Chế độ hỗ trợ người có công với cách mạng đang định cư ở nước ngoài
Chế độ hỗ trợ người có công với cách mạng đang định cư ở nước ngoài
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2018/NĐ-CP quy định chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài.
Đối tượng áp dụng gồm:
1- Người đã có quyết định công nhận là người có công với cách mạng thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (bao gồm cả thân nhân của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hằng tháng) theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, đang định cư ở nước ngoài nhưng bị dừng hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng do hoạch định biên giới Quốc gia.
2- Người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đang định cư ở nước ngoài, gồm:
- Quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp nhập ngũ hoặc tuyển dụng vào Quân đội trước ngày 20-7-1954 đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31-12-1960 trở về trước.
- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ, tuyển dụng từ ngày 30-4-1975 trở về trước đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 01-4-2000 (bao gồm cả đối tượng đi học tập, lao động hợp tác quốc tế đang định cư ở nước ngoài).
- Dân quân tập trung ở miền Bắc, trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1964 đến ngày 27-01-1973 (đối với dân quân tập trung thuộc các xã giáp ranh bên bờ Bắc sông Bến Hải trên vĩ tuyến 17 và các xã nằm trong khu phi quân sự trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30-4-1975).
- Du kích tập trung (bao gồm cả lực lượng mật) tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các chiến trường B, C, K từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30-4-1975.
- Cán bộ dân chính đảng ở miền Nam tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các chiến trường B, C, K từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30-4-1975.
- Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1950 đến ngày 30-4-1975 (bao gồm cả thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 1965 đến ngày 30-4-1975).
3- Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài, gồm:
- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, nhập ngũ, tuyển dụng vào quân đội, công an, cơ yếu sau ngày 30-4-1975, trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 02 năm 1979 đến ngày 31-12-1988, biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07-01-1979, truy quét Fulrô từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1992, thuộc địa bàn các huyện biên giới, các tỉnh Tây Nguyên và các huyện tiếp giáp huyện biên giới có xảy ra chiến sự (bao gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK 1); hoặc tham gia làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31-8-1989, hoặc giúp bạn Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31-12-1988, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 01-4-2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01-01-1995 (bao gồm cả đối tượng đi học tập, lao động hợp tác quốc tế đang định cư ở nước ngoài) (*).
- Công nhân, viên chức quốc phòng, công nhân, viên chức công an, công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành; cán bộ xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, công an xã do chính quyền cấp xã tổ chức và quản lý; thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30-4-1975, thôi việc trước ngày 01-01-1995, có thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc, Tây Nam, truy quét Ful rô hoặc làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Campuchia trong khoảng thời gian và địa bàn như đối với đối tượng quy định tại (*) nêu trên.
4- Dân công hỏa tuyến, được Ủy ban hành chính hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền huy động, quản lý tập trung và được giao nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cho các đơn vị Quân đội hoặc phục vụ tại các chiến trường trong thời gian và địa bàn sau đây, đang định cư ở nước ngoài:
- Tham gia kháng chiến chống Pháp từ tháng 9 năm 1945 đến ngày 20-7-1954; chống Mỹ từ sau ngày 20-7-1954 đến ngày 30-4-1975, địa bàn thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi cả nước và ở Lào, Campuchia.
- Tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trong khoảng thời gian và địa bàn như quy định đối với đối tượng tại (3) nêu trên.
5- Thân nhân của đối tượng quy định tại (1), (2), (3) và (4) nêu trên, bao gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
6- Thân nhân quy định tại (5) nêu trên ở trong nước được đối tượng quy định tại 1, 2, 3 và 4 nêu trên ủy quyền lập hồ sơ, nhận chế độ, chính sách (người được ủy quyền).
Chế độ hỗ trợ:
Về chế độ hỗ trợ, đối với đối tượng quy định tại (1) nêu trên:
+ Đối với đối tượng còn sống, chế độ hỗ trợ được tính từ (tháng, năm) dừng hưởng đến (tháng, năm) có quyết định thực hiện chế độ hỗ trợ của cấp có thẩm quyền.
+ Đối với đối tượng đã từ trần, thân nhân đối tượng quy định tại (5) nêu trên được hưởng chế độ hỗ trợ tính từ thời điểm (tháng, năm) dừng hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đến thời điểm (tháng, năm) đối tượng từ trần.
+ Đối với con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ được hưởng chế độ hỗ trợ tính từ thời điểm (tháng, năm) dừng hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng đến thời điểm tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 18 tuổi.
+ Đối tượng đã được hưởng chế độ hỗ trợ (đối với đối tượng còn sống), khi từ trần, thân nhân đối tượng quy định tại (5) nêu trên được hưởng chế độ hỗ trợ; thời gian tính hưởng chế độ hỗ trợ lần này được tính từ tháng sau liền kề tháng, năm có quyết định hưởng chế độ hỗ trợ lần trước, đến thời điểm (tháng, năm) đối tượng từ trần.
Đối tượng quy định tại (2), (3) và (4) nêu trên được hưởng chế độ hỗ trợ, mức hưởng được tính theo số năm thực tế tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, dân công hỏa tuyến (gọi chung là thời gian công tác). Cụ thể như sau: Từ đủ 2 năm công tác trở xuống, mức hỗ trợ bằng 4 triệu đồng; trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi mỗi năm được cộng thêm 1.500.000 đồng.
Trường hợp đã từ trần trước ngày 05-9-2018 thì thân nhân đối tượng quy định tại (5) nêu trên được hỗ trợ một lần bằng 6 triệu đồng.
Về thời gian tính hưởng chế độ, đối tượng là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân là tổng thời gian công tác thực tế trong quân đội, công an, cơ yếu (trừ thời gian đi lao động hợp tác quốc tế). Các đối tượng còn lại là thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian và địa bàn quy định tại (2), (3) và (4) nêu trên.
Trường hợp, một người có thời gian tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế và tham gia dân công hỏa tuyến thuộc các nhóm đối tượng khác nhau quy định tại (2), (3) và (4) nêu trên hoặc có thời gian công tác gián đoạn thì được cộng dồn. Trừ thời gian đã được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định của Chính phủ.
Thời gian tính hưởng chế độ hỗ trợ một lần nếu có tháng lẻ thì đủ 06 tháng trở lên được tính bằng một năm, dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm.
Đối tượng quy định tại (1) nêu trên, đồng thời thuộc đối tượng quy định tại (2), (3) và (4) nêu trên thì được hưởng cả chế độ hỗ trợ với đối tượng quy định tại (1), đối tượng quy định tại (2), (3) và (4) nêu trên.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 05-9-2018.
Sửa đổi thủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng cấp nhà nước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 101/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2014/NĐ-CP ngày 10-9-2014 của Chính phủ quy định mẫu huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương; mẫu bằng, khung, hộp, cờ của các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua; quản lý, cấp phát, cấp đổi, cấp lại, thu hồi hiện vật khen thưởng. Trong đó, Nghị định sửa đổi về thủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng cấp nhà nước.
Sửa đổi thủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng
Về thủ tục xác nhận khen thưởng và thực hiện cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng, Nghị định số 101/2018/NĐ-CP quy định căn cứ công văn đề nghị cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng của bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tra cứu hồ sơ, xác nhận khen thưởng và thực hiện cấp lại, cấp đổi hiện vật khen thưởng đồng thời thu lại hiện vật khen thưởng cũ hỏng.
Hiện vật khen thưởng cấp đổi, cấp lại do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chịu trách nhiệm mua sắm, in ấn theo quy định như sau:
Mẫu huân chương, huy chương, huy hiệu theo quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 Chương II Nghị định số 85/2014/NĐ-CP (Phụ lục II Nghị định số 85/2014/NĐ-CP). Riêng các hình thức khen thưởng cấp nhà nước trước đây (hiện nay không quy định trong Luật Thi đua, khen thưởng) thì cấp theo mẫu tại thời điểm tập thể, cá nhân được quyết định khen thưởng.
Mẫu bằng cấp đổi, cấp lại in theo thiết kế tại thời điểm tập thể, cá nhân được khen thưởng, trong đó phía dưới bên phải bằng in sẵn mẫu con dấu và chữ ký của người có thẩm quyền khen thưởng tại thời điểm đó; phía dưới bên trái bằng ghi "Quyết định khen thưởng số, ngày, tháng, năm, số sổ vàng" và ghi "chứng nhận cấp đổi/cấp lại bằng số, ngày, tháng, năm" của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Tập thể, cá nhân khi được cấp đổi, cấp lại bằng sẽ được nhận kèm theo giấy chứng nhận cấp đổi, cấp lại.
Sửa đổi thời gian giải quyết
Ngoài ra, Nghị định số 101/2018/NĐ-CP cũng sửa đổi về thời gian giải quyết cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng cấp nhà nước. Cụ thể, bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp đổi của tập thể, cá nhân gửi hồ sơ tới Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Đối với trường hợp cấp lại thì phải xác nhận khen thưởng trước khi gửi hồ sơ tới Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trả kết quả cấp đổi, cấp lại cho bộ, ban ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hàng năm, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có trách nhiệm báo cáo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ tình hình cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng cấp nhà nước để theo dõi./.
Sơ kết công tác phối hợp vận hành Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau  (24/07/2018)
Chuẩn bị cho vận hành lại toàn bộ Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ  (24/07/2018)
Chủ tịch Quốc hội đón, hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Australia  (23/07/2018)
Thủ tướng: Cần tìm một không gian, động lực phát triển mới  (23/07/2018)
Tăng cường sự đồng thuận và tạo lòng tin trong nhân dân  (23/07/2018)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên