Hội thảo khoa học “Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo nổi tiếng của cách mạng Việt Nam”
TCCSĐT - Ngày 19-8-2018, tại Hội trường Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo nổi tiếng của cách mạng Việt Nam”. Hội thảo do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy An Giang tổ chức.
Hội thảo vinh dự đón đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đến dự và chỉ đạo. Các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang; Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chủ trì hội thảo.
Tham dự hội thảo còn có hơn 100 đại biểu đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các bộ, ban, ngành Trung ương, các nhà khoa học, chuyên gia, các cán bộ lão thành cách mạng, đại diện gia đình Chủ tịch Tôn Đức Thắng, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương của tỉnh An Giang.
Đọc Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: Với 92 năm tuổi đời, gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, được Đảng, Nhà nước phân công giữ nhiều trọng trách, đồng chí Tôn Đức Thắng là người chiến sĩ cách mạng kiên cường và mẫu mực, vị lãnh tụ kính mến và thân thiết, nguyện trọn đời đấu tranh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Để hội thảo có được những đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn thiết thực, thay mặt Ban Tổ chức, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ hoạt động và cống hiến của Chủ tịch Tôn Đức Thắng với các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, đồng chí Tôn Đức Thắng là người sáng lập, tổ chức Công hội đầu tiên ở Việt Nam, người chiến sĩ tiên phong và vị lãnh tụ của giai cấp công nhân Việt Nam.
Thứ hai, đồng chí Tôn Đức Thắng là người cộng sản mẫu mực, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Thứ ba, đồng chí Tôn Đức Thắng là người tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ tư, đồng chí Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng.
Phát biểu chào mừng Hội thảo, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang, sau khi ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, đã nhấn mạnh: Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người cộng sản tiêu biểu, cả cuộc đời cống hiến hy sinh, chí công vô tư, tất cả mọi lợi ích đều hướng về dân, về nước; cả cuộc đời Bác Tôn là một tấm gương mẫu mực về đức tính khiêm tốn, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính. Trong mọi mối quan hệ, Bác Tôn đều được kính trọng cũng chính vì ở Người luôn toát lên phong thái của một vị lãnh tụ giản dị, bao dung, gần gũi, thân thiết, xứng đáng nhận lời khen của Bác Hồ là: “Gương mẫu đạo đức cách mạng”. Hội thảo có ý nghĩa chính trị quan trọng vì diễn ra đúng dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 - 2018). Hội thảo lần này mong muốn kế thừa kết quả các hội thảo trước đây, phát triển lên một bước cao hơn để tôn vinh đầy đủ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn, đồng thời, sẽ góp phần tạo nên động lực tinh thần quan trọng để An Giang phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.
Đề cập đến những hoạt động và cống hiến của Chủ tịch Tôn Đức Thắng với phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam, đồng chí Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đã nêu bật quá trình hoạt động cách mạng, tham gia phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn, góp phần vào sự chuyển biến của giai cấp công nhân Việt Nam từ “giai cấp tự mình” đến “giai cấp cho mình”, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng. Từ hoạt động và cống hiến của đồng chí Tôn Đức Thắng đối với phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Thứ nhất, phải coi trọng hoạt động thực tiễn, bám sát cơ sở; thứ hai, phải coi trọng tổ chức cơ sở để phát huy sức mạnh tập thể của công nhân và phong trào của giai cấp vô sản; thứ ba, cần coi trọng công tác xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Phát biểu tham luận với chủ đề “Đóng góp của đồng chí Tôn Đức Thắng trên cương vị lãnh đạo lâu năm nhất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các thời kỳ”, đồng chí Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khẳng định: Hơn 30 năm liên tục được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, giao nhiệm vụ, trong đó có 27 năm liên tục làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tận tâm, tận lực giương cao ngọn cờ đại đoàn kết Hồ Chí Minh để lãnh đạo, tổ chức xây dựng và phát triển Mặt trận đoàn kết toàn dân, tập hợp tất thảy các lực lượng yêu nước, phát huy cao nhất nội lực của dân tộc và đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người, xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Tôn Đức Thắng là nhà tổ chức tài năng của Mặt trận đoàn kết dân tộc ở nước ta.
Phát biểu tại Hội thảo, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang, đồng chí Võ Anh Kiệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy An Giang, bày tỏ niềm tự hào về Bác Tôn, người con ưu tú của An Giang với “chất người Tôn Đức Thắng”. Đó là khí chất hào hiệp, trượng nghĩa, kiên cường, không cúi đầu trước áp bức bất công. Xuất phát từ lao động, yêu lao động đã giúp người công nhân Tôn Đức Thắng có đầy đủ những đức tính quý báu không chỉ của giai cấp công nhân mà là đức tính chung của người dân lao động Việt Nam. Đó là: cần cù, chịu khó, sáng tạo, giản dị, thương người, bao dung, độ lượng, ý chí tự lập mãnh liệt,… Chính chất người ấy đã góp phần tạo nên một người chiến sĩ cách mạng, một nhà lãnh đạo tài ba nhưng vô cùng liêm khiết, trong sạch, sống ngay thẳng, luôn chân thành, không tham quyền cố vị; luôn đặt lợi ích của Đảng, của Nhân dân lên trên hết, trước hết.
Phát biểu kết luận Hội thảo, GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khẳng định: Với 45 tham luận và 09 ý kiến trao đổi trực tiếp, Hội thảo đã tập trung làm sáng tỏ 05 nội dung chủ yếu. Một là, xác định các nhân tố: gia đình, dòng họ, quê hương, dân tộc, thời đại và những phẩm chất cá nhân tác động sâu sắc đến việc hình thành nhân cách, con đường, chí hướng cứu nước, cuộc đời của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Hai là, khẳng định những đóng góp và vai trò quan trọng của đồng chí Tôn Đức Thắng đối với cách mạng Việt Nam, đặc biệt là những đóng góp trong sáng lập, lãnh đạo tổ chức công hội đầu tiên ở Việt Nam, trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam. Ba là, Chủ tịch Tôn Đức Thắng có nhiều cống hiến to lớn và là tấm gương tiêu biểu về xây dựng, củng cố, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Bốn là, Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực. Nhân cách cao đẹp của Người có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc đổi mới hiện nay. Năm là, tình cảm sâu đậm và sự gắn bó thân thiết của Bác Tôn với quê hương An Giang; tự hào về Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang tiếp tục nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Thủ tướng cam kết tạo điều kiện để trí thức Việt kiều phát triển khoa học, công nghệ  (19/08/2018)
Cuộc gặp giữa lãnh đạo Nga-Đức diễn ra với hình thức bất thường  (19/08/2018)
Việt Nam chúc mừng ông Hun Sen được bổ nhiệm làm Thủ tướng Campuchia  (19/08/2018)
Cộng đồng miền Nam châu Phi: Con đường hướng tới sự phát triển bền vững  (19/08/2018)
Mãi tỏa sáng tinh thần Cách mạng Tháng Tám!  (19/08/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển