Quyết liệt tháo gỡ những nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công ở Hà Nội
TCCS - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, bên cạnh việc ưu tiên công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, Thành phố xác định thúc đẩy đầu tư công là công việc trọng tâm tiếp theo để thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, chỉ thị của Trung ương, Chính phủ trong thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế.
Không điều chỉnh kế hoạch đầu tư công dù hụt thu ngân sách
Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư cho thành phố Hà Nội là 40.671,4 tỷ đồng. Thành phố đã giao kế hoạch là 45.568 tỷ đồng, cao hơn Trung ương giao là 4.896,1 tỷ đồng. Trong đó, tổng chi đầu tư phát triển cấp Thành phố là 28.754 tỷ đồng (gồm chi đầu tư công 21.904 tỷ đồng và chi đầu tư phát triển khác 6.850 tỷ đồng); ngân sách cấp huyện là 16.814 tỷ đồng.
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, giai đoạn 2016-2019, Thành phố bố trí kế hoạch 79.115 tỷ đồng, đạt 73,7% kế hoạch, đã giải ngân 67.490 tỷ đồng, đạt 85,3% kế hoạch đã giao và bằng 62,9% kế hoạch. Về bảo đảm nguồn cho đầu tư công năm 2020, dù hụt thu ngân sách do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng Thành phố không điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm nay, bao gồm 22.000 tỷ đồng vốn kế hoạch của năm, 11.000 tỷ đồng từ các kỳ giải ngân trước chuyển sang và khoảng 6.000 tỷ đồng vốn kết dư ngân sách của năm 2019 đã được giao cho đầu tư công năm 2020.
“Đây là con số rất lớn và nếu giải ngân được sẽ có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của Thành phố, trước mắt là tác động tới tăng trưởng kinh tế trong quý II-2020, tăng cường hạ tầng cơ sở, thu hút thêm đầu tư xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước”, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội nhận định.
Cũng bởi ý nghĩa quan trọng của việc giải ngân vốn đầu tư công, hiện Hà Nội đang tập trung quyết liệt các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, phấn đấu thực hiện giải ngân 100% kế hoạch đã giao. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện đang gặp một số khó khăn, vướng mắc, xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Còn nhiều “nút thắt”
Theo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân của thành phố trong 6 tháng đầu năm 2020 là do từ tháng 3 đến đầu tháng 5, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án. Bên cạnh đó còn có một vài nguyên nhân khác do công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn vướng mắc về cơ chế, chính sách xác định nguồn gốc đất; một số dự án còn tình trạng người dân chưa đồng thuận, khiếu kiện về chính sách đền bù làm chậm quá trình thi công dự án.
Theo Quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư và xây dựng nên phát sinh thêm thủ tục và thời gian giải quyết, triển khai một số thủ tục đầu tư xây dựng của dự án. Một số dự án ODA còn gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án, ký hợp đồng vay lại với Bộ Tài chính liên quan đến thực hiện quy định tài sản bảo đảm.
Một trong những nguyên nhân khác là vướng mắc về việc ghi thu chi đối với các dự án BT trong trường hợp chưa quyết toán dự án BT do Nghị định số 69/2019/NĐ-CP chưa quy định cụ thể về cơ sở pháp lý, hồ sơ tài liệu cần bảo đảm để cơ quan tài chính thực hiện hạch toán ghi thu ghi chi trong trường hợp chưa phê duyệt quyết toán. Ngoài ra, một số chủ đầu tư chậm hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng của một số dự án mới. Trình độ năng lực, kinh nghiệm của một số đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công và chủ đầu tư còn hạn chế. Một số chủ đầu tư còn chậm trong khâu hoàn thiện hồ sơ thanh toán.
“Hợp lực” để đẩy nhanh tiến độ
Thúc đẩy đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ liên tục nhấn mạnh trong các buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố về những nội dung liên quan. Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, thúc đẩy đầu tư công mạnh mẽ hơn là “lối thoát” của kinh tế Thành phố trong năm 2020 và góp phần hoàn thành nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ bởi đầu tư công không liên quan nhiều tới các chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu mà "hoàn toàn là từ ý thức chủ quan của chúng ta”.
Đồng chí Vương Đình Huệ cũng cho rằng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của Hà Nội còn thấp so với yêu cầu. Để khắc phục tình trạng này, Thành phố cần rà soát những cơ chế, chính sách liên quan đến công tác giải ngân vốn, cũng như bộ máy, cơ chế làm việc của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh, cùng với việc tập trung nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Thành phố chính là đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để cùng với lĩnh vực nông nghiệp, các loại hình kinh doanh trực tuyến; các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Hà Nội có thế mạnh... duy trì, phát triển sản xuất, qua đó hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Do đó, Bí thư Thành ủy yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố thành lập tổ công tác do một đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách trực tiếp làm nhiệm vụ đôn đốc, giám sát việc giải ngân vốn đầu tư công. Tổ công tác cần giao ban hằng tuần, phân công rõ việc, rõ trách nhiệm để giải quyết những vướng mắc cụ thể. Nếu quy trình giải ngân vốn được đẩy nhanh thì các dự án đầu tư công sẽ suôn sẻ. Đồng chí hy vọng, khi “đầu tàu” Hà Nội chuyển động mạnh mẽ, chắc chắn sẽ tạo ra những tác động tích cực.
Để tháo gỡ khó khăn thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng cuối năm 2020, Hà Nội đã và đang triển khai quyết liệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ, trong đó tập trung quyết liệt các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư, phấn đấu thực hiện giải ngân 100% kế hoạch vốn đã giao.
Thành phố đồng thời giao nhiệm vụ toàn diện cho các quận, huyện, thị xã thực hiện về công tác giải phóng mặt bằng; các sở, ngành của Thành phố sẽ hướng dẫn, phối hợp để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Thành phố và các quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư thực hiện định kỳ tuần, tháng giao ban xây dựng cơ bản để kiểm điểm, đôn đốc tiến độ triển khai, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân. Hà Nội cũng sẽ tổ chức Hội nghị thúc đẩy giải ngân đầu tư công năm 2020 ngay sau khi các quận, huyện, thị xã tổ chức xong Đại hội đảng cấp huyện (cuối tháng 8-2020) để cả hệ thống chính trị vào cuộc thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch vốn đầu tư năm 2020 đã giao và kế hoạch vốn năm 2019 kéo dài sang năm 2020.
Đến hết ngày 15-7-2020, Hà Nội đã giải ngân được 13.277 tỷ đồng, đạt 29,56% kế hoạch Thành phố giao và đạt 32,6% kế hoạch Thủ tướng giao. Về tình hình thực hiện kế hoạch vốn năm 2019 kéo dài sang năm 2020, đến hết ngày 15-7-2020, toàn Thành phố giải ngân được 972 tỷ đồng, đạt 17,6% kế hoạch vốn kéo dài (5.537 tỷ đồng).
Trong công tác giải phóng mặt bằng, vướng mắc chủ yếu hiện nay là các thủ tục về đất đai, trong đó có công tác chi trả tiền đền bù thường bị chậm do vướng thủ tục. Để tháo gỡ vướng mắc trên, Chính phủ đồng ý cho thành phố Hà Nội chủ trương thực hiện như Thành phố Hồ Chí Minh trong việc ứng tiền để chủ động chi trả công tác đền bù mặt bằng. Đây là một sự tháo gỡ quan trọng để công tác giải phóng mặt bằng được đẩy nhanh trong thời gian tới.
Ngoài ra, Thành phố đã yêu cầu khởi công những phần đã giải phóng mặt bằng, sau đó sẽ làm tiếp các đoạn còn lại chứ không chờ có mặt bằng tổng thể rồi mới thi công. Trước đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố đã thông qua việc chuyển vốn đầu tư từ các dự án thi công chậm sang dự án thi công tốt. Việc này giúp nhiều dự án đang có tiến độ thi công bảo đảm như cầu vượt hồ Linh Đàm, cầu vượt nút Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Chí Thanh, đường nối Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ được thông xe vào quý IV năm 2020.
Ngoài ra, cũng trong thời gian tới, Hà Nội cũng sẽ tiếp tục rà soát nguồn vốn, ưu tiên đảm bảo nguồn cho chi đầu tư phát triển phục vụ mục tiêu tăng trưởng của thành phố. Thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị rà soát tiến độ giải ngân của từng dự án, thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2020 để nâng cao tỷ lệ giải ngân, đáp ứng đủ vốn theo tiến độ cho các công trình có khả năng hấp thụ vốn tốt.
Các đơn vị, sở ngành được giao nhiệm vụ tăng cường kiểm tra công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật và cố tình cản trở, gặp khó khăn làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công; đưa kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư vốn đầu tư công năm 2020 là một trong các tiêu chí đánh giá và bình xét thi đua năm 2020 của các đơn vị./.
Hà Nội: Tái cơ cấu khu công nghiệp, khu chế xuất để phát triển bền vững  (29/07/2020)
Phát huy hiệu quả vai trò doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh vực giao thông công cộng của Thủ đô, góp phần xây dựng Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại  (28/07/2020)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19  (28/07/2020)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm