Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 20-02 đến ngày 26-02-2017)
18:37, ngày 03-03-2017
TCCSĐT - Trong vai trò chủ nhà Năm APEC 2017, Việt Nam sẽ tổ chức khoảng 200 hội nghị, cuộc họp lớn nhỏ, trong đó có 20 hội nghị cấp Bộ trưởng trở lên và Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Đây chính là cơ hội “vàng” để quảng bá du lịch Việt Nam. Nhiều đại biểu đã chia sẻ cảm xúc khi đến Việt Nam, đến Nha Trang và trải nghiệm những điều tuyệt vời nơi đây.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko thăm và làm việc tại Việt Nam
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Liên bang (Thượng viện), Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga do bà Valentina Ivanovna, Chủ tịch Hội đồng Liên bang dẫn đầu đã tới Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 đến ngày 22-02-2017. Trong thời gian thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga đã chào xã giao: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang; hội kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga đã chủ trì hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội hai nước và Tọa đàm “Tăng cường quan hệ đối tác giữa các địa phương Việt Nam và Liên bang Nga”.
Tại các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên bày tỏ vui mừng về Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Liên bang Nga ngày càng phát triển; đồng thời tin tưởng rằng, những kết quả đạt được trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga sẽ tạo xung lực mới, góp phần củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.
Tại cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội hai nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko đã đạt được sự nhất trí cao cho rằng, việc trao đổi đoàn đại biểu thường xuyên giữa Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Liên bang Nga sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hơn hợp tác giữa hai bên. Nhóm nghị sĩ hữu nghị hai nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước. Cơ quan lập pháp Việt Nam và Liên bang Nga sẽ tích cực ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực như: văn hóa-giáo dục, kinh tế, thương mại, năng lượng, dầu khí, nông nghiệp, du lịch… ; đồng thời sẽ tăng cường giám sát việc triển khai thực thi các thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga...
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Tọa đàm “Tăng cường quan hệ đối tác giữa các địa phương Việt Nam và Liên bang Nga”. Với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội hai nước, hai bên đã nhất trí cho rằng thời gian qua, quan hệ Việt - Nga phát triển tốt đẹp, đa dạng và hiệu quả; trong đó đáng chú ý là hợp tác cấp độ địa phương ngày càng trở nên sôi động. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí xác lập cơ chế Nhóm công tác địa phương với sự tham gia của các địa phương hai bên, có thể tổ chức họp định kỳ luân phiên tại hai nước dưới sự điều phối của hai Đại sứ quán nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác địa phương ngày càng thiết thực, hiệu quả, qua đó góp phần tăng cường và củng cố Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp các Đại sứ: Timor Leste, Vương quốc Maroc, Slovenia, New Zealand
Tại buổi tiếp Đại sứ Timor Leste, chúc mừng bà Pascoela Barreto dos Santos nhận nhiệm vụ Đại sứ Timor Leste tại Việt Nam trong bối cảnh quan hệ hai nước đang trên đà phát triển tốt đẹp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng là nhà ngoại giao có nhiều kinh nghiệm, trong nhiệm kỳ của mình, bà Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước về mọi mặt, nhất là kinh tế thương mại hiện còn đang ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Đại sứ Pascoela Barreto dos Santos trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, mong muốn Chính phủ Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư sản xuất kinh doanh tại Timor Leste, nhất là trong các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao, phát triển công nghệ thông tin để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Timor Leste trong khu vực và phù hợp với xu thế toàn cầu hóa. Đại sứ Pascoela Barreto dos Santos khẳng định sẽ nỗ lực hết sức mình đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Timor Leste và Việt Nam.
Tại buổi tiếp Đại sứ Vương quốc Maroc, ngài Azzeddiine Farhane đến chào nhân dịp nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ hy vọng Ngài Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp tích cực nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng mong muốn thời gian tới, Maroc sẽ mở rộng hợp tác về nhiều mặt với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Bày tỏ vui mừng vì Việt Nam và Maroc luôn ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế, Đại sứ Maroc cũng tán thành với đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tăng cường hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực du lịch, giáo dục và hợp tác ba bên; đồng thời cho biết Maroc quan tâm và có ý định hợp tác với Việt Nam trong nuôi trồng thủy sản. Ngài Đại sứ cũng cho biết đang nỗ lực chuẩn bị cho một hội thảo quốc tế bàn về lịch sử quan hệ ngoại Việt Nam và Maroc với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu đến từ Maroc và Việt Nam; hội thảo sẽ có ý nghĩa quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy tình hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết giữa hai dân tộc.
Tại buổi tiếp Đại sứ Slovenia tại Việt Nam, ông Janez Premoze, Thủ tướng tin tưởng trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần vào phát triển quan hệ hai nước, nhất là đưa kim ngạch thương mại song phương tăng lên 3-4 lần so với hiện nay. Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư, trong đó có Slovenia. Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Đại sứ Janez Premoze đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam đối với Nam Tư trước đây và Slovenia hiện nay và cho biết luôn theo dõi sát sao, đánh giá cao tiến triển tích cực của kinh tế Việt Nam; khẳng định Slovenia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng. Slovenia sẽ thúc đẩy EU ký Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam, qua đó sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam với EU cũng như Việt Nam với Slovenia. Đại sứ cho biết đang nỗ lực xem xét, thúc đẩy việc tổ chức cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế trong năm nay.
Tại buổi tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Wendy Irene Matthews đến chào nhân dịp nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng bà Wendy Irene Matthews được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam; tin tưởng Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong nhiệm kỳ của mình. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với New Zealand và những kết quả hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Đại sứ Wendy Irene Matthews cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và cho biết, Chính phủ New Zealand rất coi trọng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam. Bà Đại sứ cho rằng, giáo dục và nông nghiệp đang là hai trụ cột chính trong quan hệ hợp tác hai nước nói chung và phát triển thương mại nói riêng. New Zealand tiếp tục cấp học bổng cho học sinh Việt Nam, đào tạo tiếng Anh cho cán bộ công chức của Việt Nam.
Kết quả tuần làm việc thứ hai của Hội nghị SOM 1và các cuộc họp liên quan
Từ ngày 20 đến ngày 26-02-2017, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017 và các cuộc họp liên quan với các hoạt động của 14 Ủy ban và nhóm công tác trong các lĩnh vực Thương mại và Đầu tư (CTI), Kinh tế (EC), Hợp tác kinh tế - kỹ thuật (SCE), Quản lý và Ngân sách (BMC), Đối tác chính sách về an ninh lương thực (PPFS), Nghề cá và Đại dương (OFWG), Điều phối kinh tế mạng (AHSGIE), Dịch vụ (GOS), Đầu tư (IEG), Du lịch (TWG), Y tế (HWG), Thương mại điện tử (ECSG), Kết nối chuỗi cung ứng (A2C2), và Chính sách và luật cạnh tranh (CPLG).
Đặc biệt, từ ngày 23 đến ngày 24-02-2017, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đã diễn ra Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017. Hội nghị đã đạt được 6 nội dung cụ thể gồm: Thảo luận và nhận thức tình hình kinh tế tài chính vĩ mô quốc tế và khu vực APEC để làm cơ sở xây dựng các phản ứng chính sách nhằm đối phó với những biến động của kinh tế toàn cầu; xác định được các chủ đề ưu tiên cho Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC năm 2017 để từ đó có các kế hoạch triển khai cụ thể; Thảo luận và thống nhất kế hoạch thực hiện cho 4 chủ đề ưu tiên gồm: Tài chính cho cơ sở hạ tầng, xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận, tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai và tài chính toàn diện; thống nhất tiếp tục triển khai, rà soát Kế hoạch hành động Cebu và chiến lược đổi mới Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC; nhấn mạnh hợp tác tài chính của các thành viên APEC không chỉ là các hội nghị, hội thảo, mà phải là các hoạt động hợp tác cụ thể, thiết thực và hiệu quả; Thống nhất kế hoạch tổ chức họp Hội nghị quan chức tài chính cao cấp dự kiến vào tháng 5-2017.
Về nội dung tài chính toàn diện, Hội nghị đã tập trung thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về tài chính toàn diện trong việc hỗ trợ phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị chính sách, giải pháp tổng thể và các biện pháp về tài chính toàn diện, bao gồm các cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng, dịch vụ tài chính, ứng dụng các công nghệ tài chính mới, bảo hiểm rủi ro, giáo dục nâng cao nhận thức tài chính cho người dân. Hội nghị cũng đã nghe Chủ tịch SOM quốc gia, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trình bày tổng quan và các chủ đề ưu tiên quốc gia của Việt Nam trong Năm APEC 2017. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng nghe Trưởng Ủy ban Kinh tế APEC báo cáo về các hoạt động của Ủy ban và các cơ hội hợp tác với Tiến trình Bộ trưởng Tài chính trong năm 2017 và các năm tiếp theo; đại diện Australia báo cáo cập nhật về sáng kiến Công nhận lẫn nhau về công ty quản lý quỹ châu Á (ARFP); Hội đồng tư vấn kinh doanh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (ABAC) báo cáo về các hoạt động của ABAC.
Đoàn Việt Nam tiếp tục tạo dấu ấn với những đề xuất về Kế hoạch hành động thực hiện “Khuôn khổ chiến lược APEC về phát triển bền vững thành thị - nông thôn nhằm củng cố an ninh lương thực và tăng trưởng bền vững”, “Chương trình APEC về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu”, Tài liệu hướng dẫn của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, và Khuôn khổ thuận lợi thương mại điện tử xuyên biên giới.../.
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Liên bang (Thượng viện), Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga do bà Valentina Ivanovna, Chủ tịch Hội đồng Liên bang dẫn đầu đã tới Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20 đến ngày 22-02-2017. Trong thời gian thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga đã chào xã giao: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang; hội kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga đã chủ trì hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội hai nước và Tọa đàm “Tăng cường quan hệ đối tác giữa các địa phương Việt Nam và Liên bang Nga”.
Tại các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên bày tỏ vui mừng về Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Liên bang Nga ngày càng phát triển; đồng thời tin tưởng rằng, những kết quả đạt được trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga sẽ tạo xung lực mới, góp phần củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.
Tại cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội hai nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko đã đạt được sự nhất trí cao cho rằng, việc trao đổi đoàn đại biểu thường xuyên giữa Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Liên bang Nga sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hơn hợp tác giữa hai bên. Nhóm nghị sĩ hữu nghị hai nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước. Cơ quan lập pháp Việt Nam và Liên bang Nga sẽ tích cực ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực như: văn hóa-giáo dục, kinh tế, thương mại, năng lượng, dầu khí, nông nghiệp, du lịch… ; đồng thời sẽ tăng cường giám sát việc triển khai thực thi các thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga...
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Tọa đàm “Tăng cường quan hệ đối tác giữa các địa phương Việt Nam và Liên bang Nga”. Với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội hai nước, hai bên đã nhất trí cho rằng thời gian qua, quan hệ Việt - Nga phát triển tốt đẹp, đa dạng và hiệu quả; trong đó đáng chú ý là hợp tác cấp độ địa phương ngày càng trở nên sôi động. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí xác lập cơ chế Nhóm công tác địa phương với sự tham gia của các địa phương hai bên, có thể tổ chức họp định kỳ luân phiên tại hai nước dưới sự điều phối của hai Đại sứ quán nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác địa phương ngày càng thiết thực, hiệu quả, qua đó góp phần tăng cường và củng cố Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp các Đại sứ: Timor Leste, Vương quốc Maroc, Slovenia, New Zealand
Tại buổi tiếp Đại sứ Timor Leste, chúc mừng bà Pascoela Barreto dos Santos nhận nhiệm vụ Đại sứ Timor Leste tại Việt Nam trong bối cảnh quan hệ hai nước đang trên đà phát triển tốt đẹp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng là nhà ngoại giao có nhiều kinh nghiệm, trong nhiệm kỳ của mình, bà Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước về mọi mặt, nhất là kinh tế thương mại hiện còn đang ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Đại sứ Pascoela Barreto dos Santos trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, mong muốn Chính phủ Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư sản xuất kinh doanh tại Timor Leste, nhất là trong các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao, phát triển công nghệ thông tin để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Timor Leste trong khu vực và phù hợp với xu thế toàn cầu hóa. Đại sứ Pascoela Barreto dos Santos khẳng định sẽ nỗ lực hết sức mình đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Timor Leste và Việt Nam.
Tại buổi tiếp Đại sứ Vương quốc Maroc, ngài Azzeddiine Farhane đến chào nhân dịp nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ hy vọng Ngài Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp tích cực nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng mong muốn thời gian tới, Maroc sẽ mở rộng hợp tác về nhiều mặt với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Bày tỏ vui mừng vì Việt Nam và Maroc luôn ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế, Đại sứ Maroc cũng tán thành với đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tăng cường hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực du lịch, giáo dục và hợp tác ba bên; đồng thời cho biết Maroc quan tâm và có ý định hợp tác với Việt Nam trong nuôi trồng thủy sản. Ngài Đại sứ cũng cho biết đang nỗ lực chuẩn bị cho một hội thảo quốc tế bàn về lịch sử quan hệ ngoại Việt Nam và Maroc với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu đến từ Maroc và Việt Nam; hội thảo sẽ có ý nghĩa quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy tình hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết giữa hai dân tộc.
Tại buổi tiếp Đại sứ Slovenia tại Việt Nam, ông Janez Premoze, Thủ tướng tin tưởng trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần vào phát triển quan hệ hai nước, nhất là đưa kim ngạch thương mại song phương tăng lên 3-4 lần so với hiện nay. Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư, trong đó có Slovenia. Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Đại sứ Janez Premoze đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam đối với Nam Tư trước đây và Slovenia hiện nay và cho biết luôn theo dõi sát sao, đánh giá cao tiến triển tích cực của kinh tế Việt Nam; khẳng định Slovenia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng. Slovenia sẽ thúc đẩy EU ký Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam, qua đó sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam với EU cũng như Việt Nam với Slovenia. Đại sứ cho biết đang nỗ lực xem xét, thúc đẩy việc tổ chức cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế trong năm nay.
Tại buổi tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Wendy Irene Matthews đến chào nhân dịp nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng bà Wendy Irene Matthews được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền New Zealand tại Việt Nam; tin tưởng Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong nhiệm kỳ của mình. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với New Zealand và những kết quả hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Đại sứ Wendy Irene Matthews cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và cho biết, Chính phủ New Zealand rất coi trọng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam. Bà Đại sứ cho rằng, giáo dục và nông nghiệp đang là hai trụ cột chính trong quan hệ hợp tác hai nước nói chung và phát triển thương mại nói riêng. New Zealand tiếp tục cấp học bổng cho học sinh Việt Nam, đào tạo tiếng Anh cho cán bộ công chức của Việt Nam.
Kết quả tuần làm việc thứ hai của Hội nghị SOM 1và các cuộc họp liên quan
Từ ngày 20 đến ngày 26-02-2017, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017 và các cuộc họp liên quan với các hoạt động của 14 Ủy ban và nhóm công tác trong các lĩnh vực Thương mại và Đầu tư (CTI), Kinh tế (EC), Hợp tác kinh tế - kỹ thuật (SCE), Quản lý và Ngân sách (BMC), Đối tác chính sách về an ninh lương thực (PPFS), Nghề cá và Đại dương (OFWG), Điều phối kinh tế mạng (AHSGIE), Dịch vụ (GOS), Đầu tư (IEG), Du lịch (TWG), Y tế (HWG), Thương mại điện tử (ECSG), Kết nối chuỗi cung ứng (A2C2), và Chính sách và luật cạnh tranh (CPLG).
Đặc biệt, từ ngày 23 đến ngày 24-02-2017, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đã diễn ra Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017. Hội nghị đã đạt được 6 nội dung cụ thể gồm: Thảo luận và nhận thức tình hình kinh tế tài chính vĩ mô quốc tế và khu vực APEC để làm cơ sở xây dựng các phản ứng chính sách nhằm đối phó với những biến động của kinh tế toàn cầu; xác định được các chủ đề ưu tiên cho Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC năm 2017 để từ đó có các kế hoạch triển khai cụ thể; Thảo luận và thống nhất kế hoạch thực hiện cho 4 chủ đề ưu tiên gồm: Tài chính cho cơ sở hạ tầng, xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận, tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai và tài chính toàn diện; thống nhất tiếp tục triển khai, rà soát Kế hoạch hành động Cebu và chiến lược đổi mới Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC; nhấn mạnh hợp tác tài chính của các thành viên APEC không chỉ là các hội nghị, hội thảo, mà phải là các hoạt động hợp tác cụ thể, thiết thực và hiệu quả; Thống nhất kế hoạch tổ chức họp Hội nghị quan chức tài chính cao cấp dự kiến vào tháng 5-2017.
Về nội dung tài chính toàn diện, Hội nghị đã tập trung thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về tài chính toàn diện trong việc hỗ trợ phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị chính sách, giải pháp tổng thể và các biện pháp về tài chính toàn diện, bao gồm các cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng, dịch vụ tài chính, ứng dụng các công nghệ tài chính mới, bảo hiểm rủi ro, giáo dục nâng cao nhận thức tài chính cho người dân. Hội nghị cũng đã nghe Chủ tịch SOM quốc gia, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trình bày tổng quan và các chủ đề ưu tiên quốc gia của Việt Nam trong Năm APEC 2017. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng nghe Trưởng Ủy ban Kinh tế APEC báo cáo về các hoạt động của Ủy ban và các cơ hội hợp tác với Tiến trình Bộ trưởng Tài chính trong năm 2017 và các năm tiếp theo; đại diện Australia báo cáo cập nhật về sáng kiến Công nhận lẫn nhau về công ty quản lý quỹ châu Á (ARFP); Hội đồng tư vấn kinh doanh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (ABAC) báo cáo về các hoạt động của ABAC.
Đoàn Việt Nam tiếp tục tạo dấu ấn với những đề xuất về Kế hoạch hành động thực hiện “Khuôn khổ chiến lược APEC về phát triển bền vững thành thị - nông thôn nhằm củng cố an ninh lương thực và tăng trưởng bền vững”, “Chương trình APEC về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu”, Tài liệu hướng dẫn của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, và Khuôn khổ thuận lợi thương mại điện tử xuyên biên giới.../.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản  (03/03/2017)
Động thổ xây bệnh viện ung bướu quốc tế Việt Nam - Nhật Bản  (03/03/2017)
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ  (03/03/2017)
Tiếp tục các hoạt động của Nhà vua Akihito tại Việt Nam  (03/03/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn sân bay Paris  (03/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay