Kofi Annan - Người đem đến sức sống mới cho Liên hợp quốc
Kofi Annan - người sinh ra để làm lãnh đạo
Sinh ngày 08-4-1939 tại Kumasi (Ghana) trong một gia đình mà bố mẹ đều xuất thân từ hai bộ tộc lớn, ông và chú lại đều là những trưởng bộ lạc nên Kofi Annan từ nhỏ đã được tiếp cận những người có tiếng là ngoại giao giỏi, làm chính trị tốt. Bản thân chưa phải trải qua cuộc sống khổ cực nhưng Kofi Annan luôn có mộng ước sẽ phấn đấu để người dân quê hương ông nói riêng và nhân dân thế giới nói chung có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Năm 1954, khi đang học ở Mfansipim, khu trường chuyên ở trung Ghana được thành lập dưới sự bảo hộ của Anh, Kofi Annan đã lãnh đạo một nhóm sinh viên biểu tình tuyệt thực để yêu cầu cải thiện thực phẩm trong căng tin nhà trường. Cuộc biểu tình đã thành công. Từ đây, Kofi Annan hiểu rằng “sự thống khổ ở bất cứ đâu đều là mối quan tâm của tất cả mọi người”.
Đầu những năm 1950, Annan và những người cùng thế hệ được chứng kiến sự biến chuyển lớn của đất nước Ghana: năm 1957, Ghana trở thành nước châu Phi thuộc địa đầu tiên của Anh giành quyền tự chủ. ”Đây là thời kỳ quan trọng” - vị Tổng Thư ký Liên hợp quốc sau này nói với tờ The New York Times - “Những người thuộc thế hệ của tôi đã được chứng kiến những thay đổi đang diễn ra ở Ghana”.
Ý định ra nước ngoài của Annan được hình thành từ khi chàng trai trẻ tham gia cuộc họp của các lãnh đạo sinh viên châu Phi tại Sierra Leone với tư cách Phó Chủ tịch Liên đoàn sinh viên Ghana. Được Quỹ tài năng của Ford phát hiện trong cuộc hội thảo đó, Annan nhận được học bổng toàn phần của trường Macalester, trường khoa học xã hội nhân văn nhỏ ở St.Paul.
Trong thời gian học ở đây, Annan đã từng giành giải quán quân về hùng biện. Chàng sinh viên Ghana đồng thời còn là Chủ tịch Câu lạc bộ Cosmopolitant - một nhóm chuyên thúc đẩy quan hệ giữa sinh viên Mỹ và sinh viên nước ngoài.
Sau khi hoàn thành bằng cử nhân kinh tế ở Macalester, Annan tới Geneva, Thụy Sĩ - nơi ông học khoá sau đại học về các vấn đề quốc tế ở Học viện Nghiên cứu quốc tế.
Năm 1961, ông quay trở về tìm việc tại Ghana nhưng không thành. Lúc này, nghe nói Thuỵ Sĩ là một vùng đất lý tưởng để thực hiện khát vọng tuổi trẻ, chàng trai người châu Phi thẳng tiến tới Geneva. Bước đi táo bạo này đã đặt viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp cao cả của ông.
Tổng Thư ký xuất sắc trong lịch sử Liên hợp quốc
Một năm sau khi đặt chân đến Geneva, năm 1962, Kofi Annan bắt đầu làm việc cho Liên hợp quốc với tư cách là nhân viên kế toán thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - cấp nhân viên thấp nhất trong cơ cấu Liên hợp quốc. Sau đó 3 năm, ông chuyển sang phục vụ tại Ủy ban Kinh tế châu Phi tại Addis Ababa, Ethiopia, chuyên về các dự án phát triển. Trong khoảng thời gian từ năm 1976-1990, Kofi Annan đi lại liên tục giữa New York và Geneva.
Năm 1993, tức một năm sau khi giữ chức trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông được Tổng Thư ký Liên hợp quốc lúc đó là Boutros Boutros-Ghali đề cử giữ vị trí cao nhất trong lực lượng gìn giữ hòa bình, nắm quyền chỉ huy 70.000 nhân viên quân sự và dân sự đến từ 77 quốc gia có mặt trong 17 chương trình gìn giữ hòa bình trên thế giới. Tiếp đó, ông lại được giao giữ chức Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Nam Tư cũ. Cho đến đầu năm 1996, tên Kofi Annan được nhắc đến như một ứng viên tiềm năng cho chức Tổng Thư ký Liên hợp quốc.
Không tổ chức các chiến dịch vận động tranh cử, Kofi Annan đã tự đi lên bằng chính năng lực của mình. Sau vài lần bị phản đối, cuối cùng ông đã vinh dự trở thành người da đen đầu tiên làm Tổng Thư ký Liên hợp quốc và cũng là người đầu tiên đi lên vị trí cao nhất từ một nhân viên cấp thấp của tổ chức này.
Bên cạnh đó, Kofi Annan còn được ghi nhận là Tổng Thư ký đầu tiên được bầu bởi đội ngũ nhân viên Liên hợp quốc. Nhậm chức năm 1997, ông đã phải đối mặt với nhiều thử thách bởi lúc đó Liên hợp quốc đang đứng bên bờ vực phá sản và vấp phải sự không ủng hộ của chính phủ Mỹ. Ngay trong tuần lễ đầu tiên ở cương vị Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Kofi Annan đã thực hiện chuyến công du tới Washington để tìm sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ.
Công cuộc cải tổ Liên hợp quốc cũng được ông sắp xếp khá thành công với việc loại bỏ 1.000 trong số 6.000 vị trí trong trụ sở Liên hợp quốc tại New York. Kofi Annan còn cho thực hiện hàng loạt cải cách trong công tác quản lý như lập chức vụ Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc cùng một bộ phận giám sát tài chính theo dõi việc lãng phí, tham nhũng và xây dựng phương thức điều hành hiệu quả hơn…
ông được tái cử nhiệm kỳ II vào tháng 01-2002 cũng là một ngoại lệ vì những người tiền nhiệm chỉ được làm một nhiệm kỳ và theo thông lệ luân phiên, mỗi châu lục chỉ giữ được 2 nhiệm kỳ Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Và những dấu ấn để lại
Khác với các nguyên thủ quốc gia trên thế giới, ông không có chuyên cơ riêng và cũng không nhận bất kỳ một đặc quyền nào trong các chuyến công du nước ngoài. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông vào tháng 5-2006, thành phần đi của đoàn chỉ có gần 20 người với hành lý khá gọn nhẹ để đảm bảo tiết kiệm. Bước chân xuống sân bay Nội Bài - Hà Nội, ông đã gây sự ngạc nhiên lớn khi đi đôi giày đã cũ và thái độ vui vẻ, chan hòa với mọi người; đi thăm phố cổ Hà Nội và thăm Văn Miếu trong bộ quần áo bình dị là chiếc sơ mi xanh kẻ sọc và quần kaki xám. Và chuyến công du nào của ông cũng vậy, rất ấn tượng, gần gũi và chân thành.
10 năm trên cương vị người đứng đầu cơ quan quyền lực nhất thế giới, Kofi Annan đã được các nhà phân tích, chính trị gia đánh giá là vị Tổng Thư ký xuất sắc nhất trong lịch sử Liên hợp quốc. Nhằm cải thiện đời sống người dân trên thế giới, Kofi Annan đã tích cực kêu gọi các quốc gia phát triển giúp đỡ những nước nghèo hơn, xoá nghèo và bất bình đẳng. Nhờ có ông mà tầng lớp dân nghèo được chú ý nhiều hơn và có được sự chia sẻ sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Dần dần, Liên hợp quốc trở nên gần gũi với công chúng và gắn bó hơn với xã hội dân sự.
Chính sách kêu gọi hành động ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS toàn cầu của ông năm 2001 đã tạo tiền đề cho việc thành lập Quỹ Y tế và AIDS toàn cầu, để giúp đỡ những nước đang phát triển chống lại căn bệnh thế kỷ. Một thành công nữa của Kofi Annan là ông đã thuyết phục nhiều nước, đặc biệt là các quốc gia châu Âu công nhận mối đe dọa lớn của đại dịch HIV/AIDS.
Với những cống hiến to lớn cho nhân loại, ngày 10-12-2001, Kofi Annan và Liên hợp quốc đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình.
Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo tuyên bố nước này sẽ để quốc tang trong 1 tuần tưởng nhớ cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan. Trong một tuyên bố, Tổng thống Akufo-Addo đã ca ngợi ông Annan là "nhà ngoại giao xuất chúng" và đem lại niềm tự hào cho đất nước Ghana.
Trước đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng đã bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc sau khi biết tin cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan qua đời. Trong một tuyên bố ông Guterres nhấn mạnh ông Kofi Annan là động lực đem lại những điều tốt đẹp. Theo đánh giá của Tổng Thư ký Guterres, "ông Kofi Annan chính là Liên hợp quốc vì ông đã đi lên từ nhiều vị trí khác nhau để dẫn dắt Liên hợp quốc vào thiên niên kỷ mới với phẩm giá và quyết tâm vô song"./.
Tập trung vào các giải pháp nâng cao chỉ số Chính phủ điện tử  (19/08/2018)
Hội thảo khoa học “Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo nổi tiếng của cách mạng Việt Nam”  (19/08/2018)
Thủ tướng cam kết tạo điều kiện để trí thức Việt kiều phát triển khoa học, công nghệ  (19/08/2018)
Cuộc gặp giữa lãnh đạo Nga-Đức diễn ra với hình thức bất thường  (19/08/2018)
Việt Nam chúc mừng ông Hun Sen được bổ nhiệm làm Thủ tướng Campuchia  (19/08/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển