Hàn Quốc: Tân Tổng thống liệu có tân chính sách
21:41, ngày 09-06-2017
TCCSĐT - Sau thắng lợi ngày 09-5, ông Moon Jae-in (Mun Chê In), một cựu luật sư về nhân quyền của Hàn Quốc, sẽ lãnh đạo một quốc gia vốn bị chia rẽ sâu sắc giữa hai phe bảo thủ và tự do, đồng thời phải vượt qua sự yếu thế trong Quốc hội, khi đảng Dân chủ của ông không giành được đa số ghế, trong bối cảnh khu vực và thế giới đang có những chuyển động rất phức tạp.
Từ cải cách kinh tế và chính trị…
Ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Moon Jae-in sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có việc cải cách cơ cấu kinh tế, tập trung vào thị trường lao động, cải cách lĩnh vực công, an sinh xã hội, cải cách các tập đoàn gia đình trị, giải quyết vấn đề nợ hộ gia đình tăng cao, thúc đẩy các sáng kiến lớn để tạo ra 500.000 việc làm mỗi năm. Đây đều là những thách thức không nhỏ. Ông Steffen Dyck, một quan chức cao cấp của Moody's, đã dự báo về những thay đổi trong chính sách kinh tế tới đây của Chính phủ mới tại Hàn Quốc, theo đó chính phủ của tân tổng thống sẽ tập trung vào một số lĩnh vực nhằm cải cách cơ cấu, đặc biệt là thị trường lao động và an sinh xã hội.
Các chính sách tài chính có thể vẫn được duy trì và định hướng với các nguyên tắc giới hạn lạm phát ở mức 3% GDP, duy trì nợ chính phủ dưới mức 45% GDP. Hàn Quốc cũng sẽ tiếp tục các chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh nước này có thể sẽ phải đối mặt với các cú sốc tiêu cực của khu vực và thế giới.
Theo giới phân tích, tân Tổng thống Moon Jae-in sẽ phải đối mặt với các thách thức lớn trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng và sự bất bình của người dân Hàn Quốc đối với tình trạng tham nhũng tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này, nhất là tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao và việc quá lệ thuộc vào nền kinh tế “hướng ngoại” khiến nước này yếu thế khi bị trả đũa về kinh tế.
Trước đó, hồi tháng 2, Moody's đã giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm Aa2 đối với Hàn Quốc do triển vọng ổn định của nước này. Đây là mức cao thứ 3 trong bảng xếp hạng và hiện chỉ có 06 trong số 20 nước thuộc G20 giữ mức xếp hạng này.
Chủ tịch Viện Kinh tế Toàn cầu Song Kyung-jin, một viện nghiên cứu tư nhân ở Seoul cho rằng: “Vấn đề lớn nhất sẽ là quan điểm của Mỹ về chủ nghĩa bảo hộ. Tổng thống Mỹ D.Trump đã chủ trương ủng hộ chính sách bảo hộ kinh tế, một động thái làm dấy lên nỗi lo ngại ở Hàn Quốc, vốn từ lâu phải phụ thuộc vào xuất khẩu để thúc đẩy nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc hiện chiếm gần 50% GDP. Trong khi đó, tại cuộc họp mới đây ở Nhật Bản, các quan chức tài chính cấp cao và các thống đốc ngân hàng trung ương của 3 nước láng giềng Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã cam kết chống lại “tất cả các loại hình của chủ nghĩa bảo hộ”. Tuy ông Moon Jae-in đã cam kết củng cố các biện pháp ngoại giao - thương mại để chống lại chủ nghĩa bảo hộ, nhưng câu hỏi về việc ông sẽ làm cách nào để biến những lời nói đó thành hành động hiện vẫn chưa được công bố.
Bà Duyeon Kim, nhà nghiên cứu tại Diễn đàn Tương lai Bán đảo Triều Tiên ở Seoul cho rằng, hiện vẫn phải chờ xem liệu ông Moon Jae-in có thể thực hiện các cải cách chính trị mà nhiều người Hàn Quốc đang hy vọng hay không. Theo bà Duyeon Kim, điều đó phụ thuộc vào các ưu tiên của ông Moon Jae-in và nguồn nhân lực để tiến hành các cải cách cần thiết cho mô hình dân chủ thực sự mà người dân mong muốn.
Sau sự chia rẽ nội bộ đất nước, nhất là mâu thuẫn giữa hai phe bảo thủ và tự do, việc xây dựng niềm tin và sửa đổi Hiến pháp theo hướng minh bạch hơn, có sự tham gia nhiều hơn của người dân sau vụ bê bối chính trị vừa qua là một thách thức không nhỏ đối với tân Tổng thống Hàn Quốc Moon.
Đến điều chỉnh chính sách đối ngoại…
Ngay sau khi nhậm chức, ông Moon Jae-in cũng cam kết sẽ tăng cường liên minh với Washington và mong đợi một cuộc họp thượng đỉnh sớm với Tổng thống Mỹ D.Trump, đồng thời ông cũng muốn cân bằng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc, hai đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.
Theo giới quan sát, điều đầu tiên mà ông Moon Jae-in cần làm là củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ dưới thời Tổng thống D.Trump. Vì trước đó, trong suốt chiến dịch tranh cử, ông D.Trump đã từng lên án FTA với Hàn Quốc là “một thảm họa” và là thỏa thuận “tước đi các công ăn việc làm” của nhiều người Mỹ.
Trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ D.Trump đang muốn xem xét và chỉnh sửa Hiệp định Tự do thương mại Mỹ - Hàn được phê chuẩn năm 2011, những gì chính quyền Washington muốn thay đổi vẫn chưa rõ ràng nhưng đã khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc quan ngại. Nhà phân tích Choi Un-sun tại công ty Cape Investment & Securities nhận định: “Hàn Quốc có thể phải đối mặt với sức ép từ Mỹ về việc đàm phán lại FTA và có thể bị Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ”.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng tăng cường hạn chế nhập khẩu hàng hóa Hàn Quốc trong những tháng gần đây liên quan đến việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói rằng, việc Trung Quốc tiến hành các biện pháp trả đũa là điều đáng tiếc và vượt ra ngoài quy chuẩn thông thường.
Hiện Mỹ, Trung đang là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới chiếm giữ khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Giới phân tích cho rằng, ông Moon Jae-in cần phải nhanh chóng bổ nhiệm các vị trí cố vấn chính sách đối ngoại và an ninh cùng các vị trí bộ trưởng để làm lắng dịu các căng thẳng địa - chính trị. Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á Daniel Russel đã nhận định, sự khác biệt giữa ông Moon và ông Trump sẽ đồng nghĩa với những mâu thuẫn không thể tránh khỏi, nhưng cũng “sẽ không báo trước về cuộc khủng hoảng hay sự cắt đứt” quan hệ song phương.
Việc triển khai hệ thống THAAD của chính quyền dưới thời bà Park Geun Hye hồi tháng 7-2013 đang là vấn đề khó khăn. Trong quá trình tranh cử ông Moon Jae-in đã hứa hẹn sẽ xem xét lại quyết định triển khai THAAD như là một giải pháp để tháo gỡ mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Ngày 10-5 mới đây, báo Koreatimes nhận định, sau chiến thắng của ông Moon Jae-in, Hàn Quốc và Trung Quốc có thể sẽ khôi phục mối quan hệ vốn căng thẳng liên quan việc triển khai THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ vốn đi xuống của Hàn Quốc với Nhật Bản có thể sẽ trầm trọng hơn. Theo đó, Tokyo có thể sẽ từ chối lời kêu gọi mà chính phủ mới có thể đưa ra về việc đàm phán lại thỏa thuận “phụ nữ mua vui” hiện đang gây tranh cãi.
Và hàn gắn quan hệ liên Triều…
Theo giới quan sát, tân Tổng thống Hàn Quốc xuất thân từ một gia đình tị nạn nên ông có quan điểm khác biệt hoàn toàn so với người tiền nhiệm, khi ông chủ trương nỗ lực hàn gắn quan hệ liên Triều. Ông Moon Jae-in cho biết, ông sẵn sàng gặp Tổng thống Mỹ D.Trump để thảo luận về chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Ông cũng phê phán các chính quyền tiền nhiệm rằng, một thập kỷ qua họ đã bất lực trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Cố vấn chính sách ngoại giao của ông Moon Jae-in cho biết, tân Tổng thống sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên với điều kiện quốc gia này từ bỏ tham vọng hạt nhân. Ông Moon Jae-in cũng chỉ trích hành động “phi dân chủ” của Mỹ khi điều động hệ thống tên lửa THAAD tới Hàn Quốc. Ông khẳng định sẽ xem xét lại hệ thống này.
Về quan hệ kinh tế với Triều Tiên, ông Moon Jae-in ủng hộ việc mở lại khu công nghiệp chung Kaesong giáp biên giới Triều Tiên. Đây được xem là biểu tượng của sự hợp tác hai miền nhưng tạm đóng cửa từ đầu năm 2016. Ông Moon Jae-in cho biết, ông sẵn sàng đến Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên, để gặp người đồng cấp Kim Jong-un nhưng “hoàn cảnh phải hợp lý”.
Được biết, năm 2007 một cuộc họp thượng đỉnh liên Triều đã diễn ra giữa cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un. Khi đó, ông Roh và ông Moon vừa là bạn và đồng minh thân thiết nhất của nhau, ông Moon là thư ký cấp cao và sau đó là chánh văn phòng Nhà Xanh. Ông Moon dự kiến sẽ đưa ra một phiên bản sửa đổi của chính sách “Ánh dương” do ông Roh đề xướng nhằm thu hút Triều Tiên thông qua đối thoại, viện trợ nhân đạo và các dự án kinh tế chung.
Trong quá trình tranh cử, Bình Nhưỡng đã từng có những bài viết thể hiện sự ủng hộ ông Moon trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Trong bài phát biểu tuyên thệ tại quốc hội vào ngày 10-5 vừa qua, ông Moon Jae-in khẳng định: “Tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để lấy lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Nếu cần thiết, tôi sẽ bay ngay tới Washington”.
Trong một cuốn sách xuất bản vào hồi đầu năm nay, ông Moon Jae-in từng nói rằng Hàn Quốc nên học cách “nói không với người Mỹ” khiến giới quan sát cho rằng, chiến thắng của ông Moon Jae-in sẽ mang lại trang sử mới trong quan hệ của cả Hàn Quốc với Triều Tiên và cả các đồng minh của nước này. Như vậy, ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã phải bắt tay ngay vào việc củng cố sự đoàn kết giữa các đảng phái, đề xuất cải cách kinh tế và chính trị trong nước; củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ và đối tác với Trung Quốc; điều chỉnh chính sách “Ánh dương” để tái khởi động quan hệ liên Triều. Theo đó, ông Moon Jae-in sẽ phải theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập, cân bằng quan hệ Mỹ - Trung. Tuy nhiên, theo giới phân tích, áp lực từ nhiều phía khiến cho tân chính sách của tân Tổng thống vẫn đang trong quá trình xây dựng chưa được định hình rõ nét./.
Ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Moon Jae-in sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có việc cải cách cơ cấu kinh tế, tập trung vào thị trường lao động, cải cách lĩnh vực công, an sinh xã hội, cải cách các tập đoàn gia đình trị, giải quyết vấn đề nợ hộ gia đình tăng cao, thúc đẩy các sáng kiến lớn để tạo ra 500.000 việc làm mỗi năm. Đây đều là những thách thức không nhỏ. Ông Steffen Dyck, một quan chức cao cấp của Moody's, đã dự báo về những thay đổi trong chính sách kinh tế tới đây của Chính phủ mới tại Hàn Quốc, theo đó chính phủ của tân tổng thống sẽ tập trung vào một số lĩnh vực nhằm cải cách cơ cấu, đặc biệt là thị trường lao động và an sinh xã hội.
Các chính sách tài chính có thể vẫn được duy trì và định hướng với các nguyên tắc giới hạn lạm phát ở mức 3% GDP, duy trì nợ chính phủ dưới mức 45% GDP. Hàn Quốc cũng sẽ tiếp tục các chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh nước này có thể sẽ phải đối mặt với các cú sốc tiêu cực của khu vực và thế giới.
Theo giới phân tích, tân Tổng thống Moon Jae-in sẽ phải đối mặt với các thách thức lớn trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng và sự bất bình của người dân Hàn Quốc đối với tình trạng tham nhũng tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này, nhất là tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao và việc quá lệ thuộc vào nền kinh tế “hướng ngoại” khiến nước này yếu thế khi bị trả đũa về kinh tế.
Trước đó, hồi tháng 2, Moody's đã giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm Aa2 đối với Hàn Quốc do triển vọng ổn định của nước này. Đây là mức cao thứ 3 trong bảng xếp hạng và hiện chỉ có 06 trong số 20 nước thuộc G20 giữ mức xếp hạng này.
Chủ tịch Viện Kinh tế Toàn cầu Song Kyung-jin, một viện nghiên cứu tư nhân ở Seoul cho rằng: “Vấn đề lớn nhất sẽ là quan điểm của Mỹ về chủ nghĩa bảo hộ. Tổng thống Mỹ D.Trump đã chủ trương ủng hộ chính sách bảo hộ kinh tế, một động thái làm dấy lên nỗi lo ngại ở Hàn Quốc, vốn từ lâu phải phụ thuộc vào xuất khẩu để thúc đẩy nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc hiện chiếm gần 50% GDP. Trong khi đó, tại cuộc họp mới đây ở Nhật Bản, các quan chức tài chính cấp cao và các thống đốc ngân hàng trung ương của 3 nước láng giềng Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã cam kết chống lại “tất cả các loại hình của chủ nghĩa bảo hộ”. Tuy ông Moon Jae-in đã cam kết củng cố các biện pháp ngoại giao - thương mại để chống lại chủ nghĩa bảo hộ, nhưng câu hỏi về việc ông sẽ làm cách nào để biến những lời nói đó thành hành động hiện vẫn chưa được công bố.
Bà Duyeon Kim, nhà nghiên cứu tại Diễn đàn Tương lai Bán đảo Triều Tiên ở Seoul cho rằng, hiện vẫn phải chờ xem liệu ông Moon Jae-in có thể thực hiện các cải cách chính trị mà nhiều người Hàn Quốc đang hy vọng hay không. Theo bà Duyeon Kim, điều đó phụ thuộc vào các ưu tiên của ông Moon Jae-in và nguồn nhân lực để tiến hành các cải cách cần thiết cho mô hình dân chủ thực sự mà người dân mong muốn.
Sau sự chia rẽ nội bộ đất nước, nhất là mâu thuẫn giữa hai phe bảo thủ và tự do, việc xây dựng niềm tin và sửa đổi Hiến pháp theo hướng minh bạch hơn, có sự tham gia nhiều hơn của người dân sau vụ bê bối chính trị vừa qua là một thách thức không nhỏ đối với tân Tổng thống Hàn Quốc Moon.
Đến điều chỉnh chính sách đối ngoại…
Ngay sau khi nhậm chức, ông Moon Jae-in cũng cam kết sẽ tăng cường liên minh với Washington và mong đợi một cuộc họp thượng đỉnh sớm với Tổng thống Mỹ D.Trump, đồng thời ông cũng muốn cân bằng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc, hai đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.
Theo giới quan sát, điều đầu tiên mà ông Moon Jae-in cần làm là củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ dưới thời Tổng thống D.Trump. Vì trước đó, trong suốt chiến dịch tranh cử, ông D.Trump đã từng lên án FTA với Hàn Quốc là “một thảm họa” và là thỏa thuận “tước đi các công ăn việc làm” của nhiều người Mỹ.
Trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ D.Trump đang muốn xem xét và chỉnh sửa Hiệp định Tự do thương mại Mỹ - Hàn được phê chuẩn năm 2011, những gì chính quyền Washington muốn thay đổi vẫn chưa rõ ràng nhưng đã khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc quan ngại. Nhà phân tích Choi Un-sun tại công ty Cape Investment & Securities nhận định: “Hàn Quốc có thể phải đối mặt với sức ép từ Mỹ về việc đàm phán lại FTA và có thể bị Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ”.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng tăng cường hạn chế nhập khẩu hàng hóa Hàn Quốc trong những tháng gần đây liên quan đến việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói rằng, việc Trung Quốc tiến hành các biện pháp trả đũa là điều đáng tiếc và vượt ra ngoài quy chuẩn thông thường.
Hiện Mỹ, Trung đang là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới chiếm giữ khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Giới phân tích cho rằng, ông Moon Jae-in cần phải nhanh chóng bổ nhiệm các vị trí cố vấn chính sách đối ngoại và an ninh cùng các vị trí bộ trưởng để làm lắng dịu các căng thẳng địa - chính trị. Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á Daniel Russel đã nhận định, sự khác biệt giữa ông Moon và ông Trump sẽ đồng nghĩa với những mâu thuẫn không thể tránh khỏi, nhưng cũng “sẽ không báo trước về cuộc khủng hoảng hay sự cắt đứt” quan hệ song phương.
Việc triển khai hệ thống THAAD của chính quyền dưới thời bà Park Geun Hye hồi tháng 7-2013 đang là vấn đề khó khăn. Trong quá trình tranh cử ông Moon Jae-in đã hứa hẹn sẽ xem xét lại quyết định triển khai THAAD như là một giải pháp để tháo gỡ mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Ngày 10-5 mới đây, báo Koreatimes nhận định, sau chiến thắng của ông Moon Jae-in, Hàn Quốc và Trung Quốc có thể sẽ khôi phục mối quan hệ vốn căng thẳng liên quan việc triển khai THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ vốn đi xuống của Hàn Quốc với Nhật Bản có thể sẽ trầm trọng hơn. Theo đó, Tokyo có thể sẽ từ chối lời kêu gọi mà chính phủ mới có thể đưa ra về việc đàm phán lại thỏa thuận “phụ nữ mua vui” hiện đang gây tranh cãi.
Và hàn gắn quan hệ liên Triều…
Theo giới quan sát, tân Tổng thống Hàn Quốc xuất thân từ một gia đình tị nạn nên ông có quan điểm khác biệt hoàn toàn so với người tiền nhiệm, khi ông chủ trương nỗ lực hàn gắn quan hệ liên Triều. Ông Moon Jae-in cho biết, ông sẵn sàng gặp Tổng thống Mỹ D.Trump để thảo luận về chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Ông cũng phê phán các chính quyền tiền nhiệm rằng, một thập kỷ qua họ đã bất lực trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Cố vấn chính sách ngoại giao của ông Moon Jae-in cho biết, tân Tổng thống sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên với điều kiện quốc gia này từ bỏ tham vọng hạt nhân. Ông Moon Jae-in cũng chỉ trích hành động “phi dân chủ” của Mỹ khi điều động hệ thống tên lửa THAAD tới Hàn Quốc. Ông khẳng định sẽ xem xét lại hệ thống này.
Về quan hệ kinh tế với Triều Tiên, ông Moon Jae-in ủng hộ việc mở lại khu công nghiệp chung Kaesong giáp biên giới Triều Tiên. Đây được xem là biểu tượng của sự hợp tác hai miền nhưng tạm đóng cửa từ đầu năm 2016. Ông Moon Jae-in cho biết, ông sẵn sàng đến Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên, để gặp người đồng cấp Kim Jong-un nhưng “hoàn cảnh phải hợp lý”.
Được biết, năm 2007 một cuộc họp thượng đỉnh liên Triều đã diễn ra giữa cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un. Khi đó, ông Roh và ông Moon vừa là bạn và đồng minh thân thiết nhất của nhau, ông Moon là thư ký cấp cao và sau đó là chánh văn phòng Nhà Xanh. Ông Moon dự kiến sẽ đưa ra một phiên bản sửa đổi của chính sách “Ánh dương” do ông Roh đề xướng nhằm thu hút Triều Tiên thông qua đối thoại, viện trợ nhân đạo và các dự án kinh tế chung.
Trong quá trình tranh cử, Bình Nhưỡng đã từng có những bài viết thể hiện sự ủng hộ ông Moon trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Trong bài phát biểu tuyên thệ tại quốc hội vào ngày 10-5 vừa qua, ông Moon Jae-in khẳng định: “Tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để lấy lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Nếu cần thiết, tôi sẽ bay ngay tới Washington”.
Trong một cuốn sách xuất bản vào hồi đầu năm nay, ông Moon Jae-in từng nói rằng Hàn Quốc nên học cách “nói không với người Mỹ” khiến giới quan sát cho rằng, chiến thắng của ông Moon Jae-in sẽ mang lại trang sử mới trong quan hệ của cả Hàn Quốc với Triều Tiên và cả các đồng minh của nước này. Như vậy, ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã phải bắt tay ngay vào việc củng cố sự đoàn kết giữa các đảng phái, đề xuất cải cách kinh tế và chính trị trong nước; củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ và đối tác với Trung Quốc; điều chỉnh chính sách “Ánh dương” để tái khởi động quan hệ liên Triều. Theo đó, ông Moon Jae-in sẽ phải theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập, cân bằng quan hệ Mỹ - Trung. Tuy nhiên, theo giới phân tích, áp lực từ nhiều phía khiến cho tân chính sách của tân Tổng thống vẫn đang trong quá trình xây dựng chưa được định hình rõ nét./.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Làm rõ các giải pháp thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng GDP  (09/06/2017)
Tăng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công  (09/06/2017)
Phản ứng của Việt Nam về tình hình căng thẳng ngoại giao giữa Ca-ta và một số quốc gia vùng Vịnh  (09/06/2017)
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh SCO 2017  (09/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên