Hợp tác ASEAN - Nhật Bản: Thành tựu trên nhiều lĩnh vực
20:35, ngày 30-08-2018
TCCSĐT - Trong khuôn khổ hợp tác khu vực, Nhật Bản đặc biệt coi trọng cơ chế ASEAN+1 không chỉ bởi hiệu quả thực chất của diễn đàn này mà đối với Nhật Bản, quan hệ với ASEAN còn được coi như “hạt nhân của Hợp tác khu vực Đông Á”.
Tháng 01-1997, Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto Ryutaro đã đề xuất mở rộng và làm sâu sắc thêm đối thoại ở các lĩnh vực và các cấp giữa ASEAN và Nhật Bản. Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản tổ chức không định kỳ trước đây chuyển thành hội nghị thường niên. Cơ chế hợp tác ASEAN+1 lúc này chính thức được khởi động thúc đẩy tiến trình liên kết Đông Á. Kể từ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản lần thứ nhất được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 16-12-1997, đến nay, Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản đã được tổ chức 21 lần tại nhiều quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản. Hội nghị đã đề ra được nhiều Tuyên bố và Chương trình hành động cụ thể, hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ ASEAN - Nhật Bản hợp tác, hữu nghị và hiệu quả hơn góp phần vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng của khu vực.
Khuôn khổ hợp tác kinh tế
Trên lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản là một trong những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài và cung cấp viện trợ ODA lớn nhất cho ASEAN. Trong vòng 10 năm qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào ASEAN đã tăng gấp 10 lần và kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN - Nhật Bản tăng 2,4 lần. Nếu như năm 2009, Nhật Bản chiếm khoảng 10,5% thương mại và 13,4% trong đầu tư của ASEAN, thì đến năm 2011, Nhật Bản đã là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, với khối lượng thương mại trị giá 273,34 tỷ USD, trong khi đầu tư FDI từ Nhật Bản đạt 15,25 tỷ USD cùng năm. Riêng trong năm 2013 - dấu mốc kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản, Nhật Bản đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN, sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu - EU, với kim ngạch thương mại hai chiều lên tới gần 241 tỷ USD, chiếm 9,6% tổng thương mại ASEAN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản sang ASEAN đạt gần 23 tỷ USD, trở thành nguồn vốn FDI lớn thứ hai vào ASEAN, và chiếm 18,7% tổng mức FDI vào ASEAN cùng năm.
Những thành quả đạt được phần nhiều nhờ vào những đóng góp, hỗ trợ cả về kinh phí và vật lực của Chính phủ Nhật Bản đối với sự phát triển của ASEAN dưới dạng các gói tài trợ lớn. Cụ thể như trong Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 9 tại Kuala Lumpur, Malaysai, tháng 12-2005, Thủ tướng Koizumi đã cam kết cung cấp viện trợ tài chính mới với số tiền 7,5 tỷ Yên (tương đương 70 triệu USD) trong mục tiêu hỗ trợ hội nhập ASEAN, thông qua Quỹ ADF (Asian Development Fund) và các quỹ hợp tác ASEAN - Nhật Bản. Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 10 diễn ra tại Cebu, Philippines tháng 01-2007, đã ghi nhận khoản trợ cấp mới của Chính phủ Nhật Bản trị giá 52 triệu USD giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua việc thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản. Ngày 14-12-2013, tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ Đối thoại ASEAN - Nhật Bản (1973 - 2013) tổ chức tại Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe một lần nữa cam kết cung cấp 2.000 tỷ Yên (tương đương 20 tỷ USD) cho các dự án kết nối và khu hẹp khoảng cách ở ASEAN trong thời gian 5 năm; gia hạn và cấp thêm 100 triệu USD cho Quỹ Liên kết ASEAN - Nhật Bản; cấp 300 tỷ Yên cho hợp tác và hỗ trợ ASEAN nâng cao năng lực quản lý và ứng phó với thiên tai; tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư hướng tới mục tiêu tăng gấp đôi các dòng thương mại và đầu tư hai bên vào năm 2022; sớm hoàn tất và ký kết các Hiệp định Thương mại Dịch vụ và Đầu tư, tiến tới hình thành Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Nhật Bản toàn diện.
Lĩnh vực an ninh - quốc phòng
Mặc dù chịu sự hạn chế nghiêm ngặt bởi điều 9 trong bản Hiến pháp Hòa bình về hoạt động quân sự ở nước ngoài, song Nhật Bản vẫn nỗ lực hỗ trợ các quốc gia ASEAN xây dựng năng lực quốc phòng, quân sự thông qua nhiều gói viện trợ và những hoạt động hợp tác cụ thể.
Trước hết, Nhật Bản hỗ trợ ASEAN củng cố khả năng quốc phòng về mặt hàng hải. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi an ninh hàng hải đang là một vấn đề nóng đối với toàn châu Á - Thái Bình Dương. Trong những năm qua, lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã tham gia nhiều cuộc tập trận chung, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và các hoạt động sơ tán phi chiến đấu với các quốc gia thành viên ASEAN. Cụ thể, trong giai đoạn 2004 - 2005, Nhật Bản đã đưa các nhân viên thuộc Lực lượng Phòng vệ đến Indonesia để tham gia các hoạt động cứu trợ nhân đạo khắc phục hậu quả sóng thần. Tháng 5-2005, Nhật Bản đã tham gia vào cuộc diễn tập “Cobragold - 2005” (Hổ mang vàng) tại Thái Lan, đây là lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Nhật Bản tham gia vào cuộc diễn tập thường niên giữa Thái Lan - Mỹ và các nước đồng minh của họ trong khu vực. Đây chính là hoạt động mở màn cho việc Nhật Bản thường xuyên tham gia vào các cuộc diễn tập “Cobragold” thường niên giữa Mỹ - Thái Lan và một số nước trong khu vực Đông Nam Á trong những năm tiếp theo. Năm 2007, Nhật Bản đã nâng cấp Cục phòng vệ lên thành Bộ Quốc phòng, thành lập một lực lượng quân sự đặc biệt có tên gọi “Lực lượng sẵn sàng chiến đấu” với khả năng tác chiến cao nhằm đối phó với các mối đe doạ mới và đóng vai trò quan trọng hơn trong các hoạt động hoà bình quốc tế. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng công bố các diễn giải mới về Hiến pháp, gỡ bỏ việc “chủ động tự vệ” và cho phép quân đội tham gia “phòng thủ tập thể” với các quốc gia khác. Kế thừa thành tựu trong hợp tác an ninh từ thời Thủ tướng Koizumi, sau khi trở thành Thủ tướng kế nhiệm của Nhật Bản sau ông Naoto Kan, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã chủ trương ban hành bộ luật về an ninh quốc gia và luật về tình trạng khẩn cấp. Hợp tác an ninh - quốc phòng Nhật Bản - ASEAN trong thời gian này tập trung vào vấn đề Biển Đông bởi nó liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nhật Bản, đặc biệt là việc ứng phó với những tham vọng ngày càng “leo thang” của Trung Quốc. Theo đó, hàng loạt các hoạt động hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Nhật Bản và ASEAN đã được diễn ra: Tháng 7-2011, Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản lần đầu tiên cùng Mỹ, Australia tiến hành tập trận chung tại vùng biển gần Brunei; Tháng 9-2011, Nhật Bản và Philippines đã tổ chức họp bàn về vấn đề Biển Đông và Nhật Bản lần đầu tham gia cuộc tập trận Balitakan giữa Mỹ và Philippines vào tháng 3 và 4-2012. Nhật Bản cũng tham gia tích cực vào phái đoàn hỗ trợ dân sự và nhân đạo ở Đông Nam Á của hải quân Mỹ. Cũng trong khuôn khổ hợp tác ASEAN+1, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã kêu gọi ASEAN ủng hộ sáng kiến về việc tổ chức một hội nghị đa phương về an ninh và an toàn hàng hải trong vùng, sao cho “phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”. Đề xuất của Tokyo chứng tỏ quan điểm "linh hoạt và cởi mở" của Nhật Bản về một diễn đàn an ninh mở rộng. Tháng 4-2015, hai tàu huấn luyện thuộc lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản gồm 500 thành viên đã cập cảng Đà Nẵng, Việt Nam. Tháng 4-2016, tàu hộ vệ JS Ariake-109 và tàu hộ vệ JS Setogiri-156 cùng 500 sỹ quan thủy thủ đã cập cảng quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa của Việt Nam và Vịnh Subic của Philippines. Các chuyến thăm đã giúp lực lượng hải quân các nước trao đổi kinh nghiệm về phòng chống cướp biển, huấn luyện chung về tìm kiếm cứu nạn trên biển, nâng cao nghiệp vụ trong lĩnh vực bảo đảm an ninh hàng hải và thực thi nhiệm vụ an ninh biển.
Thứ hai, Nhật Bản xây dựng năng lực hàng hải cho các quốc gia thành viên ASEAN thông qua việc cung cấp nhiều trang thiết bị, tàu tuần tra hiện đại và đào tạo cán bộ.
Sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, Thủ tướng Shinzo Abe về cơ bản đã kế thừa phương hướng tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Nhật Bản và ASEAN từ các đời Thủ tướng tiền nhiệm. Hợp tác an ninh - quốc phòng được xem là thành tố cơ bản của “Học thuyết Shinzo Abe” với ASEAN, bảo đảm cho thành công của chiến lược “Châu Á - Thái Bình Dương: Tự do và rộng mở”. Cụ thể, Nhật Bản đã cung cấp tàu tuần tra biển cho Việt Nam và Philippines. Tháng 8-2013, Nhật Bản ký thỏa thuận cung cấp 6 tàu tuần tra đã qua sử dụng cùng thiết bị bảo đảm an ninh trên biển cho Việt Nam trong khuôn khổ nguồn vốn ODA trị giá 500 triệu Yên. Tháng 12-2013, Nhật Bản cũng cam kết cung cấp 10 tàu tuần tra mới cho Philippines trong một khoản vay trị giá 184 triệu USD. Đặc biệt mối quan hệ quốc phòng Nhật Bản - Philippines phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây. Philippines đã bày tỏ mong muốn mua máy bay trinh sát biển P-3C Orion của Nhật, nhằm tăng cường đáng kể khả năng giám sát lãnh hải và vùng biển của mình. Manila và Tokyo thậm chí còn đưa ra một thỏa thuận viếng thăm, theo đó sẽ cho phép lực lượng hải quân Nhật Bản đồn trú tại Philippines. Xét về lịch sử chiếm đóng Philippines của Nhật Bản trong Thế chiến II, thì hành động trên được đánh giá là bước đi táo bạo của cả hai nước. Ngoài ra, để tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á, Nhật Bản cũng ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản - Indonesia. Thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng với chính sách ASEAN của Nhật Bản. Thỏa thuận bao hàm hai lĩnh vực chính là huấn luyện quân sự và công nghệ quốc phòng.
Thứ ba, Chính phủ Nhật Bản từng bước thúc đẩy việc xuất khẩu vũ khí trực tiếp để hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng quốc phòng của các nước ASEAN.
Tháng 12-2011, Nhật Bản đã quyết định nới lỏng những hạn chế áp đặt trong ba nguyên tắc về xuất khẩu vũ khí, với nội dung chỉ được phép chuyển các trang thiết bị quốc phòng ra nước ngoài phục vụ mục tiêu đóng góp cho hòa bình và hợp tác quốc tế. Chính phủ Nhật Bản cũng chi 24,7 nghìn tỷ yên (tương đương 240 tỷ USD) trong giai đoạn 2014 - 2019 để mua sắm vũ khí quân sự, trong đó có máy bay do thám, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và phương tiện đổ bộ. Ngoài ra, ngày 16-7-2015, Dự luật an ninh mới đã được Hạ viện Nhật Bản thông qua. Dự luật mới này gồm hai phần: “Luật sửa đổi an ninh và hòa bình” được đưa ra trên cơ sở sửa đổi điều chỉnh 10 đạo luật, như Luật Lực lượng phòng vệ và Luật Về tình trạng tấn công vũ lực hay “Luật Hỗ trợ hòa bình quốc tế”, tạo điều kiện cho Nhật Bản có thể điều động lực lượng phòng vệ tiến hành chi viện hậu phương cho quân đội các nước khác. Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc sửa đổi luật an ninh của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Ngày 29-02-2016, Nhật Bản đã ký thỏa thuận cung cấp trang thiết bị quốc phòng cho Philippines, đề ra một khuôn khổ cho việc cung cấp các trang thiết bị và công nghệ quốc phòng, theo đó giúp các nước ASEAN cùng tiến hành nghiên cứu và triển khai các dự án. Đây là thỏa thuận quốc phòng đầu tiên của Nhật Bản trong khu vực. Bên cạnh những hỗ trợ cụ thể trên, một cơ chế chính thức về hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản và ASEAN, Diễn đàn cấp Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản - ASEAN cũng đã được tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2009. Đây là sáng kiến của Chính phủ Nhật Bản. Tính đến 9-2017, Diễn đàn đã được tổ chức 9 lần, tại các thành phố lớn của Nhật Bản, góp phần quan trọng trong mục tiêu thúc đẩy thực chất quan hệ hợp tác trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng giữa Nhật Bản và ASEAN.
Như vậy, Nhật Bản đã có những bước đi mới trong việc điều chỉnh hợp tác an ninh - quốc phòng với ASEAN, nhằm giúp các quốc gia thành viên ASEAN gia tăng nội lực, chống lại hành động cưỡng ép của các nước lớn đối với tuyên bố chủ quyền và tranh chấp trên biển, thúc đẩy an ninh và an toàn hàng hải vì mục đích hòa bình, ổn định và trật tự của toàn khu vực.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội
Giáo dục luôn được ưu tiên hàng đầu trong chính sách ASEAN của Nhật Bản. Là đất nước có nền giáo dục đạt chất lượng cao, uy tín trên thế giới, những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của nhiều nước thành viên ASEAN. Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai bên đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác giữa các Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Chương trình trao đổi lưu học sinh nằm trong dự án “giao lưu con người”, hằng năm Chính phủ Nhật Bản giành hàng nghìn suất học bổng du học Nhật cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các nước ASEAN. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng cung cấp nhiều gói học bổng về giáo dục cho các viện, trường học và nhiều nhà khoa học của các quốc gia ASEAN thông qua các quỹ giao lưu và hợp tác, các quỹ tài chính của Nhật Bản như Quỹ Japan (JF), Quỹ khuyến học Nhật bản (JSPS), Quỹ Toyota... Hiện nay Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện kế hoạch thu hút khoảng 300.000 sinh viên quốc tế đến năm 2020. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, từ năm 2007, Nhật Bản đã giúp đào tạo 500 tiến sỹ thuộc chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ của Chính phủ Việt Nam trong vòng 10 năm. Năm 2008, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và ngài Komura Masahiko - Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản đã ký kết hai Công hàm trao đổi tiếp nhận Dự án Học bổng phát triển nguồn nhân lực (gọi tắt là học bổng JDS), do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong năm tài khóa 2009 và ba năm tiếp theo. Chương trình này hướng đến tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh sau đại học trên 5 lĩnh vực gồm: luật, kinh tế, quản trị kinh doanh, nông nghiệp và phát triển nông thôn và công nghệ thông tin.
Bên cạnh giáo dục, những trợ giúp trong lĩnh vực Y tế của Nhật Bản đối với các quốc gia ASEAN cũng luôn được đánh giá cao, đồng thời là lĩnh vực hợp tác được đề cập đến nhiều lần trong các kỳ hội nghị cấp cao giữa hai bên. Tại hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 9 (tháng 12-2005), tại Kuala Lumpur, Malaysia, Chính phủ của Thủ tướng Koizumi đã thông báo các sáng kiến đề xuất hỗ trợ chính để chống lại dịch cúm gia cầm H5N1 tại các quốc gia châu Á với số tiền là 135 triệu USD, trong đó có việc cung cấp thuốc kháng virut cúm Tamiflu cho 500.000 người dân ASEAN. Phát biểu tại hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 10, ngày 14-01-2007, các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh dự án JAIF đã hoàn thành việc dự trữ khoảng 500.000 liều thuốc Tamiflu và khoảng 700.000 thiết bị y tế bảo vệ cá nhân (PPE) cho các nước ASEAN. Đồng thời các nước ASEAN cũng đánh giá cao cam kết mới của Chính phủ Nhật Bản trong việc hỗ trợ 67 triệu USD cho khoản đóng góp 150 triệu USD đã được giải ngân dựa trên cam kết tại Hội nghị Cam kết quốc tế về Dịch cúm gia cầm tại châu Á được tổ chức tháng 01-2006 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 12 tại Thái Lan (tháng 10-2009), Chính phủ Nhật Bản một lần nữa đóng góp cho cuộc chiến phòng chống dịch cúm gia cầm tại các nước ASEAN với việc hoàn thành cung cấp 500.000 khóa học phòng chống virut và 350.000 bộ thiết bị bảo hộ cá nhân cho ngành y tế các quốc gia thành viên ASEAN, ngoài kho dự trữ vắc xin và thiết bị bảo hộ hiện có tại Singapore. Đồng thời Chính phủ Nhật Bản cũng đóng góp thêm 90 triệu USD vào Quỹ JAIF được sử dụng cho mục tiêu “Quản lý thiên tai và khẩn cấp”, hỗ trợ khẩn cấp liên quan đến khủng hoảng và y tế. Các nhà lãnh đạo ASEAN đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời của Nhật Bản trong việc cung cấp cứu trợ khẩn cấp và cử các đội y tế đến hỗ trợ nạn nhân siêu bão Nargis tại Myanmar vào tháng 5-2008. Cũng nằm trong chiến lược triển khai chính sách về y tế của Nhật Bản đối với các nước ASEAN, sáng 27-3-2018, tại Đà Nẵng, Việt Nam đã diễn ra cuộc diễn tập thực binh ứng phó về y tế trong thảm hoạ kéo dài trong 3 ngày, với sự tham gia của 12 đội y tế khẩn cấp (EMTs) đến từ Nhật Bản và các quốc gia thành viên ASEAN. Riêng đối với Việt Nam, những trợ giúp của Nhật Bản trên lĩnh vực y tế được thực hiện từ rất sớm. Trong lĩnh vực điều trị, từ năm 1992, Nhật Bản đã giúp Việt Nam nâng cấp Bệnh viện Chợ Rẫy với số vốn 25 triệu USD. Năm 1994, Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị y tế cho 9 bệnh viện và cơ sở y tế cho thành phố Hà Nội. Dự án nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai với số vốn viện trợ không hoàn lại đạt tới 54 triệu USD được hoàn thành vào năm 2000. Hội Chữ thập Đỏ cho biết, trong những năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chương trình hợp tác, viện trợ không hoàn lại cho lĩnh vực y tế ở Việt Nam, như củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nâng cấp các cơ sở khám, chữa bệnh và phát triển các trung tâm y tế, giúp trang bị cho Việt Nam các trang thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ chuyên gia và đào tạo bác sỹ chuyên sâu... Trong lĩnh vực y tế cộng đồng, sự giúp đỡ của JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) đã góp phần đáng kể trong công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm như hỗ trợ phương tiện, thiết bị dây truyền lạnh cho Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), cung cấp vắc xin Sabin và trang thiết bị cho dây truyển sản xuất văc-xin Sabin, góp phần vào thành công của mục tiêu thanh toán bại liệt của Việt Nam vào năm 2000.
Thúc đẩy giao lưu thế hệ trẻ giữa Nhật Bản và ASEAN trong thế kỷ XXI, thể hiện quan điểm coi trọng nguồn nhân lực của Chính phủ Nhật Bản, những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhật Bản đã đặc biệt chú trọng tới đối tượng thanh niên, những nhà lãnh đạo tương lai, thông qua việc khởi xướng nhiều hoạt động hợp tác với thanh niên ASEAN. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ II diễn ra ở Cebu (Philippines) tháng 01-2007, Thủ tướng Shinzo Abe đã đề xuất sáng kiến “Chương trình giao lưu sinh viên và thanh niên Nhật Bản - Đông Á”. Sáng kiến với tổng kinh phí 315 triệu USD do Quỹ hội nhập ASEAN - Nhật Bản (JAIF) tài trợ, được thực hiện trong 5 năm. Theo đó, mỗi năm có 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham gia tiến trình thượng đỉnh Đông Á được mời tới thăm quan Nhật Bản. Tính đến năm 2013, JENESYS đã đưa hơn 14.000 thanh thiếu niên từ ASEAN sang Nhật Bản và khoảng 700 thanh thiếu niên người Nhật đã đến thăm các quốc gia thành viên ASEAN nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên. Tiếp nối thành công này, trong chuyến thăm tới Indonesia tháng 01-2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiếp tục tuyên bố Chương trình giao lưu sinh viên và thanh niên Nhật Bản - Đông Á 2.0 (JENESYS 2.0). Chương trình được khởi động và thực hiện từ tháng 3-2013 đến tháng 3-2015. Có khoảng 30.000 thanh niên trong khu vực gồm 10 nước ASEAN và 4 nước là Timo Leste, Ấn Độ, New Zealand và Australia, trong đó có 10.000 thanh niên thuộc ASEAN có cơ hội tới thăm quan và trải nghiệm học tập tại Nhật Bản, ngược lại khoảng 600 thanh niên Nhật đã đến các nước ASEAN. Sau khi hoàn thành JENESYS 2.0, chương trình JENESYS 2015 đã được tiếp nối ra mắt vào tháng 4-2015. Khoảng 1.800 người từ các nước ASEAN và Nhật Bản đã tham gia vào chương trình này để thúc đẩy sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau từ đó tạo nền tảng cho một quan hệ hữu nghị Nhật Bản - ASEAN bền vững. Đến tháng 3-2016, JENESYS 2016 với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác kinh tế Thái Bình Dương” đã được chính thức khởi động với nguồn đóng góp của Nhật Bản lên tới 979,56 triệu Yên (tương đương 8,6 triệu USD). Chương trình đã đưa khoảng 2.360 thanh thiếu niên (trong đó có khoảng 2.000 người từ các quốc gia thành viên ASEAN) tới Nhật Bản.
Có thể thấy, việc thành lập cơ chế ASEAN+Nhật Bản đã mang lại những thành tựu hợp tác to lớn cho cả hai bên, khiến quan hệ kinh tế song phương do Nhật Bản chủ đạo trước đây phát triển theo hướng tương đối bình đẳng hơn, đặc biệt hai bên tăng cường thúc đẩy “quan hệ hợp tác” để thay thế mối quan hệ “viện trợ - được viện trợ”. Từ đầu tư kinh tế là chủ đạo, Nhật Bản đã dần mở rộng hợp tác song phương sang các lĩnh vực khác như chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng và bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Sẽ là không quá với nhận định, ASEAN+Nhật Bản là cơ chế đạt được hiệu quả nhất, hiện thực hóa chính sách ASEAN của Nhật Bản trong thế kỷ XXI./.
Khuôn khổ hợp tác kinh tế
Trên lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản là một trong những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài và cung cấp viện trợ ODA lớn nhất cho ASEAN. Trong vòng 10 năm qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào ASEAN đã tăng gấp 10 lần và kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN - Nhật Bản tăng 2,4 lần. Nếu như năm 2009, Nhật Bản chiếm khoảng 10,5% thương mại và 13,4% trong đầu tư của ASEAN, thì đến năm 2011, Nhật Bản đã là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, với khối lượng thương mại trị giá 273,34 tỷ USD, trong khi đầu tư FDI từ Nhật Bản đạt 15,25 tỷ USD cùng năm. Riêng trong năm 2013 - dấu mốc kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản, Nhật Bản đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN, sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu - EU, với kim ngạch thương mại hai chiều lên tới gần 241 tỷ USD, chiếm 9,6% tổng thương mại ASEAN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản sang ASEAN đạt gần 23 tỷ USD, trở thành nguồn vốn FDI lớn thứ hai vào ASEAN, và chiếm 18,7% tổng mức FDI vào ASEAN cùng năm.
Những thành quả đạt được phần nhiều nhờ vào những đóng góp, hỗ trợ cả về kinh phí và vật lực của Chính phủ Nhật Bản đối với sự phát triển của ASEAN dưới dạng các gói tài trợ lớn. Cụ thể như trong Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 9 tại Kuala Lumpur, Malaysai, tháng 12-2005, Thủ tướng Koizumi đã cam kết cung cấp viện trợ tài chính mới với số tiền 7,5 tỷ Yên (tương đương 70 triệu USD) trong mục tiêu hỗ trợ hội nhập ASEAN, thông qua Quỹ ADF (Asian Development Fund) và các quỹ hợp tác ASEAN - Nhật Bản. Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 10 diễn ra tại Cebu, Philippines tháng 01-2007, đã ghi nhận khoản trợ cấp mới của Chính phủ Nhật Bản trị giá 52 triệu USD giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua việc thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản. Ngày 14-12-2013, tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ Đối thoại ASEAN - Nhật Bản (1973 - 2013) tổ chức tại Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe một lần nữa cam kết cung cấp 2.000 tỷ Yên (tương đương 20 tỷ USD) cho các dự án kết nối và khu hẹp khoảng cách ở ASEAN trong thời gian 5 năm; gia hạn và cấp thêm 100 triệu USD cho Quỹ Liên kết ASEAN - Nhật Bản; cấp 300 tỷ Yên cho hợp tác và hỗ trợ ASEAN nâng cao năng lực quản lý và ứng phó với thiên tai; tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư hướng tới mục tiêu tăng gấp đôi các dòng thương mại và đầu tư hai bên vào năm 2022; sớm hoàn tất và ký kết các Hiệp định Thương mại Dịch vụ và Đầu tư, tiến tới hình thành Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Nhật Bản toàn diện.
Lĩnh vực an ninh - quốc phòng
Mặc dù chịu sự hạn chế nghiêm ngặt bởi điều 9 trong bản Hiến pháp Hòa bình về hoạt động quân sự ở nước ngoài, song Nhật Bản vẫn nỗ lực hỗ trợ các quốc gia ASEAN xây dựng năng lực quốc phòng, quân sự thông qua nhiều gói viện trợ và những hoạt động hợp tác cụ thể.
Trước hết, Nhật Bản hỗ trợ ASEAN củng cố khả năng quốc phòng về mặt hàng hải. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi an ninh hàng hải đang là một vấn đề nóng đối với toàn châu Á - Thái Bình Dương. Trong những năm qua, lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã tham gia nhiều cuộc tập trận chung, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và các hoạt động sơ tán phi chiến đấu với các quốc gia thành viên ASEAN. Cụ thể, trong giai đoạn 2004 - 2005, Nhật Bản đã đưa các nhân viên thuộc Lực lượng Phòng vệ đến Indonesia để tham gia các hoạt động cứu trợ nhân đạo khắc phục hậu quả sóng thần. Tháng 5-2005, Nhật Bản đã tham gia vào cuộc diễn tập “Cobragold - 2005” (Hổ mang vàng) tại Thái Lan, đây là lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Nhật Bản tham gia vào cuộc diễn tập thường niên giữa Thái Lan - Mỹ và các nước đồng minh của họ trong khu vực. Đây chính là hoạt động mở màn cho việc Nhật Bản thường xuyên tham gia vào các cuộc diễn tập “Cobragold” thường niên giữa Mỹ - Thái Lan và một số nước trong khu vực Đông Nam Á trong những năm tiếp theo. Năm 2007, Nhật Bản đã nâng cấp Cục phòng vệ lên thành Bộ Quốc phòng, thành lập một lực lượng quân sự đặc biệt có tên gọi “Lực lượng sẵn sàng chiến đấu” với khả năng tác chiến cao nhằm đối phó với các mối đe doạ mới và đóng vai trò quan trọng hơn trong các hoạt động hoà bình quốc tế. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng công bố các diễn giải mới về Hiến pháp, gỡ bỏ việc “chủ động tự vệ” và cho phép quân đội tham gia “phòng thủ tập thể” với các quốc gia khác. Kế thừa thành tựu trong hợp tác an ninh từ thời Thủ tướng Koizumi, sau khi trở thành Thủ tướng kế nhiệm của Nhật Bản sau ông Naoto Kan, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã chủ trương ban hành bộ luật về an ninh quốc gia và luật về tình trạng khẩn cấp. Hợp tác an ninh - quốc phòng Nhật Bản - ASEAN trong thời gian này tập trung vào vấn đề Biển Đông bởi nó liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nhật Bản, đặc biệt là việc ứng phó với những tham vọng ngày càng “leo thang” của Trung Quốc. Theo đó, hàng loạt các hoạt động hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Nhật Bản và ASEAN đã được diễn ra: Tháng 7-2011, Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản lần đầu tiên cùng Mỹ, Australia tiến hành tập trận chung tại vùng biển gần Brunei; Tháng 9-2011, Nhật Bản và Philippines đã tổ chức họp bàn về vấn đề Biển Đông và Nhật Bản lần đầu tham gia cuộc tập trận Balitakan giữa Mỹ và Philippines vào tháng 3 và 4-2012. Nhật Bản cũng tham gia tích cực vào phái đoàn hỗ trợ dân sự và nhân đạo ở Đông Nam Á của hải quân Mỹ. Cũng trong khuôn khổ hợp tác ASEAN+1, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã kêu gọi ASEAN ủng hộ sáng kiến về việc tổ chức một hội nghị đa phương về an ninh và an toàn hàng hải trong vùng, sao cho “phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”. Đề xuất của Tokyo chứng tỏ quan điểm "linh hoạt và cởi mở" của Nhật Bản về một diễn đàn an ninh mở rộng. Tháng 4-2015, hai tàu huấn luyện thuộc lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản gồm 500 thành viên đã cập cảng Đà Nẵng, Việt Nam. Tháng 4-2016, tàu hộ vệ JS Ariake-109 và tàu hộ vệ JS Setogiri-156 cùng 500 sỹ quan thủy thủ đã cập cảng quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa của Việt Nam và Vịnh Subic của Philippines. Các chuyến thăm đã giúp lực lượng hải quân các nước trao đổi kinh nghiệm về phòng chống cướp biển, huấn luyện chung về tìm kiếm cứu nạn trên biển, nâng cao nghiệp vụ trong lĩnh vực bảo đảm an ninh hàng hải và thực thi nhiệm vụ an ninh biển.
Thứ hai, Nhật Bản xây dựng năng lực hàng hải cho các quốc gia thành viên ASEAN thông qua việc cung cấp nhiều trang thiết bị, tàu tuần tra hiện đại và đào tạo cán bộ.
Sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, Thủ tướng Shinzo Abe về cơ bản đã kế thừa phương hướng tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Nhật Bản và ASEAN từ các đời Thủ tướng tiền nhiệm. Hợp tác an ninh - quốc phòng được xem là thành tố cơ bản của “Học thuyết Shinzo Abe” với ASEAN, bảo đảm cho thành công của chiến lược “Châu Á - Thái Bình Dương: Tự do và rộng mở”. Cụ thể, Nhật Bản đã cung cấp tàu tuần tra biển cho Việt Nam và Philippines. Tháng 8-2013, Nhật Bản ký thỏa thuận cung cấp 6 tàu tuần tra đã qua sử dụng cùng thiết bị bảo đảm an ninh trên biển cho Việt Nam trong khuôn khổ nguồn vốn ODA trị giá 500 triệu Yên. Tháng 12-2013, Nhật Bản cũng cam kết cung cấp 10 tàu tuần tra mới cho Philippines trong một khoản vay trị giá 184 triệu USD. Đặc biệt mối quan hệ quốc phòng Nhật Bản - Philippines phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây. Philippines đã bày tỏ mong muốn mua máy bay trinh sát biển P-3C Orion của Nhật, nhằm tăng cường đáng kể khả năng giám sát lãnh hải và vùng biển của mình. Manila và Tokyo thậm chí còn đưa ra một thỏa thuận viếng thăm, theo đó sẽ cho phép lực lượng hải quân Nhật Bản đồn trú tại Philippines. Xét về lịch sử chiếm đóng Philippines của Nhật Bản trong Thế chiến II, thì hành động trên được đánh giá là bước đi táo bạo của cả hai nước. Ngoài ra, để tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á, Nhật Bản cũng ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản - Indonesia. Thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng với chính sách ASEAN của Nhật Bản. Thỏa thuận bao hàm hai lĩnh vực chính là huấn luyện quân sự và công nghệ quốc phòng.
Thứ ba, Chính phủ Nhật Bản từng bước thúc đẩy việc xuất khẩu vũ khí trực tiếp để hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng quốc phòng của các nước ASEAN.
Tháng 12-2011, Nhật Bản đã quyết định nới lỏng những hạn chế áp đặt trong ba nguyên tắc về xuất khẩu vũ khí, với nội dung chỉ được phép chuyển các trang thiết bị quốc phòng ra nước ngoài phục vụ mục tiêu đóng góp cho hòa bình và hợp tác quốc tế. Chính phủ Nhật Bản cũng chi 24,7 nghìn tỷ yên (tương đương 240 tỷ USD) trong giai đoạn 2014 - 2019 để mua sắm vũ khí quân sự, trong đó có máy bay do thám, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và phương tiện đổ bộ. Ngoài ra, ngày 16-7-2015, Dự luật an ninh mới đã được Hạ viện Nhật Bản thông qua. Dự luật mới này gồm hai phần: “Luật sửa đổi an ninh và hòa bình” được đưa ra trên cơ sở sửa đổi điều chỉnh 10 đạo luật, như Luật Lực lượng phòng vệ và Luật Về tình trạng tấn công vũ lực hay “Luật Hỗ trợ hòa bình quốc tế”, tạo điều kiện cho Nhật Bản có thể điều động lực lượng phòng vệ tiến hành chi viện hậu phương cho quân đội các nước khác. Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc sửa đổi luật an ninh của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Ngày 29-02-2016, Nhật Bản đã ký thỏa thuận cung cấp trang thiết bị quốc phòng cho Philippines, đề ra một khuôn khổ cho việc cung cấp các trang thiết bị và công nghệ quốc phòng, theo đó giúp các nước ASEAN cùng tiến hành nghiên cứu và triển khai các dự án. Đây là thỏa thuận quốc phòng đầu tiên của Nhật Bản trong khu vực. Bên cạnh những hỗ trợ cụ thể trên, một cơ chế chính thức về hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản và ASEAN, Diễn đàn cấp Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản - ASEAN cũng đã được tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2009. Đây là sáng kiến của Chính phủ Nhật Bản. Tính đến 9-2017, Diễn đàn đã được tổ chức 9 lần, tại các thành phố lớn của Nhật Bản, góp phần quan trọng trong mục tiêu thúc đẩy thực chất quan hệ hợp tác trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng giữa Nhật Bản và ASEAN.
Như vậy, Nhật Bản đã có những bước đi mới trong việc điều chỉnh hợp tác an ninh - quốc phòng với ASEAN, nhằm giúp các quốc gia thành viên ASEAN gia tăng nội lực, chống lại hành động cưỡng ép của các nước lớn đối với tuyên bố chủ quyền và tranh chấp trên biển, thúc đẩy an ninh và an toàn hàng hải vì mục đích hòa bình, ổn định và trật tự của toàn khu vực.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội
Giáo dục luôn được ưu tiên hàng đầu trong chính sách ASEAN của Nhật Bản. Là đất nước có nền giáo dục đạt chất lượng cao, uy tín trên thế giới, những năm gần đây, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của nhiều nước thành viên ASEAN. Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai bên đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác giữa các Chính phủ, giữa các trường học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Chương trình trao đổi lưu học sinh nằm trong dự án “giao lưu con người”, hằng năm Chính phủ Nhật Bản giành hàng nghìn suất học bổng du học Nhật cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các nước ASEAN. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng cung cấp nhiều gói học bổng về giáo dục cho các viện, trường học và nhiều nhà khoa học của các quốc gia ASEAN thông qua các quỹ giao lưu và hợp tác, các quỹ tài chính của Nhật Bản như Quỹ Japan (JF), Quỹ khuyến học Nhật bản (JSPS), Quỹ Toyota... Hiện nay Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện kế hoạch thu hút khoảng 300.000 sinh viên quốc tế đến năm 2020. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, từ năm 2007, Nhật Bản đã giúp đào tạo 500 tiến sỹ thuộc chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ của Chính phủ Việt Nam trong vòng 10 năm. Năm 2008, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và ngài Komura Masahiko - Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản đã ký kết hai Công hàm trao đổi tiếp nhận Dự án Học bổng phát triển nguồn nhân lực (gọi tắt là học bổng JDS), do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong năm tài khóa 2009 và ba năm tiếp theo. Chương trình này hướng đến tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh sau đại học trên 5 lĩnh vực gồm: luật, kinh tế, quản trị kinh doanh, nông nghiệp và phát triển nông thôn và công nghệ thông tin.
Bên cạnh giáo dục, những trợ giúp trong lĩnh vực Y tế của Nhật Bản đối với các quốc gia ASEAN cũng luôn được đánh giá cao, đồng thời là lĩnh vực hợp tác được đề cập đến nhiều lần trong các kỳ hội nghị cấp cao giữa hai bên. Tại hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 9 (tháng 12-2005), tại Kuala Lumpur, Malaysia, Chính phủ của Thủ tướng Koizumi đã thông báo các sáng kiến đề xuất hỗ trợ chính để chống lại dịch cúm gia cầm H5N1 tại các quốc gia châu Á với số tiền là 135 triệu USD, trong đó có việc cung cấp thuốc kháng virut cúm Tamiflu cho 500.000 người dân ASEAN. Phát biểu tại hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 10, ngày 14-01-2007, các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh dự án JAIF đã hoàn thành việc dự trữ khoảng 500.000 liều thuốc Tamiflu và khoảng 700.000 thiết bị y tế bảo vệ cá nhân (PPE) cho các nước ASEAN. Đồng thời các nước ASEAN cũng đánh giá cao cam kết mới của Chính phủ Nhật Bản trong việc hỗ trợ 67 triệu USD cho khoản đóng góp 150 triệu USD đã được giải ngân dựa trên cam kết tại Hội nghị Cam kết quốc tế về Dịch cúm gia cầm tại châu Á được tổ chức tháng 01-2006 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 12 tại Thái Lan (tháng 10-2009), Chính phủ Nhật Bản một lần nữa đóng góp cho cuộc chiến phòng chống dịch cúm gia cầm tại các nước ASEAN với việc hoàn thành cung cấp 500.000 khóa học phòng chống virut và 350.000 bộ thiết bị bảo hộ cá nhân cho ngành y tế các quốc gia thành viên ASEAN, ngoài kho dự trữ vắc xin và thiết bị bảo hộ hiện có tại Singapore. Đồng thời Chính phủ Nhật Bản cũng đóng góp thêm 90 triệu USD vào Quỹ JAIF được sử dụng cho mục tiêu “Quản lý thiên tai và khẩn cấp”, hỗ trợ khẩn cấp liên quan đến khủng hoảng và y tế. Các nhà lãnh đạo ASEAN đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời của Nhật Bản trong việc cung cấp cứu trợ khẩn cấp và cử các đội y tế đến hỗ trợ nạn nhân siêu bão Nargis tại Myanmar vào tháng 5-2008. Cũng nằm trong chiến lược triển khai chính sách về y tế của Nhật Bản đối với các nước ASEAN, sáng 27-3-2018, tại Đà Nẵng, Việt Nam đã diễn ra cuộc diễn tập thực binh ứng phó về y tế trong thảm hoạ kéo dài trong 3 ngày, với sự tham gia của 12 đội y tế khẩn cấp (EMTs) đến từ Nhật Bản và các quốc gia thành viên ASEAN. Riêng đối với Việt Nam, những trợ giúp của Nhật Bản trên lĩnh vực y tế được thực hiện từ rất sớm. Trong lĩnh vực điều trị, từ năm 1992, Nhật Bản đã giúp Việt Nam nâng cấp Bệnh viện Chợ Rẫy với số vốn 25 triệu USD. Năm 1994, Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị y tế cho 9 bệnh viện và cơ sở y tế cho thành phố Hà Nội. Dự án nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai với số vốn viện trợ không hoàn lại đạt tới 54 triệu USD được hoàn thành vào năm 2000. Hội Chữ thập Đỏ cho biết, trong những năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chương trình hợp tác, viện trợ không hoàn lại cho lĩnh vực y tế ở Việt Nam, như củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nâng cấp các cơ sở khám, chữa bệnh và phát triển các trung tâm y tế, giúp trang bị cho Việt Nam các trang thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ chuyên gia và đào tạo bác sỹ chuyên sâu... Trong lĩnh vực y tế cộng đồng, sự giúp đỡ của JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) đã góp phần đáng kể trong công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm như hỗ trợ phương tiện, thiết bị dây truyền lạnh cho Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), cung cấp vắc xin Sabin và trang thiết bị cho dây truyển sản xuất văc-xin Sabin, góp phần vào thành công của mục tiêu thanh toán bại liệt của Việt Nam vào năm 2000.
Thúc đẩy giao lưu thế hệ trẻ giữa Nhật Bản và ASEAN trong thế kỷ XXI, thể hiện quan điểm coi trọng nguồn nhân lực của Chính phủ Nhật Bản, những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhật Bản đã đặc biệt chú trọng tới đối tượng thanh niên, những nhà lãnh đạo tương lai, thông qua việc khởi xướng nhiều hoạt động hợp tác với thanh niên ASEAN. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ II diễn ra ở Cebu (Philippines) tháng 01-2007, Thủ tướng Shinzo Abe đã đề xuất sáng kiến “Chương trình giao lưu sinh viên và thanh niên Nhật Bản - Đông Á”. Sáng kiến với tổng kinh phí 315 triệu USD do Quỹ hội nhập ASEAN - Nhật Bản (JAIF) tài trợ, được thực hiện trong 5 năm. Theo đó, mỗi năm có 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham gia tiến trình thượng đỉnh Đông Á được mời tới thăm quan Nhật Bản. Tính đến năm 2013, JENESYS đã đưa hơn 14.000 thanh thiếu niên từ ASEAN sang Nhật Bản và khoảng 700 thanh thiếu niên người Nhật đã đến thăm các quốc gia thành viên ASEAN nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên. Tiếp nối thành công này, trong chuyến thăm tới Indonesia tháng 01-2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiếp tục tuyên bố Chương trình giao lưu sinh viên và thanh niên Nhật Bản - Đông Á 2.0 (JENESYS 2.0). Chương trình được khởi động và thực hiện từ tháng 3-2013 đến tháng 3-2015. Có khoảng 30.000 thanh niên trong khu vực gồm 10 nước ASEAN và 4 nước là Timo Leste, Ấn Độ, New Zealand và Australia, trong đó có 10.000 thanh niên thuộc ASEAN có cơ hội tới thăm quan và trải nghiệm học tập tại Nhật Bản, ngược lại khoảng 600 thanh niên Nhật đã đến các nước ASEAN. Sau khi hoàn thành JENESYS 2.0, chương trình JENESYS 2015 đã được tiếp nối ra mắt vào tháng 4-2015. Khoảng 1.800 người từ các nước ASEAN và Nhật Bản đã tham gia vào chương trình này để thúc đẩy sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau từ đó tạo nền tảng cho một quan hệ hữu nghị Nhật Bản - ASEAN bền vững. Đến tháng 3-2016, JENESYS 2016 với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác kinh tế Thái Bình Dương” đã được chính thức khởi động với nguồn đóng góp của Nhật Bản lên tới 979,56 triệu Yên (tương đương 8,6 triệu USD). Chương trình đã đưa khoảng 2.360 thanh thiếu niên (trong đó có khoảng 2.000 người từ các quốc gia thành viên ASEAN) tới Nhật Bản.
Có thể thấy, việc thành lập cơ chế ASEAN+Nhật Bản đã mang lại những thành tựu hợp tác to lớn cho cả hai bên, khiến quan hệ kinh tế song phương do Nhật Bản chủ đạo trước đây phát triển theo hướng tương đối bình đẳng hơn, đặc biệt hai bên tăng cường thúc đẩy “quan hệ hợp tác” để thay thế mối quan hệ “viện trợ - được viện trợ”. Từ đầu tư kinh tế là chủ đạo, Nhật Bản đã dần mở rộng hợp tác song phương sang các lĩnh vực khác như chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng và bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Sẽ là không quá với nhận định, ASEAN+Nhật Bản là cơ chế đạt được hiệu quả nhất, hiện thực hóa chính sách ASEAN của Nhật Bản trong thế kỷ XXI./.
Các nước tiểu vùng sông Mê Công thực hiện Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới  (30/08/2018)
WEF ASEAN 2018: Dấu ấn Việt Nam  (30/08/2018)
Tăng cường hợp tác giữa thế hệ trẻ Việt Nam - Campuchia  (30/08/2018)
Khởi động Dự án chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hóa học/Dioxin  (29/08/2018)
Báo chí Ai Cập đưa đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch nước  (29/08/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên