Những nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh trong ứng phó với biến đổi khí hậu (*)
TCCSĐT - Mặc dù phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được những kết quả khích lệ nhưng trong quá trình phát triển, tỉnh Quảng Ninh đã và đang phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn và thách thức, trong đó có thách thức phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Việc ứng dụng tri thức địa phương trong xây dựng các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu là cần thiết, bảo đảm tính bền vững trong phát triển.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
Là một tỉnh ven biển thuộc khu vực chịu ảnh hưởng không nhỏ trước những hiện tượng biến đổi khí hậu và có nguy cơ ảnh hưởng cao về nước biển dâng, tỉnh Quảng Ninh phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, như diễn biến thời tiết bất thường, tình trạng nắng nóng, mưa, lũ, ngập lụt kéo dài, xâm nhập mặn... Những hiện tượng bất thường trên làm ảnh hưởng đến môi trường sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và cộng đồng cư dân ven biển nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Nhận thức tầm quan trọng của việc chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp về thời tiết do biến đổi khí hậu gây ra, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tỉnh ban hành Chương trình hành động số 19-CTr/TU, ngày 10-9-2013, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 6285/KH-UBND, ngày 19-11-2013, của ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, trong đó xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, nhiệm vụ trọng tâm; lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh. Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách, lồng ghép trong các cơ chế, chính sách xúc tiến đầu tư hỗ trợ của nước ngoài cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh việc nghiên cứu, hình thành và áp dụng các cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ cho các dự án năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, theo hướng thân thiện với môi trường... Đặc biệt, năm 2018, tỉnh đã xác định chủ đề công tác năm về “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên”, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, như tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường; phòng ngừa, kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu... Trong quá trình chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện, tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa các giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, như Quyết định số 713/QĐ-UBND, ngày 03-4-2012, về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn 2020; Kế hoạch số 6970/KH-UBND, ngày 16-11-2015, về triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 12-3-2018, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 - 2022; Kế hoạch số 75/KH-UBND, ngày 02-5-2018, về thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của tỉnh...
Cùng với đó, tỉnh tăng cường các hoạt động tuyên tuyền, giáo dục, làm tốt công tác nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi rường. Chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường vào nội dung sinh hoạt chi bộ, vào chương trình giáo dục cho học sinh, sinh viên trong nhà trường. Tổ chức lồng ghép nội dung cùng các hoạt động tuyên truyền nhân các ngày về môi trường. Hình thành, tăng cường năng lực và vận hành có hiệu quả mạng lưới tuyên truyền viên từ cấp tỉnh đến cấp xã về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường(1). Trong quá trình tuyên truyền, các cơ quan truyền thông, báo chí, các sở, ban, ngành đã kết hợp hợp lý các phương tiện truyền thông trực tiếp và truyền thông đại chúng(2). Thông qua công tác truyền thông, nhận thức của nhân dân, của các ngành, các cấp về ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường đã được nâng lên rõ rệt. Năm 2010, tỷ lệ người dân có hiểu biết, có kiến thức ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu chiếm khoảng 1,5% dân số của tỉnh. Đến nay, tỷ lệ này đã được nâng lên khoảng 50%.
Sử dụng tri thức địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Bên cạnh nhiều giải pháp, thời gian qua có một số mô hình sử dụng tri thức địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu được áp dụng cho lĩnh vực nông nghiệp. Điển hình là Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, thuộc Dự án: Hỗ trợ các phương thức sinh kế thích hợp để thích ứng biến đổi khí hậu tại các tỉnh phát triển nông thôn theo lãnh thổ Thái Nguyên và Quảng Ninh, do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ thí điểm trên 8 xã thuộc địa bàn thị xã Đông Triều và huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình sinh kế bền vững qua việc thí điểm chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao; nâng cao nhận thức của người dân để thấy rõ tầm quan trọng của việc thay đổi mô hình sinh kế theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm sinh kế cho người dân.
Với thời gian thực hiện trong giai đoạn năm 2011 - 2014, mô hình sinh kế bền vững cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, tỉnh còn có một số mô hình chuyển đổi thử nghiệm các loại giống cây trồng (táo, na, dứa, ổi thích ứng điều kiện khí hậu; súp-lơ chịu nhiệt). Theo kỹ năng, kinh nghiệm bản địa, tỉnh cũng chú trọng điều chỉnh, thử nghiệm 03 loại hình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu, như xử lý rơm rạ bằng chế phẩm AT-YTB; Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây lúa, cây ăn quả, rau; chuyển đổi loại 245ha đất trồng lúa sang trồng cây hằng năm như ngô, khoai, dong riềng. Kết quả ban đầu, tỉnh đã đánh giá được các giống cây có khả năng chống chịu và thích ứng với khí hậu của địa phương.
Ngoài ra, trên cơ sở thực trạng và dự báo tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng dễ bị tổn thương và mức độ rủi ro đối với các ngành, các lĩnh vực, tỉnh đã xác định được 60 chương trình, dự án tại Kế hoạch số 75/KH-UBND, ngày 02-5-2018, của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh; 20 chương trình, dự án tại Quyết định số 713/QĐ-UBND, ngày 03-4-2012, của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn 2020. Tỉnh còn tiến hành triển khai một số mô hình thí điểm, như mô hình giảm tải ô nhiễm vịnh Hạ Long; mô hình khuyến khích doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng ESCO; mô hình du lịch sinh thái, thúc đẩy du lịch xanh vịnh Hạ Long; mô hình các công trình nổi với phao xốp thân thiện với môi trường vịnh Hạ Long; sử dụng năng lượng mặt trời cho một số thiết bị điện dân dụng tại Vân Đồn, Cô Tô và cho một số điểm trên vịnh Hạ Long...
Để nâng cao hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới
Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhiều chuyển biến tích cực, đóng góp chung vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu và trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu được nâng lên rõ rệt. Các nhiệm vụ về ứng phó, giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu đã được từng bước chủ động thực hiện đồng bộ. Nhiều chính sách, dự án triển khai về ứng phó biến đổi khí hậu được bổ sung, dần hoàn thiện; hệ thống quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường ngày càng phát huy được vai trò, chủ động tham mưu cho tỉnh đề ra các giải pháp, nhiệm vụ kịp thời, có hiệu quả. Các nguồn lực tài chính và thu hút đa dạng nguồn vốn cho đầu tư để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường được quan tâm đầu tư. Vai trò của khoa học và công nghệ trong ứng phó biến đổi khí hậu ngày một được phát huy.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:
- Nhận thức về biến đổi khí hậu của một số cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh còn chưa sâu; chưa đánh giá đầy đủ các tác động của biến đổi khí hậu. Công tác phối hợp liên ngành, liên vùng để ứng phó với biến đổi khí hậu chưa được tỉnh quan tâm đúng mức.
- Bộ máy quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu còn hạn chế; Quy chế phối hợp giữa các sở, ngành trong đề xuất và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về biến đổi khí hậu trong tỉnh còn chưa cụ thể và chưa phát huy được tính chủ động và vai trò của sở chuyên ngành về biến đổi khí hậu.
- Các cơ chế, chính sách về ưu đãi cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu còn chưa rõ ràng. Tài chính cho các nhiệm vụ trực tiếp ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế, chưa có cơ chế bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách hằng năm cho các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung và việc ứng dụng các mô hình sử dụng tri thức địa phương nói riêng, tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong các cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, trong đó, tập trung tuyên truyền về các mô hình tốt, cách làm hay về chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, về các phương án, cách thức thay đổi tập quán sản xuất, kinh doanh, tổ chức đời sống dân cư để thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu.
Hai là, tỉnh cần chủ động nghiên cứu, tham mưu xây dựng bổ sung các cơ chế, chính sách đẩy nhanh và bảo đảm tiến độ thục hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ đã xác định tại Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Tỉnh.
Ba là, chủ động rà soát, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước theo hướng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường các cấp. Phát huy vai trò, làm rõ trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Tăng cường đào tạo, phát triển nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Bốn là, tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, trong đó bố trí ưu tiên các nguồn vốn chủ động cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng cơ chế chính sách của tỉnh để hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ; cân đối, bố trí và phân bổ nguồn vốn cho các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ theo các Kế hoạch của tỉnh về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm là, xây dựng các cơ chế, chính sách để bảo đảm các nguồn lực cần thiết, đồng thời huy động sự đóng góp, tham gia của các thành phần kinh tế - xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường./.
------------------------------------------------------------------
(*) Bài viết là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu sử dụng và phát huy tri thức địa phương trong chủ động và ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng, miền nước ta”, mã số BĐKH.26/16-20
(1) Tổ chức 04 lớp tập huấn tuyên truyền viên về biến đổi khí hậu (cho 280 cán bộ quản lý các cấp); 03 hội thảo về biến đổi khí hậu (khoảng 600 người tham gia); 05 Hội nghị về bảo vệ môi trường; 03 Hội nghị trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản; 08 hội nghị về biển, hải đảo...
(2) Thực hiện khoảng 3.500 tin bài, phóng sự, truyền thanh, truyền hình, điện tử, về ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; in phát 4.000 tài liệu “Sổ tay tuyên truyền về biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Quảng Ninh”; các tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý các cấp; in phát 15.000 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về biến đổi khí hậu; tổ chức 02 cuộc diễu hành (hơn 500 người tham gia) cổ động, tuyên truyền về biến đổi khí hậu; tổ chức Cuộc thi ảnh: “Biến đổi khí hậu và những tác động tiềm tàng”; Treo băng-rôn tuyên truyền (1200 băng-rôn); Tuyên truyền về biến đổi khí hậu qua việc in, dán các đề-can tuyên truyền trên 15 xe buýt thuộc nhiều tuyến của tỉnh.
Hội nghị Cộng tác viên năm 2018 và trao Giải báo chí “Ngọn lửa” lần thứ hai của Tạp chí Cộng sản  (24/01/2019)
Các hoạt động của Thủ tướng Chính phủ tại WEF Davos 2019  (23/01/2019)
Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết các gia đình chính sách tại Cần Thơ  (23/01/2019)
Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIII tiến hành phiên họp thứ nhất  (23/01/2019)
Sự kiện trong nước nội bật tuần qua (từ ngày 14 đến ngày 20-01-2019)  (23/01/2019)
Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Thái Lan  (23/01/2019)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay