Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 31-10 đến ngày 06-11-2016)
23:55, ngày 07-11-2016
TCCSĐT - Năm 2016 là năm Việt Nam triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 với quyết tâm của Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tái cơ cấu nền kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng chủ động và sâu rộng… Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016 và các hoạt động bên lề diễn ra từ ngày 02 đến ngày 03-11-2016 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành liên quan là một trong nhiều hoat động nhằm triển khai kế hoạch phát triển trên.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam dự Đại hội XI Đảng Cộng sản Bangladesh
Từ ngày 28 đến ngày 31-10-2016, tại thủ đô Dhaka, Đảng Cộng sản Bangladesh (CPB) đã tiến hành Đại hội lần thứ XI với sự tham dự của 350 đại biểu từ 64 đảng bộ trên cả nước và 12 đoàn đại biểu quốc tế dự. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Tuấn Phong, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, làm Trưởng đoàn đã tham dự Đại hội.
Các đại biểu dự Đại hội đã tập trung thảo luận tình hình chính trị Bangladesh thời gian qua và nhất trí thông qua Báo cáo Chính trị, Nghị quyết và đường lối nhiệm vụ của Đảng thời gian tới. Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường đoàn kết với các lực lượng cánh tả và tiến bộ trong nước, đặc biệt là các biện pháp để xây dựng sự lựa chọn dân chủ cánh tả đủ khả năng lên nắm quyền. Đồng thời, Đại hội cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Bangladesh, chống lại các tư tưởng tôn giáo cực đoan và khủng bố, chống chủ nghĩa tự do mới, vì một xã hội dân chủ, thế tục và hòa hợp dân tộc, nhằm mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Bangladesh.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài phát biểu chào mừng, trao Điện mừng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gửi Đại hội. Chủ tịch Đảng Cộng sản Bangladesh, Mujahidul Islam và Tổng Bí thư Syed Abu Zafar cảm ơn Đảng Cộng sản Việt Nam đã cử đoàn dự Đại hội, nhấn mạnh tình đoàn kết tốt đẹp và lịch sử luôn ủng hộ lẫn nhau của hai đảng, ủng hộ đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, coi đây là nguồn cổ vũ to lớn cho những người cộng sản Bangladesh trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; mong muốn tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác thực chất giữa hai đảng cũng như giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Bangladesh. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã gặp và làm việc với Tổng Thư ký đảng Liên đoàn Nhân dân Bangladesh (AL) cầm quyền, đảng Công nhân Bangladesh, đảng Xã hội Chủ nghĩa Bangladesh và trao đổi với các đoàn quốc tế khác dự Đại hội.
Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 11 khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
Ngày 01-11-2016, tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã diễn ra Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) lần thứ 11 khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
Tại hội nghị, Trưởng đoàn SOM ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam đánh giá cao thành công của Hội nghị 4 tiểu ban: An ninh - Đối ngoại; Kinh tế; Xã hội - Môi trường và địa phương được tổ chức vào ngày 31-10-2016. Các trưởng đoàn ghi nhận những kết quả đạt được của các Tiểu ban trong thời gian qua và những kiến nghị để đẩy mạnh hợp tác giữa các bên trong thời gian tới. Hội nghị ghi nhận kết quả triển khai Biên bản ghi nhớ giữa 3 nước cơ chế ưu đãi đặc biệt; Bản sửa đổi Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2020. Đánh giá cao sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, đặc biệt là sự hỗ trợ của Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dành cho khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam trong thời gian qua, hội nghị đề nghị 3 nước tổng hợp mỗi nước 5 dự án mới để trình Hội nghị cấp cao lần thứ 9 tổ chức tại Vương quốc Campuchia vào cuối năm 2016.
Hội nghị ghi nhận nỗ lực của đoàn chuyên viên 3 nước trong tiến trình đàm phán Thỏa thuận Hiệp định ưu đãi thương mại khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào -Việt Nam; nhất trí trình bản Dự thảo lên Hội nghị cấp cao Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 9 tại Campuchia để Thủ tướng ba nước thông qua Đề án. Hội nghị cũng ghi nhận báo cáo tình hình triển khai Trang thông tin điện tử khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam trong thời gian qua và nhất trí trình ba Thủ tướng tại Hội nghị cấp cao lần thứ 9 sắp tới. Cùng với đó, Hội nghị đã nghe dự thảo báo cáo của Ủy ban Điều phối chung ba nước lên Hội nghị cấp cao lần thứ 9. Các Trưởng Som cơ bản nhất trí về nội dung và giao tổ chuyên viên ba nước tiếp tục hoàn thiện để báo cáo Thủ tướng ba nước tại Hội nghị cấp cao sắp tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các đại biểu tham dự Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016
Tối 02-11-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp gỡ các đại biểu đại diện các định chế tài chính toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách cùng đông đảo doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016.
Tại buổi gặp gỡ, Thủ tướng nêu rõ, sau 30 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Từ nước nghèo kém phát triển, chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế kế hoạch, bao cấp kéo dài, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển có nền kinh tế thị trường với thu nhập trung bình. Theo Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu của WB vừa công bố, Việt Nam xếp thứ 82/190, tăng 9 bậc so với năm 2015. Hiện Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện các đột phá chiến lược nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển dựa trên sức cạnh tranh, lợi thế so sánh; tích cực hội nhập, tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường năng lực để tham gia các công đoạn có giá trị gia tăng cao và nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế. “Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực làm tốt chức năng kiến tạo của mình và hợp tác hiệu quả, cùng có lợi với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, đưa con tầu Việt Nam đi tới bến bờ thành công”, Thủ tướng nói.
Hội nghị Kinh tế đối ngoại với chủ đề "Diễn đàn cấp cao Việt Nam 2016 - Ra khơi thuận buồm xuôi gió" muốn truyền tải thông điệp, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế về đổi mới toàn diện, cải cách mạnh mẽ kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới. Thông qua hội nghị, Chính phủ Việt Nam được trực tiếp nghe phản hồi về chính sách của mình từ các tập đoàn xuyên quốc gia và cộng đồng quốc tế, các tổ chức có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5265/VPCP-QHQT ngày 28-6-2016 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tạp chí Economist (Vương quốc Anh) tổ chức Hội nghị Kinh tế đối ngoại: Diễn đàn Cấp cao Việt Nam 2016 và các hoạt động bên lề trong hai ngày từ ngày 02 đến ngày 03-11-2016 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo các bộ, ngành và cơ quan trung ương liên quan.
Hội nghị gồm các hoạt động: Diễn đàn Cấp cao Việt Nam 2016 với chủ đề “Ra khơi thuận buồm xuôi gió"; Triển lãm Thành tựu kinh tế đối ngoại và môi trường đầu tư tại Việt Nam; Gala “Kết nối và Hội nhập” nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người, môi trường đầu tư, tiềm năng và triển vọng của Việt Nam đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Hội nghị đã tập trung thảo luận các nội dung trọng tâm, như định vị Việt Nam trong kinh tế toàn cầu, nhất là khi Việt Nam đang tham gia nhiều thỏa thuận liên kết kinh tế quan trọng; định hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới của thế giới và khu vực; tiềm năng, cơ hội và triển vọng phát triển lĩnh vực chế tạo, định hướng triển khai chiến lược công nghiệp hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới; chiến lược, chính sách phát triển khoa học - công nghệ nhằm khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam; chiến lược, chính sách phát huy tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại.
Hội nghị đã thu hút sự tham dự của đông đảo các doanh nghiệp quốc tế và khu vực trong mạng lưới có nhiều uy tín của tạp chí Nhà Kinh tế; là cơ hội tốt để Việt Nam truyền tải đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông điệp về quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2020; thông điệp về các chính sách và nỗ lực của Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, khơi dậy đổi mới, sáng tạo như đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Chính phủ từ đầu năm 2016 đến nay về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hội nghị cũng là dịp để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng, triển vọng phát triển và môi trường đầu tư của Việt Nam đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, nhất là khi Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, là điểm giao thoa của nhiều liên kết kinh tế khu vực như Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu, Liên minh Kinh tế Á - Âu,..; là diễn đàn cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi với các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế để quảng bá tiềm năng, lợi thế trong những lĩnh vực quan tâm, tìm kiếm và mở rộng thị trường, mạng lưới đối tác nhằm thúc đẩy xuất khẩu, du lịch, thu hút đầu tư và công nghệ.
Việt Nam hoan nghênh Philippines đã giải quyết vấn đề tàu thuyền, ngư dân trên tinh thần nhân đạo
Chiều 03-11-2016, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thông tin việc Tổng thống Philippines có quyết định thả 17 ngư dân Việt Nam về nước, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: “Như các bạn đã được thông báo, ngay khi các ngư dân của Việt Nam bị bắt ở Philippines ngày 8/9/2016, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines tiếp cận với các ngư dân, làm việc ngay với các cơ quan chức năng của Philippines để đảm bảo các quyền hợp pháp của các ngư dân nước ta. Như các bạn đã biết, kết quả giữa cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Philippines, phía Philippines cũng đã thông báo về việc trao trả những ngư dân này. Và ngay sau khi có thông tin đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã làm việc rất chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Philippines về danh sách cụ thể các ngư dân, hình thức cũng như là thời gian trao trả ngư dân. Bộ Ngoại giao cũng đã thông báo đến địa phương cũng như Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng để sẵn sàng tiếp nhận các ngư dân trở về Việt Nam. Nhân dịp này, Việt Nam hoan nghênh Tổng thống Philippines đã giải quyết vấn đề tàu thuyền, ngư dân trên tinh thần nhân đạo, liên quan đến Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines".
Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế
Ngày 03-11-2016, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tiến hành bỏ phiếu bầu chọn các vị trí thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế. Với số phiếu 120/191, Đại sứ Việt Nam tại Kuwait Nguyễn Hồng Thao đã trúng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế. Tham gia cuộc chạy đua vào một trong 7 vị trí thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế được phân bổ cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương có 10 ứng cử viên. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có ứng cử viên chạy đua vào Ủy ban Luật pháp quốc tế.
Ủy ban Luật pháp Quốc tế là một diễn đàn pháp lý quốc tế rất có uy tín, được thành lập theo Nghị quyết số 174 (II) ngày 21-11-1947 của Đại hội đồng Liên hợp quốc với 34 thành viên là những người được thừa nhận có trình độ và năng lực trong lĩnh vực luật quốc tế cả về lý luận và thực tiễn. Nhiệm vụ của Ủy ban Luật pháp Quốc tế là thúc đẩy quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ pháp luật quốc tế. Đến nay, Ủy ban Luật pháp Quốc tế đã góp phần xây dựng được các văn bản quốc tế quan trọng, tiêu biểu là Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao năm 1961, Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969; Công ước Viên về Thừa kế Quốc gia liên quan đến Điều ước năm 1996; Quy chế Rome của Tòa Hình sự Quốc tế năm 1998; bộ Điều khoản về Trách nhiệm Quốc gia đối với Hành vi sai phạm quốc tế năm 2001…
Việt Nam quyết định ứng cử làm thành viên của Ủy ban Luật pháp Quốc tế xuất phát từ đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương. Đồng thời thể hiện lập trường nguyên tắc giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế, thúc đẩy pháp quyền ở cấp độ quốc tế, cũng như ủng hộ các tiến trình ngoại giao pháp lý, đề cao quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế tại Ủy ban Luật pháp Quốc tế, khẳng định vai trò thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đánh dấu bước tiến tiếp theo trong việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam mà ở đây là hội nhập pháp lý đa phương, thực hiện chủ trương tham gia xây dựng, định hình luật chơi chung ở cấp độ Liên hợp quốc. Việc Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế cũng thể hiện vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, mối quan hệ hữu nghị rộng mở của Việt Nam, ghi nhận sự đóng góp, nỗ lực tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với công việc chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có lĩnh vực luật pháp quốc tế.
Đối thoại Chiến lược quốc phòng Việt - Trung lần thứ 6
Chiều 04-11-2016, Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng Việt - Trung lần thứ 6 đã diễn ra tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc đồng chủ trì cuộc Đối thoại.
Tại cuộc đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đô đốc Tôn Kiến Quốc bày tỏ sự hài lòng trước việc hợp tác quốc phòng song phương đang ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, hiệu quả và phong phú, đóng góp tích cực vào quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung. Lãnh đạo hai bên đã thống nhất tiếp tục duy trì nhịp độ và mở rộng không gian hợp tác trên các lĩnh vực như: Giao lưu báo chí, công nghiệp quốc phòng, quân y, cứu hộ, cứu nạn, đào tạo tiếng Trung cho sĩ quan các quân khu giáp biên, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển của Việt Nam và đào tạo tiếng Việt cho sĩ quan quân đội Trung Quốc… Hai bên nhất trí giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu để tiến tới ký Biên bản tầm nhìn hợp tác quốc phòng Việt - Trung; ký Biên bản cơ chế hóa hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung.
Trao đổi quan điểm về tình an ninh khu vực, hai bên có chung nhận định rằng, hòa bình và hợp tác phát triển vẫn là dòng chảy chính, nhưng xung đột có thể xảy ra nếu những bất đồng ở khu vực không được kiểm soát tốt. Đô đốc Tôn Kiến Quốc cho biết, Trung Quốc mong muốn phát triển quan hệ thân thiện với các nước láng giềng trong khu vực. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, là một thành viên ASEAN luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam hoan nghênh việc Trung Quốc và các quốc gia ASEAN tăng cường hợp tác vì hòa bình và ổn định ở khu vực.
Tại cuộc Đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đô đốc Tôn Kiến Quốc cũng thẳng thắn nêu rõ, Việt Nam và Trung Quốc còn có khác biệt về vấn đề Biển Đông. Khẳng định đây là vấn đề đại sự, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nhắc lại quan điểm nhất quán của Việt Nam là các bên phải giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, và các điều ước khu vực, thực hiện nghiêm túc DOC, thực tâm và khẩn trương sớm hoàn thành việc xây dựng COC. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đô đốc Tôn Kiến Quốc nhất trí rằng, thời gian tới hai bên cần kiểm soát tốt bất đồng; tăng cường tuyên truyền, giáo dục để quân đội và nhân dân hai nước tuân thủ nghiêm nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước về vấn đề Biển Đông.
Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam- Azerbaijan
Ngày 06-11-2016, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) tổ chức Gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm 24 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam- Azerbaijan (1992- 2016) và kỷ niệm 1 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam- Azerbaijan (10-10-2015 - 10-10-2016).
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan Nghiêm Vũ Khải bày tỏ vui mừng trước sự phát triển không ngừng của quan hệ hợp tác Việt Nam - Azerbaijan. Đó là mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Đóng góp vào sự phát triển đó, Hội Hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan đã luôn đổi mới phương thức và nội dung hoạt động, làm cho các hoạt động ngoại giao nhân dân ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược của hai nước.
Đại sứ Anar Imanov bày tỏ vui mừng được tham dự buổi lễ; đánh giá cao và tin tưởng vào tình bạn giữa hai nước Việt Nam - Azerbaijan. Đại sứ tin tưởng Hội hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, có nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị, thúc đẩy quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực. Đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam luôn hoan nghênh và ủng hộ những hoạt động nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống của hai nước./.
Từ ngày 28 đến ngày 31-10-2016, tại thủ đô Dhaka, Đảng Cộng sản Bangladesh (CPB) đã tiến hành Đại hội lần thứ XI với sự tham dự của 350 đại biểu từ 64 đảng bộ trên cả nước và 12 đoàn đại biểu quốc tế dự. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Tuấn Phong, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, làm Trưởng đoàn đã tham dự Đại hội.
Các đại biểu dự Đại hội đã tập trung thảo luận tình hình chính trị Bangladesh thời gian qua và nhất trí thông qua Báo cáo Chính trị, Nghị quyết và đường lối nhiệm vụ của Đảng thời gian tới. Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường đoàn kết với các lực lượng cánh tả và tiến bộ trong nước, đặc biệt là các biện pháp để xây dựng sự lựa chọn dân chủ cánh tả đủ khả năng lên nắm quyền. Đồng thời, Đại hội cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Bangladesh, chống lại các tư tưởng tôn giáo cực đoan và khủng bố, chống chủ nghĩa tự do mới, vì một xã hội dân chủ, thế tục và hòa hợp dân tộc, nhằm mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Bangladesh.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài phát biểu chào mừng, trao Điện mừng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gửi Đại hội. Chủ tịch Đảng Cộng sản Bangladesh, Mujahidul Islam và Tổng Bí thư Syed Abu Zafar cảm ơn Đảng Cộng sản Việt Nam đã cử đoàn dự Đại hội, nhấn mạnh tình đoàn kết tốt đẹp và lịch sử luôn ủng hộ lẫn nhau của hai đảng, ủng hộ đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, coi đây là nguồn cổ vũ to lớn cho những người cộng sản Bangladesh trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; mong muốn tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác thực chất giữa hai đảng cũng như giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Bangladesh. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã gặp và làm việc với Tổng Thư ký đảng Liên đoàn Nhân dân Bangladesh (AL) cầm quyền, đảng Công nhân Bangladesh, đảng Xã hội Chủ nghĩa Bangladesh và trao đổi với các đoàn quốc tế khác dự Đại hội.
Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 11 khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
Ngày 01-11-2016, tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã diễn ra Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) lần thứ 11 khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
Tại hội nghị, Trưởng đoàn SOM ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam đánh giá cao thành công của Hội nghị 4 tiểu ban: An ninh - Đối ngoại; Kinh tế; Xã hội - Môi trường và địa phương được tổ chức vào ngày 31-10-2016. Các trưởng đoàn ghi nhận những kết quả đạt được của các Tiểu ban trong thời gian qua và những kiến nghị để đẩy mạnh hợp tác giữa các bên trong thời gian tới. Hội nghị ghi nhận kết quả triển khai Biên bản ghi nhớ giữa 3 nước cơ chế ưu đãi đặc biệt; Bản sửa đổi Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2020. Đánh giá cao sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, đặc biệt là sự hỗ trợ của Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dành cho khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam trong thời gian qua, hội nghị đề nghị 3 nước tổng hợp mỗi nước 5 dự án mới để trình Hội nghị cấp cao lần thứ 9 tổ chức tại Vương quốc Campuchia vào cuối năm 2016.
Hội nghị ghi nhận nỗ lực của đoàn chuyên viên 3 nước trong tiến trình đàm phán Thỏa thuận Hiệp định ưu đãi thương mại khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào -Việt Nam; nhất trí trình bản Dự thảo lên Hội nghị cấp cao Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 9 tại Campuchia để Thủ tướng ba nước thông qua Đề án. Hội nghị cũng ghi nhận báo cáo tình hình triển khai Trang thông tin điện tử khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam trong thời gian qua và nhất trí trình ba Thủ tướng tại Hội nghị cấp cao lần thứ 9 sắp tới. Cùng với đó, Hội nghị đã nghe dự thảo báo cáo của Ủy ban Điều phối chung ba nước lên Hội nghị cấp cao lần thứ 9. Các Trưởng Som cơ bản nhất trí về nội dung và giao tổ chuyên viên ba nước tiếp tục hoàn thiện để báo cáo Thủ tướng ba nước tại Hội nghị cấp cao sắp tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các đại biểu tham dự Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016
Tối 02-11-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp gỡ các đại biểu đại diện các định chế tài chính toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách cùng đông đảo doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016.
Tại buổi gặp gỡ, Thủ tướng nêu rõ, sau 30 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Từ nước nghèo kém phát triển, chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế kế hoạch, bao cấp kéo dài, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển có nền kinh tế thị trường với thu nhập trung bình. Theo Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu của WB vừa công bố, Việt Nam xếp thứ 82/190, tăng 9 bậc so với năm 2015. Hiện Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện các đột phá chiến lược nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển dựa trên sức cạnh tranh, lợi thế so sánh; tích cực hội nhập, tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường năng lực để tham gia các công đoạn có giá trị gia tăng cao và nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế. “Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực làm tốt chức năng kiến tạo của mình và hợp tác hiệu quả, cùng có lợi với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, đưa con tầu Việt Nam đi tới bến bờ thành công”, Thủ tướng nói.
Hội nghị Kinh tế đối ngoại với chủ đề "Diễn đàn cấp cao Việt Nam 2016 - Ra khơi thuận buồm xuôi gió" muốn truyền tải thông điệp, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế về đổi mới toàn diện, cải cách mạnh mẽ kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới. Thông qua hội nghị, Chính phủ Việt Nam được trực tiếp nghe phản hồi về chính sách của mình từ các tập đoàn xuyên quốc gia và cộng đồng quốc tế, các tổ chức có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5265/VPCP-QHQT ngày 28-6-2016 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tạp chí Economist (Vương quốc Anh) tổ chức Hội nghị Kinh tế đối ngoại: Diễn đàn Cấp cao Việt Nam 2016 và các hoạt động bên lề trong hai ngày từ ngày 02 đến ngày 03-11-2016 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo các bộ, ngành và cơ quan trung ương liên quan.
Hội nghị gồm các hoạt động: Diễn đàn Cấp cao Việt Nam 2016 với chủ đề “Ra khơi thuận buồm xuôi gió"; Triển lãm Thành tựu kinh tế đối ngoại và môi trường đầu tư tại Việt Nam; Gala “Kết nối và Hội nhập” nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người, môi trường đầu tư, tiềm năng và triển vọng của Việt Nam đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Hội nghị đã tập trung thảo luận các nội dung trọng tâm, như định vị Việt Nam trong kinh tế toàn cầu, nhất là khi Việt Nam đang tham gia nhiều thỏa thuận liên kết kinh tế quan trọng; định hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới của thế giới và khu vực; tiềm năng, cơ hội và triển vọng phát triển lĩnh vực chế tạo, định hướng triển khai chiến lược công nghiệp hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới; chiến lược, chính sách phát triển khoa học - công nghệ nhằm khơi dậy tiềm năng đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam; chiến lược, chính sách phát huy tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam để đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại.
Hội nghị đã thu hút sự tham dự của đông đảo các doanh nghiệp quốc tế và khu vực trong mạng lưới có nhiều uy tín của tạp chí Nhà Kinh tế; là cơ hội tốt để Việt Nam truyền tải đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông điệp về quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2020; thông điệp về các chính sách và nỗ lực của Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, khơi dậy đổi mới, sáng tạo như đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Chính phủ từ đầu năm 2016 đến nay về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hội nghị cũng là dịp để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng, triển vọng phát triển và môi trường đầu tư của Việt Nam đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, nhất là khi Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, là điểm giao thoa của nhiều liên kết kinh tế khu vực như Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu, Liên minh Kinh tế Á - Âu,..; là diễn đàn cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi với các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế để quảng bá tiềm năng, lợi thế trong những lĩnh vực quan tâm, tìm kiếm và mở rộng thị trường, mạng lưới đối tác nhằm thúc đẩy xuất khẩu, du lịch, thu hút đầu tư và công nghệ.
Việt Nam hoan nghênh Philippines đã giải quyết vấn đề tàu thuyền, ngư dân trên tinh thần nhân đạo
Chiều 03-11-2016, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thông tin việc Tổng thống Philippines có quyết định thả 17 ngư dân Việt Nam về nước, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: “Như các bạn đã được thông báo, ngay khi các ngư dân của Việt Nam bị bắt ở Philippines ngày 8/9/2016, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines tiếp cận với các ngư dân, làm việc ngay với các cơ quan chức năng của Philippines để đảm bảo các quyền hợp pháp của các ngư dân nước ta. Như các bạn đã biết, kết quả giữa cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Philippines, phía Philippines cũng đã thông báo về việc trao trả những ngư dân này. Và ngay sau khi có thông tin đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã làm việc rất chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Philippines về danh sách cụ thể các ngư dân, hình thức cũng như là thời gian trao trả ngư dân. Bộ Ngoại giao cũng đã thông báo đến địa phương cũng như Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng để sẵn sàng tiếp nhận các ngư dân trở về Việt Nam. Nhân dịp này, Việt Nam hoan nghênh Tổng thống Philippines đã giải quyết vấn đề tàu thuyền, ngư dân trên tinh thần nhân đạo, liên quan đến Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines".
Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế
Ngày 03-11-2016, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tiến hành bỏ phiếu bầu chọn các vị trí thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế. Với số phiếu 120/191, Đại sứ Việt Nam tại Kuwait Nguyễn Hồng Thao đã trúng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế. Tham gia cuộc chạy đua vào một trong 7 vị trí thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế được phân bổ cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương có 10 ứng cử viên. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có ứng cử viên chạy đua vào Ủy ban Luật pháp quốc tế.
Ủy ban Luật pháp Quốc tế là một diễn đàn pháp lý quốc tế rất có uy tín, được thành lập theo Nghị quyết số 174 (II) ngày 21-11-1947 của Đại hội đồng Liên hợp quốc với 34 thành viên là những người được thừa nhận có trình độ và năng lực trong lĩnh vực luật quốc tế cả về lý luận và thực tiễn. Nhiệm vụ của Ủy ban Luật pháp Quốc tế là thúc đẩy quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ pháp luật quốc tế. Đến nay, Ủy ban Luật pháp Quốc tế đã góp phần xây dựng được các văn bản quốc tế quan trọng, tiêu biểu là Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao năm 1961, Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969; Công ước Viên về Thừa kế Quốc gia liên quan đến Điều ước năm 1996; Quy chế Rome của Tòa Hình sự Quốc tế năm 1998; bộ Điều khoản về Trách nhiệm Quốc gia đối với Hành vi sai phạm quốc tế năm 2001…
Việt Nam quyết định ứng cử làm thành viên của Ủy ban Luật pháp Quốc tế xuất phát từ đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương. Đồng thời thể hiện lập trường nguyên tắc giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế, thúc đẩy pháp quyền ở cấp độ quốc tế, cũng như ủng hộ các tiến trình ngoại giao pháp lý, đề cao quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế tại Ủy ban Luật pháp Quốc tế, khẳng định vai trò thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đánh dấu bước tiến tiếp theo trong việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam mà ở đây là hội nhập pháp lý đa phương, thực hiện chủ trương tham gia xây dựng, định hình luật chơi chung ở cấp độ Liên hợp quốc. Việc Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế cũng thể hiện vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, mối quan hệ hữu nghị rộng mở của Việt Nam, ghi nhận sự đóng góp, nỗ lực tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với công việc chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có lĩnh vực luật pháp quốc tế.
Đối thoại Chiến lược quốc phòng Việt - Trung lần thứ 6
Chiều 04-11-2016, Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng Việt - Trung lần thứ 6 đã diễn ra tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc đồng chủ trì cuộc Đối thoại.
Tại cuộc đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đô đốc Tôn Kiến Quốc bày tỏ sự hài lòng trước việc hợp tác quốc phòng song phương đang ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, hiệu quả và phong phú, đóng góp tích cực vào quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung. Lãnh đạo hai bên đã thống nhất tiếp tục duy trì nhịp độ và mở rộng không gian hợp tác trên các lĩnh vực như: Giao lưu báo chí, công nghiệp quốc phòng, quân y, cứu hộ, cứu nạn, đào tạo tiếng Trung cho sĩ quan các quân khu giáp biên, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển của Việt Nam và đào tạo tiếng Việt cho sĩ quan quân đội Trung Quốc… Hai bên nhất trí giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu để tiến tới ký Biên bản tầm nhìn hợp tác quốc phòng Việt - Trung; ký Biên bản cơ chế hóa hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung.
Trao đổi quan điểm về tình an ninh khu vực, hai bên có chung nhận định rằng, hòa bình và hợp tác phát triển vẫn là dòng chảy chính, nhưng xung đột có thể xảy ra nếu những bất đồng ở khu vực không được kiểm soát tốt. Đô đốc Tôn Kiến Quốc cho biết, Trung Quốc mong muốn phát triển quan hệ thân thiện với các nước láng giềng trong khu vực. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, là một thành viên ASEAN luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam hoan nghênh việc Trung Quốc và các quốc gia ASEAN tăng cường hợp tác vì hòa bình và ổn định ở khu vực.
Tại cuộc Đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đô đốc Tôn Kiến Quốc cũng thẳng thắn nêu rõ, Việt Nam và Trung Quốc còn có khác biệt về vấn đề Biển Đông. Khẳng định đây là vấn đề đại sự, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nhắc lại quan điểm nhất quán của Việt Nam là các bên phải giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, và các điều ước khu vực, thực hiện nghiêm túc DOC, thực tâm và khẩn trương sớm hoàn thành việc xây dựng COC. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đô đốc Tôn Kiến Quốc nhất trí rằng, thời gian tới hai bên cần kiểm soát tốt bất đồng; tăng cường tuyên truyền, giáo dục để quân đội và nhân dân hai nước tuân thủ nghiêm nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước về vấn đề Biển Đông.
Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam- Azerbaijan
Ngày 06-11-2016, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) tổ chức Gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm 24 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam- Azerbaijan (1992- 2016) và kỷ niệm 1 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam- Azerbaijan (10-10-2015 - 10-10-2016).
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan Nghiêm Vũ Khải bày tỏ vui mừng trước sự phát triển không ngừng của quan hệ hợp tác Việt Nam - Azerbaijan. Đó là mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Đóng góp vào sự phát triển đó, Hội Hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan đã luôn đổi mới phương thức và nội dung hoạt động, làm cho các hoạt động ngoại giao nhân dân ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược của hai nước.
Đại sứ Anar Imanov bày tỏ vui mừng được tham dự buổi lễ; đánh giá cao và tin tưởng vào tình bạn giữa hai nước Việt Nam - Azerbaijan. Đại sứ tin tưởng Hội hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, có nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị, thúc đẩy quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực. Đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam luôn hoan nghênh và ủng hộ những hoạt động nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống của hai nước./.
Nước Mỹ trước “giờ G”  (07/11/2016)
Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam  (07/11/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Ireland  (07/11/2016)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên