Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng
TCCS - Ngày 1-9-2024, tại thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an sinh xã hội trên địa bàn; phương hướng, nhiệm vụ phát triển thời gian tới.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương và thành phố Đà Nẵng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến; ghi nhận, biểu dương nỗ lực và những kết quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đạt được trong thời gian qua, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước. Thủ tướng bày tỏ 6 “ấn tượng” với thành phố Đà Nẵng: Đà Nẵng khắc phục hậu quả và tiếp tục phát triển sau đại dịch COVID-19; góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tháo gỡ nhiều vấn đề “điểm nghẽn” cơ chế, chính sách; đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến và cải cách hành chính; triển khai nghiêm túc các kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về nắm bắt tình hình, giải quyết các vấn đề nổi lên trên địa bàn; thành phố Đà Nẵng ngày càng khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của một cực tăng trưởng, trung tâm tăng trưởng của miền Trung và của cả nước, phát triển toàn diện, hài hòa, nhanh và bền vững; có cơ sở, tiền đề và phát huy khí thế, truyền thống của Đà Nẵng, vận dụng sáng tạo, ứng dụng các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cùng với đó, trong triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Đà Nẵng có nhiều tiến bộ, hoàn thành nhiều việc quan trọng, như xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách trình các cấp có thẩm quyền; triển khai xây dựng hạ tầng dùng chung cho cảng Liên Chiểu, đây là một điểm nhấn; thúc đẩy dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Hòa Liên - Túy Loan qua địa bàn; tiếp tục củng cố, tăng cường và phát huy đoàn kết, thống nhất; tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường…
Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ bày tỏ “5 trăn trở” khi thành phố Đà Nẵng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; cần phát triển toàn diện hơn cả về công nghiệp, dịch vụ, kinh tế nông nghiệp; còn nhiều vướng mắc, dự án tồn đọng kéo dài chưa được xử lý dứt điểm, gây lãng phí nguồn lực; phát triển nhanh nhưng phải bền vững, hài hòa hơn về kinh tế, xã hội, văn hóa, con người; phát triển hạ tầng chiến lược, kết nối các phương thức vận tải phải nỗ lực hơn nữa.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, để thành phố Đà Nẵng phát triển nhanh, toàn diện, hài hòa, bền vững, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành phố Đà Nẵng thực hiện 3 tiên phong, đột phá, đi trước mở đường: 1- Tiên phong góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tập trung huy động nguồn lực ngoài nhà nước để phát triển hạ tầng; 2- Tiên phong đổi mới sáng tạo, vận dụng linh hoạt, hiệu quả thành quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào điều kiện cụ thể của Đà Nẵng, từ đó phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm; 3- Tiên phong đột phá trong phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, tập trung cho cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả của bộ máy chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, nhất là người đứng đầu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành phố Đà Nẵng rà soát các chỉ tiêu Đại hội XIII của Đảng, đại hội đảng bộ các cấp đã đề ra; thực hiện tốt kết luận của Bộ Chính trị, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; xác định sứ mệnh thành phố Đà Nẵng là cực tăng trưởng, phát triển; tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, phát triển nhanh, hài hòa, bền vững, toàn diện; xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, liêm chính, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ với tinh thần đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã làm phải có kết quả “cân, đong, đo, đếm”, đã ra quân là chiến thắng. Khi xử lý công việc với người dân, doanh nghiệp thì “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”.
Về một số giải pháp trọng tâm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành phố Đà Nẵng ưu tiên cho tăng trưởng, vì mục tiêu này thành phố Đà Nẵng đang chậm so với kế hoạch đề ra; phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế 8 - 8,5% thì mới bù lại được những giảm sút do đại dịch COVID-19; kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thị trường lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao đào tạo tay nghề, kỹ năng nghề; khẩn trương xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các chương trình hành động cụ thể; phải làm đề án, mô hình khu thương mại tự do; phải tập trung huy động nguồn lực, nhất là hợp tác công tư để phát triển hạ tầng chiến lược; tăng thu giảm chi, mở rộng cơ sở thu.
Thủ tướng Chính phủ mong muốn trong nhiệm kỳ tới, thành phố Đà Nẵng tiên phong, đột phá hơn nữa; xây dựng chính quyền số, xã hội số, công dân số; nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, thúc đẩy đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo trong quản lý, điều hành; phát triển nhanh, bền vững, hài hòa… Bảo đảm môi trường trong lành, sạch. Bảo đảm ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW, của Bộ Chính trị, “Về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng”, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ là "then chốt của then chốt", bố trí cán bộ đúng, trúng, phát huy được năng lực, sở trường; tổ chức tốt đại hội đảng các cấp; phát triển kinh tế - xã hội cùng với giải quyết tốt các vấn đề tồn đọng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, lấy kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, công tác cán bộ là "then chốt của then chốt"; văn hóa là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh; quốc phòng - an ninh là trọng yếu, thường xuyên, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân; coi trọng nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn; động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo; sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp. Vấn đề là tổ chức thực hiện hiệu quả. Xây dựng cơ chế, chính sách để kích hoạt mọi năng lực phát triển đất nước. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành - các bộ, ngành với thành phố Đà Nẵng; đã hứa thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện; giải quyết phải có đầu ra, không “thắt nút”./.
Tiếp cận chính sách chủ động và linh hoạt để thích ứng với xu thế già hóa dân số nhanh hiện nay  (31/08/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra  (30/08/2024)
Phát triển văn hóa trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, phát triển xã hội - Những vấn đề mới đặt ra  (28/08/2024)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay