Hội thảo quốc tế "Các đảng và một xã hội mới"
TCCSĐT - Hội thảo quốc tế lần thứ 13 về “Các đảng và một xã hội mới” do Đảng Lao động Mê-hi-cô (PT) tổ chức thường niên kể từ năm 1997 tiếp tục góp tiếng nói chung vào cuộc đấu tranh của các lực lượng cách mạng tiến bộ tại khu vực Mỹ La-tinh và trên thế giới.
Hội thảo quốc tế lần thứ 13 về “Các đảng và một xã hội mới” được tổ chức từ ngày 19 đến 21-3-2009, với sự tham dự của 171 đại biểu đại diện cho 78 đảng và tổ chức quốc tế, hàng trăm đại biểu của Đảng Lao động Mê-hi-cô (PT) và các tổ chức của Mê-hi-cô. Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Thượng nghị sĩ An-béc-tô A-na-gia Gu-ti-ê-rết và các đồng chí trong ban lãnh đạo PT. Hội nghị tập trung vào hai nội dung chính là khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và các vấn đề chính trị - xã hội mang tính thời sự của khu vực.
Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Bí thư Đảng PT A. An-béc-tô nhấn mạnh: những thắng lợi của lực lượng cánh tả ở khu vực Mỹ La-tinh – Ca-ri-bê là kết quả của quá trình tích lũy lực lượng lâu dài, có lợi cho sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chủ quyền và lợi ích dân tộc; vì thế, ở mức độ khác nhau, các chính phủ cánh tả hiện nay đều có trách nhiệm thực thi mục tiêu cấp bách và không thể trì hoãn là cải thiện đời sống vật chất của nhân dân.
Nhận định và đánh giá về cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu hiện nay, đại bộ phận tham luận của các đoàn tham gia hội thảo nhất trí cho rằng, cuộc khủng hoảng hiện nay sâu sắc và trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng những năm 1929-1930, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ cấu quyền lực kinh tế thế giới. Đồng thời, các đại biểu khu vực cũng nhận định cuộc khủng hoảng hiện nay đã tác động nặng nề tới các nền kinh tế của các nước khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê, và nếu tình hình không tiến triển tốt hơn thì khả năng một số nền kinh tế khu vực sẽ không tránh khỏi nguy cơ sụp đổ, nhất là đối với những nền kinh tế yếu kém và phụ thuộc nặng nề vào Mỹ. Cuộc khủng hoảng này cũng cho thấy sự thất bại hoàn toàn của mô hình chủ nghĩa tự do mới, sự bộc lộ rõ nét hơn của những công thức mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã và đang áp dụng tại khu vực hơn 20 năm qua…
Đối với các vấn đề chính trị - xã hội của khu vực¸ các đại biểu thể hiện sự hài lòng ở mức độ khác nhau đối với sự tiến triển của lực lượng cách mạng, việc xác lập quyền lực của các chính phủ cánh tả thời gian gần đây, đặc biệt là phong trào cánh tả tại Vê-nê-xu-ê-la và Bô-li-vi-a, thắng lợi của Mặt trận Giải phóng Dân tộc Fa-ra-bun-đo Mác-ti (FMLN) tại En Xan-va-đo.
Trong các tham luận, nhiều đại biểu cho rằng hơn bao giờ hết, chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn cho các dân tộc để xây dựng một xã hội công bằng hơn, nhân văn hơn, tự do và nhân ái hơn. Một số đại biểu cũng đưa ra những ý kiến đánh giá về các quá trình thay đổi xã hội, các giải pháp liên quan tới hội nhập, di cư, thanh niên, phụ nữ, thổ dân, vấn đề buôn lậu ma túy, những biện pháp nhằm vượt qua thách thức trong quá trình xây dựng một xã hội mới và một số vấn đề khác.
Tham luận của Việt Nam với tiêu đề “Về đường lối đối ngoại của Việt Nam và thành tựu 20 năm đổi mới” do đồng chí Tạ Minh Châu, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Trưởng đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam trình bày./.
Bộ Chính trị kết luận về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới"  (08/04/2009)
9 nhóm ngành được hỗ trợ lãi suất vay vốn trung, dài hạn  (08/04/2009)
Khai mạc Liên hoan "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" miền Đông Nam bộ  (08/04/2009)
WB đánh giá nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam là thấp  (07/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển