Các hội nghị, diễn đàn trong khuôn khổ APEC 2017
Hội nghị SOM 3 và các cuộc họp liên quan tiếp tục ngày làm việc thứ ba
Hội nghị SOM 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các hoạt động của SOM 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Đối thoại về công nghiệp ô tô (AD), Tiểu ban về thủ tục hải quan (SCCP), Tiểu ban về tiêu chuẩn và hợp chuẩn (SCSC), Diễn đàn đổi mới khoa học đời sống (LSIF), Nhóm công tác về chống tham nhũng và minh bạch hóa (ACTWG), Tiểu nhóm về bảo mật dữ liệu (ECSG - DPS) thuộc Ban chỉ đạo về thương mại điện tử (ECSG), Nhóm công tác về chống buôn lậu và khai thác gỗ bất hợp pháp (EGILAT) và Ủy ban thương mại và đầu tư (CTI).
Tiếp theo cuộc họp ngày 19-8, Đối thoại APEC về chống tham nhũng và buôn lậu của Nhóm ACTWG tập đã trung trao đổi những nội dung liên quan đến buôn bán động vật hoang dã, trong đó có hai chủ đề lớn được thảo luận gồm: động lực mới trong chống tham nhũng và phát hiện hành vi rửa tiền trong việc buôn bán động vật hoang dã. Các đại biểu đã cùng nhau đề ra các biện pháp để tăng cường hợp tác quốc tế cũng như phương thức hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề này.
Tiểu ban SCCP tiếp tục ngày họp thứ hai trong chuỗi ba ngày họp. Các thành viên đã chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý rủi ro cũng như việc áp dụng luật sở hữu trí tuệ trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ. Cuộc họp cũng tiến hành rà soát hợp tác giữa hải quan các nền kinh tế thành viên và hợp tác giữa Tiểu ban SCCP với các tiểu ban và nhóm công tác khác trong APEC.
Trên cơ sở kết quả của hai Hội thảo của Nhóm AD về tác động của các công cụ chính sách của Chính phủ đối với xe sử dụng năng lượng mới nhằm thực hiện Lộ trình APEC về xe điện trong hai ngày đầu tiên, Đối thoại lần thứ 27 về ô tô của Nhóm AD đã tập trung thảo luận về vấn đề tiếp cận thị trường và các vấn đề liên quan đến thị trường ô tô cũng như cơ chế hài hòa hóa tiêu chuẩn và luật lệ.
Ban chỉ đạo về thương mại điện tử (ECSG) đã tổ chức cuộc họp của Tiểu nhóm về bảo mật dữ liệu (ECSG - DPS), trong đó trọng tâm là trao đổi về Hệ thống quy tắc bảo mật xuyên biên giới (CBPR), cập nhật khung bảo mật APEC và các nội dung của kế hoạch hành động của Tiểu ban trong thời gian tới. Các đại biểu cũng thảo luận về những kết quả đạt được trong triển khai hệ thống CBPR và việc tăng cường chia sẻ thông tin giữa các thành viên CBPR. Ngoài ra, cuộc họp đã bàn về Thỏa thuận thực thi bảo vệ sự riêng tư xuyên biên giới (CPEA), giới thiệu tổng quan về CPEA và các lợi ích của CPEA cho các nền kinh tế hiện không tham gia thỏa thuận này.
Ủy ban thương mại và đầu tư (CTI) đã tổ chức Hội thảo về tăng cường tính minh bạch và sự tham gia trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại. Dự án này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dài hạn của APEC về thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực ngày càng sâu rộng cũng như Khuôn khổ Kế hoạch hành động nhằm triển khai Sáng kiến nâng cao năng lực liên kết kinh tế khu vực lần thứ 2 (CBNI), qua đó giúp tăng cường tính minh bạch và sự tham gia của các bên liên quan trong các đàm phán thương mại.
Cuộc họp của Ủy ban tư vấn pháp quy hỗn hợp lần thứ 22 về thiết bị điện và điện tử (SCSC) đã thảo luận về Hiệp định công nhận lẫn nhau trong đánh giá hợp chuẩn thiết bị điện và điện tử. Các thành viên cũng chia sẻ các báo cáo cập nhật về vấn đề bình đẳng giới trong tiêu chuẩn hóa, đánh giá những rủi ro của các thiết bị sử dụng pin LiPo đối với trẻ em. Cũng trong khuôn khổ SCSC, Đối thoại lần thứ 10 về các quy định điển hình của SCSC đã kết thúc ngày làm việc thứ hai trong đợt Hội nghị SOM 3.
Phiên họp toàn thể đầu tiên của Nhóm EGILAT đã tập trung trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về chống bán phá giá bất hợp pháp và chống buôn lậu các sản phẩm gỗ hợp pháp. Nhóm cũng đã cập nhật tiến độ thực hiện kế hoạch hoạt động của EGILAT cho năm 2017 và tiếp tục thảo luận các nội dung dự kiến của Kế hoạch chiến lược của EGILAT giai đoạn 2018 -2022 nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dài hạn về quản lý rừng bền vững tại châu Á - Thái Bình Dương.
Nhóm LSIF trong ngày cũng đã tổ chức cuộc họp trù bị. Nhóm LSIF, thành lập từ năm 2002, có nhiệm vụ tập hợp các nghiên cứu về khoa học, y tế, thương mại, kinh tế và tài chính để đối phó với các bệnh truyền nhiễm và mãn tính cũng như vấn đề già hóa dân số. LSIF hiện là một trong những sáng kiến hàng đầu của APEC trong lĩnh vực y tế.
Diễn đàn phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp APEC
Đại diện các nền kinh tế tham dự buổi họp thường niên.
Ngày 20-8, tại thành phố Cần Thơ, Nhóm Diễn đàn Đối thoại về Phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp (HLPDAB) đã tổ chức họp thường niên Diễn đàn phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp APEC.
Cuộc họp được chia ra làm 5 phiên, trong đó phiên thứ nhất tập trung cập nhật những thông tin cho Tuần lễ an ninh lương thực APEC 2017 và Tuyên bố Cần Thơ, báo cáo kết quả của Nhóm Diễn đàn an ninh lương thực từ hội nghị APEC 2016 tại Peru cho đến nay; thông tin cập nhật và chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ sinh học trong nông nghiệp của các nền kinh tế APEC khác nhau.
Ba phiên họp trình bày các nội dung chính bao gồm: Phiên họp đối thoại hợp tác công-tư chia sẻ kinh nghiệm của các nền kinh tế khác nhau trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp; Phiên họp về ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; Phiên họp về thúc đẩy những sáng kiến, chính sách trong kỹ thuật giống mới và những tiếp cận về chính sách ở các nền kinh tế khác nhau. Phiên họp toàn thể cuối ngày sẽ thảo luận và thông qua kế hoạch chiến lược và chương trình hành động về Diễn đàn đối thoại chính sách cao cấp về công nghệ sinh học trong nông nghiệp APEC.
Bà NguyễnThị Thanh Thủy, Trưởng Nhóm HLPDAB , Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đang thúc đẩy tạo ra giá trị gia tăng, tạo ra nhiều lợi ích cho phát triển bền vững ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp cũng như ngành sản xuất lương thực. Công nghệ sinh học giúp loại bỏ các dịch bệnh, hỗ trợ cải thiện năng suất nông nghiệp.
Công nghệ sinh học cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đáp ứng các yêu cầu phát triển dân số trong thế kỷ tới, nâng cao năng suất lao động cũng như sử dụng cây trồng biến đổi gen, nhu cầu tiếp cận các vấn đề từ môi trường cũng như sức khỏe con người.
Những đóng góp tiềm năng của công nghệ sinh học giải quyết vấn đề mất lương thực, đảm bảo các nền kinh tế đang phát triển nói chung, nguồn lực của nông dân nghèo được hỗ trợ nhiều hơn nữa nhờ công nghệ sinh học, tiếp cận từ các nguồn lực đa dạng về nguyên liệu biến đổi gen, nhu cầu này cũng sẽ được đáp ứng thông qua đối thoại giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân thông qua những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học về công nghệ sinh học và đặt ra các giải pháp đáp ứng những thách thức nghiêm trọng trên toàn cầu.
Diễn đàn phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp là một bước ngoặt lớn để giải quyết được các vấn đề chung và xây dựng một liên minh nghiên cứu thúc đẩy, phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế trên phạm vi toàn cầu; là diễn đàn quan trọng để các nền kinh tế khác nhau trao đổi quan điểm, mở ra các cơ hội mới cho các nền kinh tế APEC hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững vì sự thịnh vượng của các nền kinh tế./.
Việt Nam nên ưu tiên lựa chọn phát triển ngành công nghiệp nào?  (20/08/2017)
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới  (20/08/2017)
Khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ - Một quyết định tiến bộ, hợp lòng dân  (20/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay