát huy hiệu quả thực tiễn sâu rộng, giúp các tôn giáo phát triển, sống đạo một cách trung tín và năng động, giữ đức tin với Chúa cũng như tham gia đóng góp tích cực cho các hoạt động xã hội, cộng đồng. Mong muốn Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam ngày càng lớn mạnh, phát huy mạnh mẽ những nhân tố tích cực, đoàn kết cùng toàn dân xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, ông Xuân nhấn mạnh cam kết của Chính phủ trong việc đảm bảo một môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo, trong đó có Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam hoạt động, thực hiện đúng đường hướng hành đạo tiến bộ đã được xác quyết.
Thay mặt chức sắc và giáo hữu, Mục sư Trần Công Tấn, Hội trưởng Ban Quản trị lâm thời Giáo hội Tin Lành Cơ đốc Phục lâm Việt Nam đã cảm ơn Ban Tôn giáo Chính phủ, chính quyền, đoàn thể các cấp đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đồng bào có đạo nói chung, tín hữu trong Giáo hội nói riêng, được hoạt động tôn giáo bình thường.Tại diễn đàn Đại hội, Mục sư đã kêu gọi toàn thể Hội Thánh tiếp tục những hoạt động dấn thân, phụng sự cho đồng bào, cứu giúp người nghèo, tận tụy hy sinh trong tình yêu thương và sự chia sẻ trọn vẹn cùng dân tộc, Tổ quốc.
Các Mục sư Townend R. Walter, Josua Wone Mok, Lê Công Giáo đến tham dự Đại hội đồng Đại diện cho Liên hiệp hội Đông Nam Á, Tổng hội Nam Á và Tổng hội Giáo hội Cơ đốc Phục lâm toàn cầu tại Hoa Kỳ đã phát biểu cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội Thánh ở các địa phương, hỗ trợ hoàn thiện các vấn đề pháp lý cần thiết để hoạt động của Hội Thánh từ nay được xúc tiến mạnh mẽ và hanh thông.
Các Mục sư cũng kêu gọi các tín đồ Cơ đốc Phục lâm làm đủ bổn phận của một người công dân tốt, tôn trọng và tuân thủ pháp luật cũng như nhà cầm quyền vì đây là một trong những đường hướng hành đạo quan trọng của toàn thể Hội Thánh.
Đại hội đồng cũng đã chính thức thông qua kế hoạch hoạt động giai đoạn 2008-2012. Đây là một mốc quan trọng để Giáo hội hoàn thiện các thủ tục pháp lý, tiến tới được Nhà nước chính thức công nhận tư cách pháp nhân của một tổ chức tôn giáo./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Ủy viên trưởng Ngô Bang Quốc  (24/10/2008)
ASEM - 12 năm điểm lại  (23/10/2008)
ASEM - 12 năm điểm lại  (23/10/2008)
Thông cáo số 6 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII  (23/10/2008)
Nhật Bản, Nga mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực  (23/10/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên