“Đòn bẩy” giúp người dân thoát nghèo ở huyện Hải Hà
TCCS - Nhằm triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng để hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Hà phối hợp với các phòng, ban liên quan và các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân trong huyện, nhất là các đối tượng người nghèo, gia đình chính sách khác. Hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách đã và đang là “bệ đỡ”, là “điểm tựa” của người nghèo.
Thời gian qua, huyện Hải Hà huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.
Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo thành lập 11 điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại 11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các điểm giao dịch đều được bố trí trong khuôn viên ủy ban nhân dân xã, thị trấn, thực hiện giao dịch vào ngày, giờ cố định hằng tháng (kể cả thứ bảy, chủ nhật). Qua đó, các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi và danh sách khách hàng đang vay vốn, cũng như các thông tin về điều kiện, quy trình, thủ tục vay vốn từng chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đều được niêm yết công khai tại bảng thông tin tín dụng chính sách; khách hàng giao dịch trực tiếp với Ngân hàng Chính sách xã hội để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay và trả nợ dưới sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền cấp xã, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.
Hiện nay, toàn địa bàn huyện có 209 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động hiệu quả tại 112 thôn, khu dân cư, trực thuộc quản lý của 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, với tổng số 6.377 thành viên. Doanh số cho vay đến hết tháng 10-2022 là trên 103.289 triệu đồng, với 1.921 lượt khách hàng vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hải Hà, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời. Tiêu biểu như hộ gia đình anh Vũ Duy Quyện thuộc diện hộ nghèo năm 2009 của xã Quảng Phong vay 50 triệu đồng để chăn nuôi. Đến nay anh Quyện đã thoát nghèo, thành lập mô hình gia trại, trong gia trại thường xuyên có 1.000 - 1.300 con vịt đẻ trứng, gà đẻ trứng cung cấp ra thị trường trên 3,6 vạn trứng các loại/tháng. Hay như hộ gia đình ông Phạm Văn Quang (thôn 5, xã Quảng Long) là tấm gương tiêu biểu chiến thắng bệnh tật, vươn lên thoát nghèo, năm 2016 gia đình ông thuộc diện hộ cận nghèo của xã vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 50 triệu đồng để trồng chè, do làm ăn chăm chỉ, ông Quang đã mạnh dạn viết đơn xin thoát nghèo, năm 2019, ông tiếp tục vay 80 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để mở lò rèn sản xuất nông cụ. Hiện nay dự án của ông phát triển tốt, cho thu nhập ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động. Hộ gia đình ông Lê Văn Thảo (thôn Minh Tân, xã Quảng Minh) vay 43 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để trang trải chi phí cho 3 người con học cao đẳng và đại học. Hiện các con của ông Thảo đã ra trường và có công việc ổn định, gia đình đã trả hết nợ ngân hàng. Từ năm 2002 đến nay đã có 24.337 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn, thu hút tạo việc làm cho 4.198 lao động; 2.372 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không có học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ xây mới và cải tạo 28.694 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 775 ngôi nhà cho hộ nghèo...
Kết quả đạt được trong triển khai tín dụng chính sách của huyện Hải Hà khẳng định vai trò của chính sách tín dụng ưu đãi, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Qua đó góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện Hải Hà./.
Ngành du lịch Quảng Ninh nỗ lực phát triển thương hiệu du lịch  (06/11/2022)
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Dìu  (05/11/2022)
Chuyển đổi số y tế ở tỉnh Quảng Ninh: Lĩnh vực ưu tiên hàng đầu  (05/11/2022)
Thị xã Đông Triều với mục tiêu xây dựng thành phố hiện đại, văn minh  (04/11/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay