Xây dựng “Nhà trường văn hóa, thày giáo mẫu mực, sinh viên thanh lịch”
Trong gần 40 năm qua, Học viện Cảnh sát Nhân dân đã mở được 32 khóa đào tạo đại học chính quy, 22 khóa đào tạo đại học hệ chuyên tu, 19 khóa đào tạo đại học hệ vừa học vừa làm mở tại Học viện với gần hai vạn sỹ quan Công an, Cảnh sát đã tốt nghiệp đại học. Học viện cũng đã đào tạo được 532 thạc sĩ luật học, 47 tiến sĩ và đang đào tạo 351 học viên cao học, 55 tiến sĩ.
Học viện Cảnh sát nhân dân là cơ sở đào tạo cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, bồi dưỡng lãnh đạo chỉ huy và là Trung tâm nghiên cứu khoa học của lực lượng Cảnh sát nhân dân và của Bộ Công an.
Như bất cứ một nhà trường nào trong cả nước, Nhà trường Công an nhân dân khi thực hiện cuộc vận động xây dựng “Nhà trường văn hoá, thầy giáo mẫu mực, sinh viên thanh lịch” cần phải đạt được các tiêu chí sau: Trước hết, là một đơn vị văn hóa. Theo quyết định số 241 ngày 16-4-2003 của Bộ trưởng Bộ Công an, để đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa trong lược lượng Công an nhân dân cần: có 2 năm liền liên tục đạt danh hiệu thi đua “Đơn vị giỏi”, “Đơn vị quyết thắng”; hằng năm được công nhận “Đơn vị kiểu mẫu về Điều lệnh Công an nhân dân”; có thành tích tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ và xây dựng cơ sở vật chất, duy trì hoạt động thiết chế văn hóa; không có cán bộ, chiến sỹ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên. Tiếp đó, sinh viên, học viên, giảng viên cán bộ công chức của trường của trường phải là những người có văn hóa ứng xử cao, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Đối với kẻ thù phải kiên quyết khôn khéo; đối với Tổ quốc phải tuyệt đối trung thành, đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép...
Học viện Cảnh sát Nhân dân, thực hiện cuộc vận động xây dựng “Nhà trường văn hoá, thầy giáo mẫu mực, sinh viên thanh lịch” thực chất là sự kế thừa, phát huy các truyền thống dạy và học trong gần 40 năm qua của mình.
Có thể nói, kết quả quan trọng nhất đạt được trong cuộc vận động này là Học viện đã lập lại và duy trì tốt trật tự kỷ cương trong cán bộ, học viên. Những hiện tượng tiêu cực, vi phạm kỷ luật trong cán bộ, học viên trước đây về cơ bản đã chấm dứt. Sơ kết bước 1 cuộc vận động “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, Học viện Cảnh sát nhân dân đã được Bộ Công an tặng Bằng khen và biểu dương Học viện Cảnh sát nhân dân với phong trào xây dựng “Nhà trường văn hóa, thầy giáo mẫu mực, sinh viên thanh lịch”.
Học viện còn được đánh giá là một trong những đơn vị có nhiều phong trào thi đua, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi. Học viện đã tổ chức nhiều Câu lạc bộ cho cán bộ và học viên như: câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ tin học và chống tội phạm công nghệ cao, câu lạc bộ chiếu phim, câu lạc bộ thể dục thể thao... Hoạt động của các câu lạc bộ này không chỉ tạo ra gương mặt mới cho đơn vị mà còn góp phần nâng cao một bước chất lượng dạy và học của Học viện.
Năm 2006, sinh viên Học viện đã giành giải nhất toàn đoàn trong cuộc thi viết chuyên đề nghiệp vụ cơ sở do Bộ Công an tổ chức. Đầu năm 2007 vừa qua, Đoàn Học viện Cảnh sát nhân dân đã đạt giải nhất toàn Đoàn khi tham gia cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội X của Đảng và giải nhất các cuộc thi võ thuật Tê-kôn-đô, Ka-ra-te-đô, bắn súng quân dụng sinh viên các Nhà trường Công an nhân dân.
Học viện đã có nhiều đổi mới về phương pháp dạy học; công tác thi hết môn và các kỳ thi tốt nghiệp đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy chế. Công tác đào tạo sau đại học và bồi dưỡng nâng cao đã được cải tiến ở nhiều khâu: quy trình tuyển chọn, nội dung giảng dạy, giao đề tài luận văn và kiểm tra đánh giá kết quả. Các hoạt động dạy học ngoại khoá được duy trì và phát triển như tin học, võ thuật, ngoại ngữ, lái xe.
Học viện đã chủ trì nghiên cứu 69 đề tài khoa học. Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng đi sâu vào chất lượng, tăng về số lượng và đã đạt được những thành tích đáng kể; việc tổ chức các cuộc hội thảo của ngành và hội thảo quốc tế đã được chú trọng, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, ứng dụng trực tiếp vào thực tiễn đào tạo và quản lý đào tạo của Học viện; phục vụ 4 Chương trình lớn mà Chính phủ đang giao cho Bộ Công an chủ trì thực hiện: Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, Chương trình hành động phòng chống ma tuý, Chương trình phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, Chương trình an toàn giao thông. Trong năm học 2005-2006 và 2006-2007, Học viện Cảnh sát Nhân dân đã tổ chức nghiên cứu và Hội thảo Khoa học về tổ chức thi hành án phạt tù quản lý cư trú phục vụ Bộ Công an và Quốc hội thông qua Luật Cư trú.
Học viện đã tập trung chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên và coi đây là một trong những ưu tiên phát triển hàng đầu. Trong 2 năm qua, Học viện có 5 giảng viên được công nhận phó giáo sư, 8 giảng viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 35 giảng viên học xong chương trình thạc sĩ. Số cán bộ giảng viên của Học viện có trình độ thạc sĩ đã cao hơn tỷ lệ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vừa qua, Học viện đã tổ chức thành công Hội giảng giáo viên từ các Khoa, Bộ môn, chọn ra 38 giảng viên trẻ, xuất sắc để thi chung kết Hội giảng toàn Học viện và tham gia Hội giảng của Bộ Công an. Học viện đã tổ chức cho hàng chục lượt cán bộ, giảng viên đi tham quan, học tập tại các Học viện, Nhà trường Cảnh sát nước ngoài. Cùng với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giảng viên, Học viện chú trọng áp dụng các phương pháp dạy học mới như tổ chức thi trắc nghiệm, ra đề thi theo hướng mở, v.v.. tạo cơ chế kiểm soát công tác dạy học của giảng viên.
Trong công tác đào tạo, Học viện Cảnh sát nhân dân đã tổ chức bảo vệ nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ, thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ quy chế tuyển sinh sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an; hoàn thành giảng dạy các lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cao cấp cho ngành Công an, Cảnh sát một số nước bạn.
Số lượng sinh viên đạt kết quả khá, giỏi tăng lên qua hàng năm. Học viện đã phối hợp với Công an Thành phố Hà Nội giữ gìn, bảo vệ an ninh, trật tự khu vực học viện, tập trung vào việc phòng ngừa, xử lý các hiện tượng tiêu cực phát sinh trong sinh viên. Nhiều hoạt động học tập rèn luyện cho sinh viên đã được tổ chức như: lên lớp buổi tối, học tập võ thuật, thể thao buổi chiều..., tạo ra một môi trường giáo dục đào tạo lành mạnh trong Học viện.
Trong 2 năm qua, Học viện được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen về công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Khóa D27 tốt nghiệp ra trường đã có hơn 80% học viên được kết nạp Đảng. Sinh viên học viện tích cực tham gia các Câu lạc bộ sinh viên và tổ chức được 7 lớp đại học tại chức tiếng Anh buổi tối. Đoàn Thanh niên Học viện đã biên tập, xuất bản Nội san sinh viên “Người Cảnh sát trẻ” bằng tiếng Việt và bằng 4 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc mà sinh viên Học viện học tập.
Với mô hình “Đội thanh niên xung kích”, sinh viên Học viện đã tổ chức tốt công tác tự quản, bảo vệ an ninh, trật tự trong Nhà trường, thực hiện phong trào “3 xây, 3 chống”. Trình độ ngoại ngữ, tin học, võ thuật, bắn súng của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân đã được nâng lên so với trước đây.
Hiện nay, các Nhà trường Công an nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân đã thu hút được nhiều thanh niên ưu tú, có tri thức trong cả nước vào học. Tuy nhiên, một thực tế cần được nghiêm khắc nhìn nhận là sau 5 năm đào tạo, sinh viên các Nhà trường Công an nhân dân khi ra trường chưa phải là những người giỏi nhất so với nhiều trường bạn. Việt Nam là nước lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau In-đô-nê-xi-a nhưng các Học viện, Nhà trường Công an còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực.
Thực hiện tinh thần Nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn đến 2020, cùng với các trường đại học trong cả nước, Học viện Cảnh sát nhân dân cần thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục triển khai quyết liệt phong trào xây dựng “Nhà trường văn hoá, thầy giáo mẫu mực, sinh viên thanh lịch” với thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của Bộ Công an, “Xây dựng phong cách người Cảnh sát nhân dân vì nhân dân phục vụ”, nhằm xây dựng môi trường văn hoá - giáo dục lành mạnh.
Thứ hai, triển khai có hiệu quả Nghị quyết 14 của của Chính phủ, Đề án của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường, đổi mới giáo dục và đào tạo trong Công an nhân dân giai đoạn 2006-2020.
Về đào tạo đại học tập trung, triển khai Chương trình khung mới đã được Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục trong Học viện. Xây dựng và báo cáo Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo mở các mã ngành đào tạo đại học mới: Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc); Tin học (Công nghệ thông tin chống tội phạm công nghệ cao và tin học nghiệp vụ Cảnh sát); Cảnh sát vũ trang, Cảnh sát chống tham nhũng, Cảnh sát môi trường,v.v.. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo như: đào tạo cấp bằng hai cho cán bộ công an đã tốt nghiệp đại học ngành ngoài; liên kết đào tạo ngoại ngữ, kế toán - tài chính, kỹ thuật giao thông, tin học, v.v.. cho cán bộ, học viên.
Liên kết với các địa phương mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vừa học, vừa làm, chú trọng khâu quản lý đối với loại hình đào tạo này; nghiên cứu khả năng mở loại hình đào tạo liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài để đào tạo cán bộ phòng chống tội phạm, luật học, tội phạm học v.v.. bậc đại học và sau đại học.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, tăng cường tổ chức thực hành, thực tập cho học viên nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo đại học và sau đại học.
Thứ ba, triển khai hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, gắn công tác nghiên cứu khoa học với đào tạo cán bộ và việc triển khai 4 Chương trình lớn của Chính phủ giao Bộ Công an thực hiện.
Thứ tư, tăng cường các hoạt động văn hoá, văn nghệ trong cán bộ, học viên. Xây dựng môi trường văn hóa trong Học viện, củng cố các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn. Duy trì việc thực hiện điều lệnh, trật tự nội vụ, vệ sinh và nếp sống văn hoá, đẩy mạnh phong trào học tập, rèn luyện và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong học viên, từng bước khẳng định vị thế của Học viện Cảnh sát nhân dân trong lực lượng Công an nhân dân, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng và tự hào trong cán bộ, giáo viên và học viên về mái trường của mình.
Sẽ có 720.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề  (13/07/2007)
Các khu kinh tế thu hút 8,6 tỉ USD vốn đầu tư  (13/07/2007)
Điểm sáng Việt Nam  (12/07/2007)
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam  (12/07/2007)
Tình hình thu hồi đất của nông dân để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và các giải pháp phát triển  (11/07/2007)
Vị thế công nghệ thông tin Việt Nam đang được cải thiện  (11/07/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay