Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2009
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 3-2009 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2009, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 tăng 2,1% so với quý I/2008, bao gồm khu vực kinh tế nhà nước giảm 3,2% (Trung ương quản lý giảm 2,3%; địa phương quản lý giảm 6,2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,9% (dầu mỏ và khí đốt tăng 13,1%, các sản phẩm khác tăng 1,5%). Trong các ngành sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến chiếm gần 90% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp nhưng trong quý I/2009 chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất và phân phối điện, ga, nước tăng 3,6%; công nghiệp khai thác mỏ tăng 6,1%.
Nhìn chung trong quý I/2009, sản lượng nhiều sản phẩm công nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, trong đó thép tròn giảm 3,3%; máy giặt giảm 8,9%; thủy hải sản chế biến giảm 12%; xe máy giảm 12,7%; dầu thực vật giảm 14,5%; điều hòa nhiệt độ giảm 15,1%; phân hóa học giảm 22,1%; xe chở khách giảm 33,7%; vải dệt từ sợi bông giảm 38,3%; giấy, bìa giảm 39,2%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm vẫn giữ được mức tăng ổn định như: Dầu thô khai thác tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2008; bia tăng 10,4%; xi măng tăng 10%; sữa bột tăng 7,9%; xe tải tăng 7,4%; thuốc lá điếu tăng 6,6%; nước máy thương phẩm tăng 5,9%; xà phòng giặt tăng 4,3%; điện sản xuất tăng 3,5%.
Kết quả sản xuất công nghiệp đạt thấp chủ yếu do mức tiêu thụ hàng hoá chậm, thị trường thu hẹp dẫn đến tồn kho sản phẩm, hàng hoá và tồn đọng vốn lớn. Tính đến cuối tháng 2-2009, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến ước tính tăng 67% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó thép tồn kho gấp 2,6 lần; sắt tròn đường kính 10mm trở lên gấp 2,1 lần; gạch lát tăng 55%; quần áo may sẵn tăng 76%.v.v...Nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố trọng điểm phải cắt giảm khoảng 15% lao động thường xuyên và thực hiện chế độ làm việc luân phiên không thường xuyên như: Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Vĩnh Phúc...
Trong điều kiện khó khăn chung, nhiều địa phương có qui mô sản xuất công nghiệp lớn tuy không còn duy trì được tốc độ phát triển cao như những năm trước nhưng giá trị sản xuất 3 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm trước vẫn đạt tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung của cả nước như: Thanh Hóa tăng 9,6%; Hải Phòng tăng 6,9%; Cần Thơ tăng 6,7%; Đồng Nai tăng 6,6%; Hà Nội tăng 5,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 5,6%; Khánh Hòa tăng 5,4%; Bình Dương tăng 4%. Một số địa phương có tốc độ giảm hoặc tăng thấp như: Phú Thọ giảm 19,7%; Vĩnh Phúc giảm 17,6%; Đà Nẵng giảm 13,8%; Hải Dương giảm 6,3%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,9%; Quảng Ninh tăng 0,4%./.
Hội thảo quốc tế "Các đảng và một xã hội mới"  (08/04/2009)
Bộ Chính trị kết luận về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới"  (08/04/2009)
9 nhóm ngành được hỗ trợ lãi suất vay vốn trung, dài hạn  (08/04/2009)
Khai mạc Liên hoan "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" miền Đông Nam bộ  (08/04/2009)
WB đánh giá nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam là thấp  (07/04/2009)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm