Campuchia-Việt Nam quan hệ hợp tác hữu nghị và tiếp tục phát triển
16:31, ngày 12-06-2017
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục phát triển là đánh giá và dự báo của giáo sư, viện sỹ Som Somoni, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia tại hội thảo quốc tế “Campuchia-Việt Nam quan hệ hợp tác hữu nghị và phát triển” diễn ra sáng 12-6 tại thủ đô Phnom Penh.
Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu châu Á và Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia phối hợp với Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Campuchia Chou Bun Eang nhấn mạnh, 50 năm qua, hai đất nước, hai dân tộc Campuchia-Việt Nam đều có chung ý chí trong việc củng cố, phát triển quan hệ láng giềng đoàn kết tốt đẹp.
Bà khẳng định người dân Campuchia luôn ghi nhớ nhân dân Việt Nam đã hy sinh xương máu giúp giải phóng Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng và tiếp tục giúp Campuchia từ con số không cho đến hiện nay.
Quốc vụ khanh Chou Bun Eang cũng khẳng định, nếu không có quan hệ láng giềng tốt đẹp, hai nước sẽ khó cạnh tranh với các nước khác trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Bà cho rằng hội thảo lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ghi nhận và phản ánh ý kiến của các chuyên gia về sự cần thiết, cũng như các giải pháp nhằm tiếp tục duy trì và thắt chặt quan hệ của hai nước, hai dân tộc.
Hội thảo đã tập trung đi sâu phân tích, đánh giá, cung cấp những góc nhìn đa chiều về nền tảng duy trì, củng cố và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước, cũng như đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ này phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Theo giáo sư, viện sỹ Som Somoni, lịch sử quan hệ hai nước 50 năm qua đã trải qua nhiều kỷ niệm ngọt ngào nhưng cũng không ít khó khăn, đắng cay, bởi quan điểm cực đoan của một số nhà chính trị Campuchia.
Tuy nhiên, ông khẳng định và nhấn mạnh quan hệ hai nước là không thể chia lìa; người dân Campuchia luôn ghi nhớ công ơn của nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng hy sinh để giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vào ngày 07-01-1979; quan hệ láng giềng tốt đẹp chính là điều kiện thuận lợi để nâng cao lợi ích chung, là cơ sở vững chắc đảm bảo cho an ninh mỗi nước, khu vực và thế giới.
Do vậy, thời gian tới, theo ông, hai nước, hai dân tộc Campuchia-Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và tăng cường niềm tin lẫn nhau hơn nữa, xây dựng tinh thần văn hóa hòa bình, phát triển bền vững, bình đẳng và bình yên dọc biên giới, để cắt giảm và hạn chế đến mức tối đa những hiểm họa có thể xảy ra.
Đồng quan điểm trên, giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Sỹ Tuấn, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho rằng, quan hệ Việt Nam-Campuchia đang bước vào giai đoạn mới, có những thay đổi về chất nhằm đáp ứng điều kiện, đặc điểm của mỗi nước và cũng như để phù hợp với bối cảnh mới của khu vực và thế giới.
Do vậy, cùng với việc phát triển quan hệ ngoại giao nhà nước, hai bên cần tăng cường đổi mới, phát triển hơn nữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhân dân, hợp tác văn hóa, giáo dục, kinh tế… để duy trì, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai nước, góp phần mang lại sự ổn định, phát triển cho nhân dân hai nước.
Với các chuyên đề được nêu tại hội thảo gồm: ngoại giao nhân dân-nền tảng và cầu nối của mối quan hệ, hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia; Hợp tác Campuchia-Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo; Việt Nam-Campuchia trong cộng đồng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Campuchia-Việt Nam hợp tác khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Mekong, hội thảo đã thu hút sự tham dự của gần 100 diễn giả, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội của hai nước, cũng như hàng chục cơ quan thông tấn, báo chí tại Campuchia.
Hội thảo lần này được xem là một trong chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia./.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Campuchia Chou Bun Eang nhấn mạnh, 50 năm qua, hai đất nước, hai dân tộc Campuchia-Việt Nam đều có chung ý chí trong việc củng cố, phát triển quan hệ láng giềng đoàn kết tốt đẹp.
Bà khẳng định người dân Campuchia luôn ghi nhớ nhân dân Việt Nam đã hy sinh xương máu giúp giải phóng Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng và tiếp tục giúp Campuchia từ con số không cho đến hiện nay.
Quốc vụ khanh Chou Bun Eang cũng khẳng định, nếu không có quan hệ láng giềng tốt đẹp, hai nước sẽ khó cạnh tranh với các nước khác trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Bà cho rằng hội thảo lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ghi nhận và phản ánh ý kiến của các chuyên gia về sự cần thiết, cũng như các giải pháp nhằm tiếp tục duy trì và thắt chặt quan hệ của hai nước, hai dân tộc.
Hội thảo đã tập trung đi sâu phân tích, đánh giá, cung cấp những góc nhìn đa chiều về nền tảng duy trì, củng cố và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước, cũng như đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ này phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Theo giáo sư, viện sỹ Som Somoni, lịch sử quan hệ hai nước 50 năm qua đã trải qua nhiều kỷ niệm ngọt ngào nhưng cũng không ít khó khăn, đắng cay, bởi quan điểm cực đoan của một số nhà chính trị Campuchia.
Tuy nhiên, ông khẳng định và nhấn mạnh quan hệ hai nước là không thể chia lìa; người dân Campuchia luôn ghi nhớ công ơn của nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng hy sinh để giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vào ngày 07-01-1979; quan hệ láng giềng tốt đẹp chính là điều kiện thuận lợi để nâng cao lợi ích chung, là cơ sở vững chắc đảm bảo cho an ninh mỗi nước, khu vực và thế giới.
Do vậy, thời gian tới, theo ông, hai nước, hai dân tộc Campuchia-Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và tăng cường niềm tin lẫn nhau hơn nữa, xây dựng tinh thần văn hóa hòa bình, phát triển bền vững, bình đẳng và bình yên dọc biên giới, để cắt giảm và hạn chế đến mức tối đa những hiểm họa có thể xảy ra.
Đồng quan điểm trên, giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Sỹ Tuấn, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho rằng, quan hệ Việt Nam-Campuchia đang bước vào giai đoạn mới, có những thay đổi về chất nhằm đáp ứng điều kiện, đặc điểm của mỗi nước và cũng như để phù hợp với bối cảnh mới của khu vực và thế giới.
Do vậy, cùng với việc phát triển quan hệ ngoại giao nhà nước, hai bên cần tăng cường đổi mới, phát triển hơn nữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhân dân, hợp tác văn hóa, giáo dục, kinh tế… để duy trì, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai nước, góp phần mang lại sự ổn định, phát triển cho nhân dân hai nước.
Với các chuyên đề được nêu tại hội thảo gồm: ngoại giao nhân dân-nền tảng và cầu nối của mối quan hệ, hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia; Hợp tác Campuchia-Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo; Việt Nam-Campuchia trong cộng đồng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Campuchia-Việt Nam hợp tác khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Mekong, hội thảo đã thu hút sự tham dự của gần 100 diễn giả, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội của hai nước, cũng như hàng chục cơ quan thông tấn, báo chí tại Campuchia.
Hội thảo lần này được xem là một trong chuỗi các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 05 đến ngày 11-6-2017  (12/06/2017)
Lễ ký kết hợp tác tuyên truyền giữa Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hà Tĩnh giai đoạn 2017 - 2020  (12/06/2017)
HĐND Thành phố Hồ Chí Minh họp bất thường về môi trường thành phố  (11/06/2017)
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng làm việc tại Thái Nguyên  (11/06/2017)
Tăng thuế bảo vệ môi trường chưa tác động tới giá bán lẻ xăng dầu  (11/06/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên