Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 31-10 đến ngày 6-11-2016)
23:47, ngày 07-11-2016
TCCSĐT - Tranh chấp thương mại giữa Panama và Colombia vẫn tiếp tục căng thẳng khi ngày 03-11 Chính phủ Panama bác bỏ quyết định của Bogota về cải cách thuế quan, nhưng vẫn giữ nguyên mức thuế nhập khẩu cao đối với hàng dệt may và da giày của nước này.
Bảo đảm ổn định tỷ giá và thanh khoản của hệ thống ngân hàng
Bảo đảm ổn định tỷ giá và thanh khoản của hệ thống ngân hàng; không tăng giá điện, giá dịch vụ y tế 2 tháng còn lại năm 2016; tiếp tục giảm phí BOT tối thiểu ở 19 trạm thu phí; xử lý nghiêm tình trạng lạm dụng, trục lợi bảo hiểm y tế... là những nội dung quan trọng trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2016.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung khắc phục khó khăn, khai thác tối đa tiềm năng, phát huy thế mạnh của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn; quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, nhất là các giải pháp bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2016, đồng thời chủ động chuẩn bị kế hoạch hành động để triển khai nhiệm vụ năm 2017 ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế năm 2016 và quý I năm 2017.
Xuất khẩu thủy sản hưởng lợi nhất nhờ FTA giữa Việt Nam và EAEU
Kể từ tháng 10-2016, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu chính thức có hiệu lực sau hơn 2 năm đàm phán. Gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu, trong đó, hơn 59% dòng thuế được xóa bỏ ngay. Đây là lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước khác trên thế giới, khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước thuộc Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU).
Thủy sản sẽ là ngành có lợi thế nhiều nhất. Mức thuế suất thuế nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam giảm từ 10% xuống còn 0%, trong đó có nhóm hàng thủy sản chế biến. Việt Nam cũng đã đạt được quy tắc xuất xứ linh hoạt đối với một số sản phẩm thủy sản chế biến, đóng hộp như cá ngừ, tôm... Tuy nhiên, đây lại là nhóm mặt hàng mà Việt Nam còn thiếu nguyên liệu. Ngoài ra, 5% các dòng thuế còn lại là các mặt hàng thủy sản mà Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu.
Thị trường vàng chứng kiến tuần tăng giá ấn tượng
Vào khoảng 10 giờ ngày 03-11, giá vàng SJC bán ra tại Hà Nội đã được các doanh nghiệp kim hoàn lớn như DOJI, Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu, SJC… niêm yết ở mức 37,5 triệu đồng/lượng, cao nhất kể từ đợt giá vàng tăng mạnh hồi cuối tháng Sáu đến trung tuần tháng Bảy. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày giá vàng đã quay đầu giảm trở lại sau đó và sụt 1 triệu đồng/lượng trong vòng khoảng 5 giờ đồng hồ. Mặc dù vậy, so với đầu tuần thương hiệu này cũng đã tăng 850.000 đồng mỗi lượng.
Giá vàng tăng bất thường khiến giới kinh doanh vàng thận trọng, nới rộng khoảng cách mua-bán vàng miếng SJC lên mức 550.000 đồng/lượng, so với mức vài chục nghìn đồng mỗi lượng khi giá vàng biến động yếu mới đây, thậm chí có thời điểm khoảng cách này là 1 triệu đồng. Cùng thời điểm trên, giá vàng Rồng Thăng Long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu lại không đổi so với chốt phiên trước, chiều mua và bán ra từ 35,21-35,62 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á giao dịch quanh ngưỡng 1.303 USD/ounce, tăng 4 USD/ounce so với phiên trước. So với đầu tuần, đồng kim loại quý này tăng tới 76 USD/ounce.
Thống nhất chủ trương cổ phần hóa các tổng công ty phát điện
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thống nhất chủ trương cổ phần hóa các tổng công ty phát điện thuộc EVN, PVN và Vinacomin. Giai đoạn đến năm 2018, các tổng công ty phát điện vẫn trực thuộc các tập đoàn và do các tập đoàn nắm giữ cổ phần chi phối. Tuy nhiên, cần xem xét, bổ sung thêm nội dung về việc giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần xuống dưới mức chi phối và tách các tổng công ty phát điện ra khỏi các tập đoàn sẽ được xem xét khi có đánh giá kết quả hoạt động của các tổng công ty phát điện sau khoảng 2 năm kể từ khi được cổ phần hóa. Nội dung trên được nêu trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án Tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Thủ tướng cũng lưu ý thị trường bán buôn điện cạnh tranh và tái cơ cấu ngành điện phải bảo đảm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của ngành điện gắn với việc tiếp tục chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong điều kiện hội nhập quốc tế; các biện pháp thực hiện phải góp phần bảo đảm cung ứng đủ điện cho phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước, tuyệt đối không để xảy ra các rủi ro thiếu điện do vấn đề thể chế và cơ chế hoạt động của ngành điện.
Các giải pháp tái cơ cấu ngành điện trong giai đoạn tới cần xem xét có lộ trình phù hợp với tiến độ của thị trường bán buôn điện cạnh tranh, đồng thời có xem xét đến việc chuẩn bị cho phát triển thị trường bán lẻ điện tiếp trong giai đoạn tiếp theo.
Mexico chuẩn bị kế hoạch tài chính dự phòng đối với “kịch bản xấu”
Ngày 03-11, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico Agustín Carstens cho biết Chính phủ Mexico đã chuẩn bị kế hoạch tài chính dự phòng trong trường hợp xảy ra một “kich bản xấu” sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 08-11 tới.
Trước tình hình đồng nội tệ peso của Mexico đang bị tác động mạnh do những diễn biến liên quan tới cuộc bầu cử trên và khả năng ứng cử viên thuộc Đảng Cộng hòa Donald Trump có thể bất ngờ thắng cử, ông Carstens cho biết đang thảo luận với Bộ trưởng Tài chính và Tín dụng công José Antonio Meade về việc áp dụng các biện pháp cần thiết và điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ để tránh những hệ quả xấu do kết quả bầu cử tại Mỹ.
Thống đốc Banxico nhận định trong trường hợp ông Trump thắng cử, Mexico sẽ phải hứng chịu một “cơn siêu bão,” nhưng nếu bà Hillary Clinton giành thắng lợi thì đây sẽ là một “tin vui” đối với nền kinh tế lớn thứ 2 ở khu vực Mỹ Latinh này.
Thống kê cho thấy từ đầu năm đến nay, đồng peso đã mất gần 12% giá trị và riêng trong ngày 03-11 đã hạ xuống mức thấp nhất là 19,55 pesos trên 1 USD do những diễn biến liên quan tới việc ông Trump đang thu hẹp khoảng cách với bà Clinton trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Theo dự báo của các chuyên gia, nếu ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, đồng nội tệ của Mexico sẽ mất thêm 10% giá trị.
Tranh chấp thương mại giữa Panama và Colombia vẫn tiếp tục căng thẳng
Tranh chấp thương mại giữa Panama và Colombia vẫn tiếp tục căng thẳng khi ngày 03-11 Chính phủ Panama bác bỏ quyết định của Bogota về cải cách thuế quan, nhưng vẫn giữ nguyên mức thuế nhập khẩu cao đối với hàng dệt may và da giày của nước này.
Thông cáo của Bộ Thương mại và Công nghiệp Panama (MICI) nhấn mạnh phía Colombia tiếp tục không tuân thủ phán quyết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc áp thuế chống rửa tiền đối với mặt hàng quần áo và giày dép nhập khẩu từ quốc gia Trung Mỹ này. Bộ trưởng MICI Augusto Arosemena khẳng định sẽ phân tích mọi khía cạnh liên quan để đưa ra các biện pháp đáp trả cần thiết đối với hàng hóa và dịch vụ của Colombia.
Trong cuộc gặp gần đây, Tổng thống Panama, Juan Carlos Varela và người đồng cấp Colombia, Juan Manuel Santos đã thảo luận vấn đề trên và nhất trí về một cuộc họp giữa bộ trưởng thương mại hai nước để tìm ra giải pháp chung.
Trước đó, WTO đã phán quyết rằng mức thuế Bogota áp trong trường hợp này không hợp lệ và là không cần thiết do cao hơn các mức theo quy định của tổ chức này. Tuy nhiên, Colombia lập luận rằng việc nhập khẩu các mặt hàng trên từ Panama là hình thức “thương mại bất hợp pháp” do chúng đã được mua lại với mức giá giả rất thấp nhằm mục đích rửa tiền và do vậy chúng phải bị áp mức thuế cao hơn quy định của WTO. Bogota áp một phần thuế cố định 10% cộng với một khoản dao động tùy theo mặt hàng khiến loại thuế chống rửa tiền này thường lên tới 35-40%.
Trung Quốc "bơm" thêm gần 65 tỷ USD vào hệ thống tài chính
Ngày 03-11, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - tức Ngân hàng Trung ương của nước này) thông báo đã "bơm" 437 tỷ Nhân dân tệ (64,7 tỷ USD) vào hệ thống tài chính trong các hoạt động thị trường mở thông qua cơ chế cho vay trung hạn (MLF). Số tiền này sẽ được rót cho 21 thể chế tài chính, trong đó 230 tỷ NDT có kỳ hạn 6 tháng với mức lãi suất không đổi là 2,85% và 207 tỷ NDT có kỳ hạn 1 năm với lãi suất 3%.
Hãng Chứng khoán CITIC nhận định động thái này sẽ không làm giảm nhiều tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng vì PBoC sẽ dựa vào các hoạt động thị trường mở nhiều hơn để bảo đảm khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
Trong khi đó, PBoC tái khẳng định nhu cầu duy trì một chính sách tiền tệ thận trọng với việc điều chỉnh đúng thời điểm nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế lẫn giảm nợ. Cơ chế MLF lần đầu được giới thiệu vào năm 2014 nhằm giúp các ngân hàng thương mại và 3 ngân hàng chính sách của Trung Quốc duy trì khả năng thanh toán bằng tiền mặt thông qua việc cho phép các ngân hàng vay tiền từ ngân hàng Trung ương bằng cách sử dụng cổ phiếu như tài sản thế chấp.
Mỹ phạt ngân hàng Trung Quốc 215 triệu USD vì liên quan tới rửa tiền
Ngày 04-11, Sở Tài chính New York (DFS) đã phạt Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) một khoản trị giá 215 triệu USD vì vi phạm quy định pháp luật về chống rửa tiền và che giấu các giao dịch tài chính liên quan đến Nga và Trung Quốc.
DFS cũng cho biết ABC - ngân hàng lớn thứ ba trên thế giới - đã "bịt miệng" một người tố giác có ý định tiến hành các cuộc điều tra nội bộ. Theo DFS, một số nhân viên ABC đã cố tình che giấu các giao dịch bằng USD đi qua chi nhánh của ngân hàng này tại New York - hành động có thể bị coi là vi phạm quy định về giao dịch và pháp luật chống rửa tiền.
DFS cho biết cơ quan này sẽ có "những biện pháp nhanh chóng và hợp lý." Ngoài khoản tiền phạt trên, ABC cũng đã cam kết thực hiện ngay lập tức các biện pháp cải thiện việc tuân thủ các quy định của pháp luật, bao gồm việc thuê giám sát từ bên ngoài./.
Bảo đảm ổn định tỷ giá và thanh khoản của hệ thống ngân hàng; không tăng giá điện, giá dịch vụ y tế 2 tháng còn lại năm 2016; tiếp tục giảm phí BOT tối thiểu ở 19 trạm thu phí; xử lý nghiêm tình trạng lạm dụng, trục lợi bảo hiểm y tế... là những nội dung quan trọng trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2016.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung khắc phục khó khăn, khai thác tối đa tiềm năng, phát huy thế mạnh của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn; quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, nhất là các giải pháp bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2016, đồng thời chủ động chuẩn bị kế hoạch hành động để triển khai nhiệm vụ năm 2017 ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế năm 2016 và quý I năm 2017.
Xuất khẩu thủy sản hưởng lợi nhất nhờ FTA giữa Việt Nam và EAEU
Kể từ tháng 10-2016, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu chính thức có hiệu lực sau hơn 2 năm đàm phán. Gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu, trong đó, hơn 59% dòng thuế được xóa bỏ ngay. Đây là lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước khác trên thế giới, khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước thuộc Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU).
Thủy sản sẽ là ngành có lợi thế nhiều nhất. Mức thuế suất thuế nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam giảm từ 10% xuống còn 0%, trong đó có nhóm hàng thủy sản chế biến. Việt Nam cũng đã đạt được quy tắc xuất xứ linh hoạt đối với một số sản phẩm thủy sản chế biến, đóng hộp như cá ngừ, tôm... Tuy nhiên, đây lại là nhóm mặt hàng mà Việt Nam còn thiếu nguyên liệu. Ngoài ra, 5% các dòng thuế còn lại là các mặt hàng thủy sản mà Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu.
Thị trường vàng chứng kiến tuần tăng giá ấn tượng
Vào khoảng 10 giờ ngày 03-11, giá vàng SJC bán ra tại Hà Nội đã được các doanh nghiệp kim hoàn lớn như DOJI, Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu, SJC… niêm yết ở mức 37,5 triệu đồng/lượng, cao nhất kể từ đợt giá vàng tăng mạnh hồi cuối tháng Sáu đến trung tuần tháng Bảy. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày giá vàng đã quay đầu giảm trở lại sau đó và sụt 1 triệu đồng/lượng trong vòng khoảng 5 giờ đồng hồ. Mặc dù vậy, so với đầu tuần thương hiệu này cũng đã tăng 850.000 đồng mỗi lượng.
Giá vàng tăng bất thường khiến giới kinh doanh vàng thận trọng, nới rộng khoảng cách mua-bán vàng miếng SJC lên mức 550.000 đồng/lượng, so với mức vài chục nghìn đồng mỗi lượng khi giá vàng biến động yếu mới đây, thậm chí có thời điểm khoảng cách này là 1 triệu đồng. Cùng thời điểm trên, giá vàng Rồng Thăng Long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu lại không đổi so với chốt phiên trước, chiều mua và bán ra từ 35,21-35,62 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á giao dịch quanh ngưỡng 1.303 USD/ounce, tăng 4 USD/ounce so với phiên trước. So với đầu tuần, đồng kim loại quý này tăng tới 76 USD/ounce.
Thống nhất chủ trương cổ phần hóa các tổng công ty phát điện
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thống nhất chủ trương cổ phần hóa các tổng công ty phát điện thuộc EVN, PVN và Vinacomin. Giai đoạn đến năm 2018, các tổng công ty phát điện vẫn trực thuộc các tập đoàn và do các tập đoàn nắm giữ cổ phần chi phối. Tuy nhiên, cần xem xét, bổ sung thêm nội dung về việc giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần xuống dưới mức chi phối và tách các tổng công ty phát điện ra khỏi các tập đoàn sẽ được xem xét khi có đánh giá kết quả hoạt động của các tổng công ty phát điện sau khoảng 2 năm kể từ khi được cổ phần hóa. Nội dung trên được nêu trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án Tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Thủ tướng cũng lưu ý thị trường bán buôn điện cạnh tranh và tái cơ cấu ngành điện phải bảo đảm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của ngành điện gắn với việc tiếp tục chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong điều kiện hội nhập quốc tế; các biện pháp thực hiện phải góp phần bảo đảm cung ứng đủ điện cho phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước, tuyệt đối không để xảy ra các rủi ro thiếu điện do vấn đề thể chế và cơ chế hoạt động của ngành điện.
Các giải pháp tái cơ cấu ngành điện trong giai đoạn tới cần xem xét có lộ trình phù hợp với tiến độ của thị trường bán buôn điện cạnh tranh, đồng thời có xem xét đến việc chuẩn bị cho phát triển thị trường bán lẻ điện tiếp trong giai đoạn tiếp theo.
Mexico chuẩn bị kế hoạch tài chính dự phòng đối với “kịch bản xấu”
Ngày 03-11, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico Agustín Carstens cho biết Chính phủ Mexico đã chuẩn bị kế hoạch tài chính dự phòng trong trường hợp xảy ra một “kich bản xấu” sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 08-11 tới.
Trước tình hình đồng nội tệ peso của Mexico đang bị tác động mạnh do những diễn biến liên quan tới cuộc bầu cử trên và khả năng ứng cử viên thuộc Đảng Cộng hòa Donald Trump có thể bất ngờ thắng cử, ông Carstens cho biết đang thảo luận với Bộ trưởng Tài chính và Tín dụng công José Antonio Meade về việc áp dụng các biện pháp cần thiết và điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ để tránh những hệ quả xấu do kết quả bầu cử tại Mỹ.
Thống đốc Banxico nhận định trong trường hợp ông Trump thắng cử, Mexico sẽ phải hứng chịu một “cơn siêu bão,” nhưng nếu bà Hillary Clinton giành thắng lợi thì đây sẽ là một “tin vui” đối với nền kinh tế lớn thứ 2 ở khu vực Mỹ Latinh này.
Thống kê cho thấy từ đầu năm đến nay, đồng peso đã mất gần 12% giá trị và riêng trong ngày 03-11 đã hạ xuống mức thấp nhất là 19,55 pesos trên 1 USD do những diễn biến liên quan tới việc ông Trump đang thu hẹp khoảng cách với bà Clinton trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Theo dự báo của các chuyên gia, nếu ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, đồng nội tệ của Mexico sẽ mất thêm 10% giá trị.
Tranh chấp thương mại giữa Panama và Colombia vẫn tiếp tục căng thẳng
Tranh chấp thương mại giữa Panama và Colombia vẫn tiếp tục căng thẳng khi ngày 03-11 Chính phủ Panama bác bỏ quyết định của Bogota về cải cách thuế quan, nhưng vẫn giữ nguyên mức thuế nhập khẩu cao đối với hàng dệt may và da giày của nước này.
Thông cáo của Bộ Thương mại và Công nghiệp Panama (MICI) nhấn mạnh phía Colombia tiếp tục không tuân thủ phán quyết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc áp thuế chống rửa tiền đối với mặt hàng quần áo và giày dép nhập khẩu từ quốc gia Trung Mỹ này. Bộ trưởng MICI Augusto Arosemena khẳng định sẽ phân tích mọi khía cạnh liên quan để đưa ra các biện pháp đáp trả cần thiết đối với hàng hóa và dịch vụ của Colombia.
Trong cuộc gặp gần đây, Tổng thống Panama, Juan Carlos Varela và người đồng cấp Colombia, Juan Manuel Santos đã thảo luận vấn đề trên và nhất trí về một cuộc họp giữa bộ trưởng thương mại hai nước để tìm ra giải pháp chung.
Trước đó, WTO đã phán quyết rằng mức thuế Bogota áp trong trường hợp này không hợp lệ và là không cần thiết do cao hơn các mức theo quy định của tổ chức này. Tuy nhiên, Colombia lập luận rằng việc nhập khẩu các mặt hàng trên từ Panama là hình thức “thương mại bất hợp pháp” do chúng đã được mua lại với mức giá giả rất thấp nhằm mục đích rửa tiền và do vậy chúng phải bị áp mức thuế cao hơn quy định của WTO. Bogota áp một phần thuế cố định 10% cộng với một khoản dao động tùy theo mặt hàng khiến loại thuế chống rửa tiền này thường lên tới 35-40%.
Trung Quốc "bơm" thêm gần 65 tỷ USD vào hệ thống tài chính
Ngày 03-11, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - tức Ngân hàng Trung ương của nước này) thông báo đã "bơm" 437 tỷ Nhân dân tệ (64,7 tỷ USD) vào hệ thống tài chính trong các hoạt động thị trường mở thông qua cơ chế cho vay trung hạn (MLF). Số tiền này sẽ được rót cho 21 thể chế tài chính, trong đó 230 tỷ NDT có kỳ hạn 6 tháng với mức lãi suất không đổi là 2,85% và 207 tỷ NDT có kỳ hạn 1 năm với lãi suất 3%.
Hãng Chứng khoán CITIC nhận định động thái này sẽ không làm giảm nhiều tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng vì PBoC sẽ dựa vào các hoạt động thị trường mở nhiều hơn để bảo đảm khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
Trong khi đó, PBoC tái khẳng định nhu cầu duy trì một chính sách tiền tệ thận trọng với việc điều chỉnh đúng thời điểm nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế lẫn giảm nợ. Cơ chế MLF lần đầu được giới thiệu vào năm 2014 nhằm giúp các ngân hàng thương mại và 3 ngân hàng chính sách của Trung Quốc duy trì khả năng thanh toán bằng tiền mặt thông qua việc cho phép các ngân hàng vay tiền từ ngân hàng Trung ương bằng cách sử dụng cổ phiếu như tài sản thế chấp.
Mỹ phạt ngân hàng Trung Quốc 215 triệu USD vì liên quan tới rửa tiền
Ngày 04-11, Sở Tài chính New York (DFS) đã phạt Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) một khoản trị giá 215 triệu USD vì vi phạm quy định pháp luật về chống rửa tiền và che giấu các giao dịch tài chính liên quan đến Nga và Trung Quốc.
DFS cũng cho biết ABC - ngân hàng lớn thứ ba trên thế giới - đã "bịt miệng" một người tố giác có ý định tiến hành các cuộc điều tra nội bộ. Theo DFS, một số nhân viên ABC đã cố tình che giấu các giao dịch bằng USD đi qua chi nhánh của ngân hàng này tại New York - hành động có thể bị coi là vi phạm quy định về giao dịch và pháp luật chống rửa tiền.
DFS cho biết cơ quan này sẽ có "những biện pháp nhanh chóng và hợp lý." Ngoài khoản tiền phạt trên, ABC cũng đã cam kết thực hiện ngay lập tức các biện pháp cải thiện việc tuân thủ các quy định của pháp luật, bao gồm việc thuê giám sát từ bên ngoài./.
Nước Mỹ trước “giờ G”  (07/11/2016)
Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam  (07/11/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Ireland  (07/11/2016)
Đổi mới công tác tuyên giáo trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ  (07/11/2016)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dâng hoa tại tượng đài Lê-nin  (07/11/2016)
Lễ Khởi động Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 3  (07/11/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên