Công an thành phố Hà Nội tích cực, chủ động tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19
TCCS - Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao nhất, với mục tiêu bảo đảm tuyệt đối an toàn xã hội, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Sáu tháng đầu năm 2020 là giai đoạn mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cùng chung tay ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Đặc biệt, là nơi tập trung đông dân cư, có người nhập cảnh từ các nước vùng dịch về nhiều nên Hà Nội có thể được coi là “tâm bão” COVID-19 của cả nước, với số ca nhiễm nhiều nhất (114/349 trường hợp, chiếm 32,6 % tổng số cả nước). Quán triệt và thực hiện “mục tiêu kép” trong phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước, với phương châm vừa quyết liệt phòng dịch, “chống dịch như chống giặc ”, vừa quyết tâm duy trì, phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống của nhân dân; bám sát sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Công an, Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố, Công an thành phố đã chủ động tổ chức thực hiện thành công các nhiệm vụ phòng, chống dịch, đồng thời thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần vào thành công chung trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Chủ động xây dựng, triển khai trên 60 loại văn bản các loại để chỉ đạo triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp công tác công an trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, bao gồm: 2 kế hoạch, 1 phương án, 1 mệnh lệnh, trên 40 công văn, thông báo, báo cáo các loại.
Công an thành phố chủ động kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi. Theo đó, đồng chí Thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng - Phó Giám đốc Công an thành phố làm Trưởng Ban, các đồng chí trưởng các đơn vị làm ủy viên; định kỳ và đột xuất họp bàn, thống nhất các biện pháp, phương án phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, đồng chí Thiếu tướng Đoàn Ngọc Hùng cũng là thành viên ban chỉ đạo của thành phố, thường xuyên tham gia thực hiện các nhiệm vụ và tham gia các cuộc họp của của ban chỉ đạo thành phố (ở giai đoạn cao điểm ban chỉ đạo họp hằng ngày và mỗi ngày có từ 1 đến 2, 3 cuộc họp). Phòng Tham mưu là Cơ quan Thường trực BCĐ của Công an thành phố, trực tiếp tham mưu xây dựng, triển khai các văn bản chỉ đạo, tham mưu xây dựng tài liệu tham gia các cuộc hợp và phục vụ Ban Giám đốc CATP kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của công an các đơn vị, địa phương.
Công an thành phố chỉ đạo các đơn vị, nhất là công an các quận, huyện, thị xã tổ chức “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, quản lý từng tổ dân cư, từng khu phố để rà soát người nước ngoài, công dân Việt Nam nhập cảnh từ các nước vùng dịch, các trường hợp nghi nhiễm hoặc người có liên quan đến các ổ dịch trên địa bàn thành phố, như Bệnh viện Bạch Mai, thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh… nhằm kịp thời phối hợp với ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định. Công an thành phố đã huy động hàng nghìn lượt cán bộ cơ sở rà soát trên 30.000 người thuộc các diện F, hơn 4.000 người trở về từ nước ngoài.... Kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không tụ tập đông người, ra ngoài đường phải đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn; tổ chức cấp phát khẩu trang phòng dịch cho người dân tại các địa bàn quận, huyện, thị xã. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy định về công tác tổ chức hội họp, hoãn các lễ mít-tinh, kỷ niệm và việc bố trí quân số làm việc phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, nhằm vừa duy trì bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất, vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh trong lực lượng công an.
Bên cạnh đó, Công an thành phố đã chủ động, tăng cường đấu tranh với các loại tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch COVID-19 và trong thời gian diễn ra dịch COVID-19 (xử lý 84 trường hợp đăng tin, bài sai sự thật trên không gian mạng về dịch bệnh; 179 trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch, trong đó, lập hồ sơ xử lý hình sự 15 vụ, 27 đối tượng. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm ra quyết định khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự 15 đối tượng với hành vi gây rối trật tự công cộng xảy ra vào các ngày 7, 8 và 9-4-2020). Triển khai nhiều công việc bảo đảm sát hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh, nhưng vẫn bám sát nguyên tắc và chỉ đạo của Bộ Công an, của thành phố, như Công văn số 758, ngày 29-1-2020, của Công an thành phố Hà Nội, “Về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra”; Công văn số 766, ngày 31-1-2020, của Công an thành phố Hà Nội “Về việc tăng cường đấu tranh, xử lý hành vi lợi dụng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra để đầu cơ trục lợi và hành vi sản xuất, buôn bán thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế giả”.
Đặc biệt, Công an thành phố đã triển khai “Đợt cao điểm phòng ngừa, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô” đạt nhiều kết quả tích cực. Thực hiện nghiêm túc công tác ứng trực, tuần tra, kiểm soát địa bàn, bảo đảm an ninh, trật tự tại các chốt và 8 khu cách ly tập trung của Thành phố (mỗi ngày huy động hơn 2.000 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia phòng, chống dịch; bố trí 1.897 chốt kiểm soát, giám sát tại các điểm chốt, các khu cách ly tập trung và các ổ dịch của thành phố như: Bệnh viện Bạch Mai, thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, thôn Đông Cứu, huyện Thường Tín…).
Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng Chính phủ, “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19”. Đây là một trong những giải pháp mang tính quyết định, chưa có tiền lệ (từ ngày 1-4 đến ngày 22-4-2020). Theo đó, Công an thành phố đã ban hành gần 20 văn bản các loại, điển hình là Mệnh lệnh số 03, Công văn số 2877 về việc chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng bố trí các chốt kiểm soát, giám sát việc thực hiện cách ly toàn xã hội và kiểm tra y tế đối với người và phương tiện tại các cửa ngõ lớn của thành phố, các đường nhánh, đường ngang, ngõ tắt, đường sông,… từ các tỉnh ra, vào Thủ đô; tổng kiểm tra, kiểm soát gần 400.000 lượt người và phương tiện, phát hiện và vận động 35 trường hợp có biểu hiện ho, sốt tới các cơ sở y tế thăm khám. Ngoài ra, phối hợp xử lý hơn 5.000 trường hợp không đeo khẩu trang, 70 người ra khỏi nhà khi không có lý do cấp thiết, 67 cơ sở kinh doanh không thiết yếu mở cửa hoạt động và 6 trường hợp trốn tránh cách ly, khai báo y tế không trung thực.
Ngay sau đó, Công an thành phố cũng tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sau thời gian cách ly toàn xã hội (nghiêm túc chấp hành theo Chỉ thị số 19 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 07 của Chủ tịch UBND Thành phố; tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp mở cửa hàng kinh doanh không cần thiết, hành vi không đeo khẩu trang, tập trung đông người ngoài phạm vi cho phép, các trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào) và các biện pháp bảo đảm an ninh kinh tế khi thành phố dần khởi động lại các hoạt động kinh tế sau đại dịch và giám sát, bảo đảm việc thực hiện Nghị quyết số 42 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp với điều kiện, tình hình mới; tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Công an thành phố thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trong lực lượng, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho cán bộ, chiến sĩ khi thực thi nhiệm vụ (không có trường hợp cán bộ, chiến sĩ nào nhiễm COVID-19); đồng thời, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các can phạm, phạm nhân tại 2 trại tạm giam và 30 nhà tạm giữ trực thuộc Công an thành phố (rà soát, lên danh sách đối với 982 trường hợp cán bộ chiến sĩ thuộc các diện F và liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Tổ chức giam giữ tách biệt và lấy mẫu xét nghiệm bệnh phẩm đối với các can phạm, phạm nhân mới bị giam giữ từ ngày 14-3-2020 (tiến hành lấy 747 mẫu xét nghiệm)). Chủ động triển khai mua sắm và trang bị, cung cấp phương tiện phòng hộ cá nhân, cung bị thiết bị, hóa chất phòng, chống dịch trong Công an thành phố; tổ chức cấp trang thiết bị y tế cho khu cách ly của thành phố tại Bệnh viện CATP (Số 9 Văn Phú, quận Hà Đông) bảo đảm nghiêm túc, an toàn, phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống dịch của thành phố và của Công an thành phố. Tính đến ngày 6-4-2020, đã tiếp nhận, cách ly trên 230 người nước ngoài và người Việt Nam trở về từ nước ngoài và không có trường hợp nào nhiễm COVID-19. Tổ chức Hành trình “Giọt máu nghĩa tình” trong lực lượng công an Thủ đô để hưởng ứng ngày “Toàn dân hiến máu tình nguyện” (thu về 6.157 đơn vị máu an toàn với 7.388 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia).
Với những thành tích trên, Công an thành phố đã được Bộ Công an, UBTP Thành phố tặng bằng khen cho 178 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Hiện đang đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 cho tập thể Công an thành phố.
Sau 99 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 ngoài cộng đồng, ngày 25-7-2020, phát hiện 1 trường hợp dương tính với virus Sars-CoV-2 (tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng); trên địa bàn thành phố, đã phát hiện trường hợp nhiễm COVID-19 trên địa bàn. Bám sát chỉ đạo của Bộ Công an, Thành ủy, UBND thành phố, Công an thành phố đã tái khởi động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Theo đó, ban hành 4 văn bản về việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an, Thành ủy và UBND thành phố về phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời chỉ đạo lực lượng quản lý xuất nhập - cảnh, công an các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau: Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương tổ chức rà soát, quản lý, giám sát chặt chẽ tất cả những trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài về đang làm việc và cư trú trên địa bàn thành phố. Tăng cường công tác quản lý hành chính trên địa bàn, quản lý cư trú, quản lý dịch vụ lưu trú nhằm phát hiện những trường hợp nhập cảnh trái phép để kịp thời kiểm tra cách ly theo quy định phòng, chống dịch COVID-19 (đã phát hiện 19 trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn thành phố). Bảo đảm an ninh, trật tự tại các điểm cách ly người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Quản lý chặt chẽ công tác nhập cảnh, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp nhập cảnh trái phép vào địa bàn thành phố; kiểm soát chặt các cơ sở lưu trú, khu vực, địa điểm tập trung đông người nước ngoài, thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, phát hiện các đường dây đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm (nếu có) cá nhân, tổ chức, đơn vị nhập cảnh trái phép, tổ chức cho người nhập cảnh trái phép trên địa bàn thành phố.
Chỉ đạo công an các đơn vị khẩn trương tổ chức rà soát, lập danh sách cán bộ, chiến sĩ vừa từ thành phố Đà Nẵng trở về Hà Nội từ ngày 19-7-2020 đến nay và yêu cầu số cán bộ, chiến sĩ này chủ động khai báo y tế, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định (đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác). Yêu cầu CBCS có đến khu vực có nguy cơ nhiễm dịch cao theo lộ trình đã được Bộ Y tế công bố thì tự giác cách ly tại nơi cư trú, thực hiện khai báo y tế, chủ động kiểm tra thân nhiệt, thông tin đến cơ sở y tế trên địa bàn. Căn cứ kế hoạch của Bộ Công an và các kế hoạch của Công an thành phố trong giai đoạn 1, Công an thành phố đã ban hành Kế hoạch số 267, ngày 29-7-2020, “Về điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona gây ra (COVID-19)”. Ngay sau khi phát sinh các trường hợp nghi nhiễm và nhiễm COVID-19 trên địa bàn, Công an thành phố đã chỉ đạo công an các quận có các trường hợp nghi nhiễm và nhiễm COVID-19 phối hợp với ngành y tế và chính quyền địa phương tổ chức rà soát tất cả những người thuộc diện tiếp xúc gần, lịch trình di chuyển và bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực cách ly tạm thời liên quan đến trường hợp này. Tiếp tục tổ chức và cấp phát trang thiết bị y tế cho khu cách ly của thành phố tại Bệnh viện Công an thành phố (số 9 Văn Phú, quận Hà Đông). Tính từ ngày 7-4-2020 đến ngày nay, đã tiếp nhận, cách ly trên 178 người nước ngoài và người Việt Nam trở về từ nước ngoài và không có trường hợp nào nhiễm COVID-19. Như vậy, từ đầu năm đến nay, đã tiếp nhận 408 người, hiện còn 90 người đang cách ly./.
Kiên trì cải cách tăng “sức sống” cho nền kinh tế Thủ đô  (15/07/2020)
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc làm việc với Công ty Honda Việt Nam về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ô tô  (14/07/2020)
Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất đã vượt “bão” COVID-19  (07/07/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển