TCCS - Trong bối cảnh ngành du lịch Hà Nội chưa thể đón khách quốc tế do ảnh hưởng của dịch bệnh thì du lịch nội địa là thị trường duy nhất để thúc đẩy hoạt động du lịch trong thời điểm này. Bên cạnh việc thu hút khách du lịch từ các địa phương trong cả nước đến tham quan, trải nghiệm Hà Nội thì một “cánh cửa” được đánh giá là khả quan, đó là thúc đẩy người Hà Nội đi du lịch tại Hà Nội.
Vấn đề này khá mới mẻ nhưng thực sự là một tiềm năng. Bởi lẽ, từ trước tới nay, người ta chỉ biết tới việc đưa khách Hà Nội đi du lịch các vùng miền khác hay ra nước ngoài, mà bỏ qua việc thu hút khách Hà Nội khám phá chính nơi họ đang sống. Trong khi đó, ngay ở vùng nội đô của Hà Nội còn rất nhiều nơi khách có thể chưa khám phá hết, ví như nghỉ dưỡng tại khách sạn hạng sang, tham quan các công trình kiến trúc cổ, thưởng lãm vùng trồng hoa khu vực Hồ Tây, các điểm đến hấp dẫn như khu phố cổ, thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, huyện Mỹ Đức, Sóc Sơn, Đông Anh, các điểm đến du lịch nổi bật của Hà Nội, giới thiệu sản phẩm, những nét đặc sắc của ẩm thực Hà Nội qua những món ẩm thực đặc trưng như phở, chả cá, bún thang, bánh tôm Hồ Tây, nem Phùng, trà sen Hồ Tây...
Hà Nội là vùng đất địa linh nhân kiệt, có tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng rất lớn, với vô số các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, các làng cổ, làng nghề, nếu khai thác tốt sẽ xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Ngay cả trong thời điểm như hiện nay doanh nghiệp du lịch vẫn có thể xây dựng sản phẩm du lịch, đưa du khách trải nghiệm, tham quan các thắng cảnh Hà Nội, thưởng lãm vẻ đẹp các vùng quê ở ngoại thành để thu hút khách lưu trú tại Hà Nội lâu hơn. Thực tế, các doanh nghiệp lữ hành cũng rất quan tâm đến du lịch làng nghề và ngành du lịch Thủ đô cũng chuẩn bị tổ chức lễ hội quà tặng, là một hướng đi đúng bởi sẽ gắn với các làng nghề. Và rất nhiều người dân Thủ đô cũng chưa đặt chân đến vùng ngoại thành Hà Nội.
Bắt đầu từ năm 2020, cũng từ kế hoạch kích cầu khôi phục thị trường khách nội địa sau ảnh hưởng của dịch COVID-19, chương trình Người Hà Nội đi du lịch tại Hà Nội đã bắt đầu hình thành. Nhiều doanh nghiệp có những chương trình sáng tạo để thu hút khách Hà Nội tham quan, khám phá Hà Nội. Sau những kết quả bước đầu, ngành du lịch Thủ đô đã thực sự chú trọng tới chương trình này, thay vì chỉ tập trung thu hút khách các tỉnh, thành phố khác đến với Hà Nội hay đưa người Hà Nội đi các địa phương khác.
Phương án "Người Hà Nội đi du lịch tại Hà Nội" là sự kích hoạt nhu cầu và hành động đối với khách Hà Nội. Khu vực Ba Vì, Sóc Sơn có rất nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, thể thao… thích hợp với các gia đình, các nhóm khách và các cơ quan, đoàn thể du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh. Mô hình du lịch 1 ngày quanh Hà Nội để thăm nơi thờ bốn vị Thánh bất tử là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu hoặc mô hình gắn kết việc thăm thú Hà Nội với các địa phương lân cận nhưng có ít nhất 1 đêm lưu trú tại Hà Nội được xem là mô hình có nhiều nét vô cùng độc đáo, hấp dẫn. Nếu tổ chức tốt những mô hình này thì không chỉ có thể kéo giãn khách ở những điểm ùn tắc khác trong vùng mà còn có thể thu hút được khách du lịch từ các tỉnh đến với Hà Nội.
Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng bắt đầu chủ động khai thác những tiềm năng, lợi thế của Hà Nội để tạo ra những sản phẩm sáng tạo, hấp dẫn phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách. Chẳng hạn, Hanoitourist phối hợp cùng Hoàng thành Thăng Long, Di tích Nhà tù Hỏa Lò xây dựng tour du lịch đêm. Sắp tới, Hanoitourist sẽ xây dựng tour làng nghề với dấu ấn riêng trên cơ sở làm mới các tour cũ. Bởi đa số khách tham gia hoạt động du lịch đêm thì có tới 70% khách ăn đêm, 20% uống và 10% chơi. Chính hoạt động du lịch đêm sẽ thu hút được khách rõ nhất và buộc họ phải lưu trú tại Hà Nội. Trong khi đó, khu Phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và phố Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ) có lợi thế phát triển kinh tế đêm. Đây cũng là lợi thế ít tỉnh, thành nào có được. Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội cũng khẳng định, thời điểm hiện nay, du lịch đêm, du lịch ẩm thực sẽ trở thành “cứu cánh” cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bản thân các điểm đến tại Hà Nội như: Vườn Quốc gia Ba Vì, Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Làng cổ Đường Lâm, Làng nghề Bát Tràng… cũng luôn đổi mới sản phẩm phục vụ khách. Tại Vườn Quốc gia Ba Vì, điểm du lịch mang đậm đặc dấu tích văn hóa, ban quản lý vườn đã tổ chức nhiều chương trình thu hút khách như khai thác bản sắc, lợi thế tại 7 xã miền núi Ba Vì phát triển du lịch. Đặc biệt, khu vực này có các làng người Dao làm thuốc nam nên ban quản lý đã liên kết du lịch vùng, xây dựng và khai thác điểm du lịch mang bản sắc đồng bào dân tộc, vừa phục vụ du lịch, vừa giữ gìn truyền thống văn hóa của đồng bào nơi đây.
Hà Nội vốn có thế mạnh về du lịch văn hóa, được nhiều du khách yêu thích và được ngành du lịch Thủ đô đầu tư khai thác, phát huy trong nhiều năm qua. Song, trong thời điểm cần kích cầu mạnh như hiện nay, việc sản phẩm mới, độc đáo, có dấu ấn riêng sẽ hấp dẫn du khách hơn. Bởi vậy, cùng với việc duy trì sản phẩm truyền thống như trước kia, ngành du lịch Hà Nội cũng đang hướng đến việc khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng những tour tuyến, sản phẩm du lịch mới, mang dấu ấn đặc trưng. Các doanh nghiệp du lịch cũng cần phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung phát triển tour du lịch đêm, nhằm ra lợi ích kép. Đồng thời, rà soát lại sản phẩm du lịch, cấu trúc, cơ cấu lại sản phẩm để tạo độ hấp dẫn hơn. Ngay với thế mạnh của du lịch Hà Nội là sản phẩm du lịch văn hóa, các doanh nghiệp cũng nên tạo ra những sản phẩm riêng của mình. Các doanh nghiệp nên liên kết, học hỏi lẫn nhau để tạo ra những sản phẩm hấp dẫn phục vụ du khách, bảo đảm chất lượng nhằm kích cầu du lịch, thu hút khách du lịch trong nước đến với Thủ đô và khách Hà Nội đi du lịch tại Hà Nội./.
Lực lượng vũ trang Thủ đô tích cực học tập và làm theo Bác, phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới  (20/10/2021)
Hà Nội đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh  (20/10/2021)
Hà Nội ứng dụng khoa học - công nghệ trong xây dựng thành phố thông minh hướng tới phát triển bền vững  (15/10/2021)
Thành phố Hà Nội tăng cường năng lực xử lý chất thải rắn  (15/10/2021)
Vietcombank - Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2020 - 2021  (14/10/2021)
Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá điểm đến du lịch  (10/10/2021)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay