Báo chí Ai Cập đưa đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch nước
Báo điện tử Ahram vừa có bài viết về chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Ai Cập, trong đó nhấn mạnh Tổng thống nước chủ nhà Abdel-Fattah El-Sisi đã bày tỏ mong muốn phát triển mối quan hệ hữu nghị anh em giữa Ai Cập và Việt Nam sau cuộc gặp với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Tổng thống Sisi khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Arab Ai Cập của Chủ tịch nước Trần Đại Quang có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Việt Nam tới Ai Cập kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 55 năm.
Báo Ahram dẫn phát biểu của Tổng thống Sisi nhận định chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng như các cuộc gặp giữa các quan chức hai nước được cả hai bên thực hiện nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.
Tổng thống Sisi đã thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 9-2017, đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một vị Tổng thống Ai Cập kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963.
Tổng thống Sisi cho biết hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm thành công, thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ song phương ở tất cả các cấp. Cuộc hội đàm cũng đề cập tới phát triển quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và quân sự cũng như các biện pháp đấu tranh chống khủng bố.
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về việc mở cửa thị trường Việt Nam cho các hàng hóa xuất khẩu từ Ai Cập, đẩy mạnh phát triển du lịch và các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Ai Cập của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hai bên cũng đã ký kết một số văn kiện hợp tác trong đó các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng…
Trong khi đó, tuần báo Egyptian Mail - tuần báo tiếng Anh lâu đời nhất khu vực Trung Đông, số ra ngày 28-8 đã đăng trên trang nhất bài viết và ảnh về chuyến thăm cấp nhà nước đến Ai Cập của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Theo Egyptian Mail, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Ai Cập Sisi và Chủ tịch nước Trần Đại Quang có ý nghĩa hết sức quan trọng, phản ánh ý chí chính trị nhằm thúc đẩy quan hệ nhiều mặt giữa hai nước.
Bài báo nêu rõ Ai Cập và Việt Nam cùng hướng tới thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.
Hãng thông tấn nhà nước MENA của Ai Cập dẫn phát biểu của người phát ngôn Tổng thống, Đại sứ Bassam Radi cho rằng cuộc hội đàm giữa Tổng thống Sisi và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã cho thấy sự phát triển tích cực, vượt bậc trong quan hệ song phương.
Ngoài ra, báo Ahram nêu bật các hoạt động thương mại và đầu tư giữa Ai Cập và Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam nhập khẩu hóa chất, các sản phẩm hóa dầu, các sản phẩm làm từ sữa, nguyên liệu dệt, mật ong… từ Ai Cập, trong khi Ai Cập nhập khẩu từ Việt Nam các loại hàng hóa như hải sản, hàng may mặc, điện thoại di động, máy móc thiết bị… với kim ngạch hàng năm ước tính đạt khoảng 221,3 triệu USD./.
Đề nghị New Zealand hỗ trợ tạo chuỗi giá trị cho quả thanh long Việt  (29/08/2018)
Chủ tịch nước kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ethiopia và Ai Cập  (29/08/2018)
Tương lai nào cho Tây Ban Nha sau bầu cử chính phủ?  (29/08/2018)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe: Gia tăng uy tín trước thềm cuộc bầu cử Chủ tịch đảng LDP cầm quyền  (29/08/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên