“Liên Xô” - một từ không bao giờ quên!
Năm mươi bẩy năm trước, vào ngày 30-1-1950, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước sau này. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây, và với Liên bang Nga ngày nay luôn ấm áp, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian và những biến động của lịch sử.
Ngay từ những ngày đầu lập nước, việc phát triển quan hệ với Liên Xô luôn là một trọng tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước và nhân dân Liên Xô cũng luôn dành cho nhân dân Việt Nam những tình cảm quý mến anh em và sự giúp đỡ hào hiệp, đặc biệt trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước và khôi phục lại đất nước Việt Nam sau chiến tranh.
Quan hệ Việt - Nga ngày nay được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tình hữu nghị gắn bó giữa hai dân tộc và đã được kiểm chứng bởi thời gian. Chúng ta không thể nào quên trong những năm tháng cam go nhất của cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ chí tình của nhân dân Liên Xô. Không chỉ giúp đỡ về vật chất, các chuyên gia Liên Xô còn trực tiếp sang làm việc trong nhiều lĩnh vực giúp Việt Nam phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Rất nhiều công trình lớn do Liên Xô giúp xây dựng đã gắn bó với bao thế hệ người dân Việt Nam, đến nay vẫn phát huy hiệu quả tích cực. Hàng chục ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô đã trở thành những cán bộ chủ chốt, những chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực.
Trong chuyến thăm Nga tháng 10-2002, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định: “Từ lâu, nhân dân hai nước chúng ta đã gắn bó chặt chẽ với nhau bởi mối tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp về nhiều mặt. Mối quan hệ thắm thiết đó được thử thách qua nhiều thập kỷ, trở thành tài sản quý báu và là nhân tố vô cùng quan trọng để tiếp tục đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới”.
Cuốn sách “Liên Xô - một từ không bao giờ quên” muốn giới thiệu một phần nhỏ nhưng quan trọng bức tranh lịch sử rộng lớn trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Liên Xô qua hồi ký của các chuyên gia Liên Xô (trước đây) từng công tác tại Việt Nam và một số cán bộ Việt Nam đã từng học tập và công tác ở Liên Xô qua các thời kỳ. Thông qua những bài hồi ký chân thực của những người trực tiếp tham gia các sự kiện xảy ra trong quá khứ, đã làm “sống lại” những sự kiện cụ thể của công cuộc hợp tác chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật Liên Xô - Việt Nam, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn lịch sử quan hệ Xô - Việt vào những năm tháng chiến tranh gian khổ, cũng như thời kỳ xây dựng hòa bình.
Cuốn sách được chia thành hai phần:
Phần I : “Nhường lời cho những người bạn Việt Nam” gồm các bài viết và hồi ký của các cán bộ Việt Nam đã từng học tập và công tác ở Liên Xô qua các thời kỳ - những người luôn tích cực hoạt động nhằm củng cố tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt - Xô trước đây và Việt - Nga ngày nay.
Phần II : “Không bao giờ quên” gồm những bài hồi ký của những công dân Xôviết đã dành một phần cuộc đời lao động của mình ở Việt Nam.
Phát huy truyền thống, lực lượng Cảnh sát nhân dân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới  (13/07/2007)
Xây dựng “Nhà trường văn hóa, thày giáo mẫu mực, sinh viên thanh lịch”  (13/07/2007)
Sẽ có 720.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề  (13/07/2007)
Các khu kinh tế thu hút 8,6 tỉ USD vốn đầu tư  (13/07/2007)
Điểm sáng Việt Nam  (12/07/2007)
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam  (12/07/2007)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay