Các nước tiểu vùng sông Mê Công thực hiện Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới
Ngày 29-8, tại Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Công tham gia Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 7.
Tham dự hội nghị có Lãnh đạo cấp Bộ của 4 nước tiểu vùng sông Mê Công gồm: Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN, Trung tâm Khí tượng ASEAN, Trung tâm Môi trường toàn cầu và một số tổ chức có liên quan. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn làm Trưởng đoàn.
Theo Ban Tổ chức, khói mù, ô nhiễm không khí là tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, kinh tế và xã hội ở nhiều nước trong khu vực ASEAN. Do tính không biên giới của các tác động môi trường, việc giải quyết vấn đề này là nhiệm vụ chung của khu vực. Hội nghị thường niên lần này nằm trong khuôn khổ cơ chế hợp tác khu vực nhằm thảo luận về chiến lược và phương hướng thực hiện có hiệu quả Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, tăng cường hợp tác giữa các thành viên ASEAN.
Hội nghị là cơ hội để các nước chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, xem xét và thông qua báo cáo do Hội nghị lần thứ 13 Tiểu nhóm kỹ thuật các nước tiểu vùng sông Mê Công thực hiện Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới đệ trình, thảo luận những giải pháp, đưa ra những quyết định quan trọng có liên quan đến các vấn đề về quản lý cháy rừng, cháy vật liệu trong đất cũng như các vấn đề quản lý và kiểm soát ô nhiễm khói bụi của các nước tiểu vùng sông Mê Công nói riêng, cộng đồng ASEAN nói chung để hướng tới một ASEAN không khói mù.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Hà Công Tuấn khẳng định: Việt Nam cam kết dành mọi nguồn lực cần thiết để thực hiện tốt những hoạt động về quản lý rừng bền vững, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, trong đó công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được quan tâm hàng đầu. Đồng thời, Việt Nam kêu gọi sự hợp tác toàn diện của các nước tiểu vùng sông Mê Công, sự chung tay của các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế để cùng nhau hành động vì một cộng đồng ASEAN luôn có môi trường trong sạch, phát triển bền vững.
Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới là một thỏa thuận đạt được rất quan trọng xuất phát từ truyền thống “đoàn kết, hợp tác” của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nói chung và các nước tiểu vùng sông Mê Công nói riêng nhằm cùng nhau ngăn ngừa, kiểm soát các nguồn cháy, giảm thiểu các tác động tiêu cực về tài sản, tài nguyên và ô nhiễm khói mù của đất nước mình, giảm thiểu các tác động tiêu cực bởi khói mù sang các nước láng giềng.
Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới được ký năm 2012 với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên (Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam và Myanmar), đến nay đã đạt được những bước tiến dài thông qua việc thừa nhận rộng rãi và thực thi trong các quốc gia thành viên./.
WEF ASEAN 2018: Dấu ấn Việt Nam  (30/08/2018)
Tăng cường hợp tác giữa thế hệ trẻ Việt Nam - Campuchia  (30/08/2018)
Khởi động Dự án chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hóa học/Dioxin  (29/08/2018)
Báo chí Ai Cập đưa đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch nước  (29/08/2018)
Đề nghị New Zealand hỗ trợ tạo chuỗi giá trị cho quả thanh long Việt  (29/08/2018)
Chủ tịch nước kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ethiopia và Ai Cập  (29/08/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên