Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 01-8 đến ngày 07-8-2016)
21:59, ngày 08-08-2016
TCCSĐT - Sau 4 ngày làm việc khẩn trương, liên tục và tập trung, với một số lượng khổng lồ công việc được bàn thảo, hàng loạt các khuôn khổ nhằm tăng cường hợp tác kinh tế nội khối ASEAN được thông qua, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 48 và các hội nghị liên quan đã bế mạc. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này đã có nhiều đóng góp tích cực cho thành công của Hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức
Chiều 01-8-2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức Christian Berger nhân dịp nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, đánh giá cao các ý tưởng và nỗ lực của Ngài Đại sứ nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước chặt chẽ và hiệu quả hơn, Thủ tướng mong muốn, hai nước tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch thương mại hai nước có thể đạt từ 15-20 tỷ USD. Cùng với đó là đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề, trong đó có Dự án trường Đại học Việt-Đức. Nhấn mạnh đây là lĩnh vực Việt Nam rất quan tâm, Thủ tướng mong muốn Chính phủ Đức hỗ trợ xây dựng đề án nâng cao năng lực đào tạo nghề của Việt Nam, trong đó có đào tạo cả giáo viên dạy nghề. Thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất của Ngài Đại sứ về việc thành lập phòng thương mại và Công nghiệp Việt - Đức và cho biết, sẽ giao các cơ quan chức năng trao đổi với phía Đức để nghiên cứu, triển khai. Đối với Dự án Tuyến Metro số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh - công trình có sự phối hợp giữa Việt Nam - Liên bang Đức, Thủ tướng cho biết sẽ sớm chỉ đạo kiểm tra tháo gỡ các vướng mắc để triển khai dự án này.
Về phần mình, Ngài Đại sứ Christian Berger cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian cho cuộc tiếp, đồng thời bày tỏ mong muốn Việt Nam và Đức mở rộng hợp tác nhiều lĩnh vực hơn nữa đặc biệt là lĩnh vực đào tạo nghề - một thế mạnh của Đức. Ngài Đại sứ cũng mong muốn hai bên sớm thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt - Đức tại Việt Nam để hai bên cùng hợp tác thúc đẩy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp hai nước. Ngài Đại sứ đề nghị hai bên đẩy mạnh hợp tác triển khai Dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án Đại học Việt - Đức. Đại sứ Christian Berger khẳng định, trong nhiệm kỳ của mình tại Việt Nam, sẽ nỗ lực để thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đức và Việt Nam; ủng hộ Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước Liên minh châu Âu (EU); đồng thời bày tỏ mong muốn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU sớm được phê chuẩn, tạo cơ sở thuận lợi cho hợp tác song phương hai nước cũng như giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên EU.
Việt Nam tham gia phiên họp của Hội đồng Bảo an về trẻ em trong xung đột vũ trang
Ngày 02-8-2016, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, dưới sự chủ trì của Malaysia - Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 8-2016, đã tổ chức phiên thảo luận mở với chủ đề “Trẻ em trong xung đột vũ trang”.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, hoan nghênh những kết quả quan trọng đạt được, trong đó có việc giải thoát hàng nghìn trẻ em khỏi các nhóm vũ trang, lồng ghép chính sách bảo vệ trẻ em trong các hoạt động gìn giữ hoà bình và việc các nước liên quan thực hiện kế hoạch hành động theo uỷ thác của Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn khi trẻ em tiếp tục bị tước đoạt các quyền và nhu cầu cơ bản. Đại sứ bày tỏ lo ngại trước những tác động lâu dài đối với sự phát triển của trẻ em trong và sau xung đột. Đại sứ khẳng định Việt Nam lên án việc tiếp diễn tình trạng bạo lực với trẻ em, đặc biệt là các vụ giết hại, bạo lực tình dục, bắt lính, bắt cóc, tấn công trường học và bệnh viện, và kêu gọi các bên tham chiến chấm dứt những hành động này, trước hết bằng cách tuân thủ luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế.
Trong bối cảnh hậu xung đột, trẻ em cần được ưu tiên quan tâm và các cơ quan Liên hợp quốc cần đầu tư các chương trình cho trẻ em về giáo dục, sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như giải quyết những tác động lâu dài do xung đột gây ra, nhất là đối với trẻ em gái và trẻ khuyết tật. Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác cùng cộng đồng quốc tế để bảo vệ và cải thiện tình trạng của trẻ em trong xung đột vũ trang. Đại sứ cũng chia sẻ nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam đã phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh tàn khốc, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức để bảo vệ, chăm sóc và bảo đảm những điều kiện tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em khuyết tật nạn nhân của bom mìn và chất độc da cam/điôxin.
Đối thoại Chính trị-An ninh-Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 8
Ngày 03-8-2016, tại thủ đô Washington D.C, đã diễn ra cuộc Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 8. Tham dự cuộc đối thoại, về phía Việt Nam gồm đại diện các bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Công an do Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu. Đoàn Hoa Kỳ do bà Tina Kaidanow, quyền Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Chính trị - Quân sự làm trưởng đoàn. Ngoài ra, còn có sự tham gia của đại diện các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, An ninh nội địa, Cơ quan viện trợ phát triển Hoa Kỳ (USAID).
Tại cuộc Đối thoại, hai bên thảo luận các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về song phương, hai bên nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Tổng thống Barack Obama để đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển thực chất và hiệu quả; thảo luận các biện pháp nhằm đưa hợp tác phát triển trở thành trọng tâm của quan hệ hai nước; đồng thời trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại như việc Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, việc thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và trợ giúp kỹ thuật, xây dựng năng lực của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam để thực thi hiệp định này; Hoa Kỳ tiếp tục mở cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề nghị phía Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực trợ giúp Việt Nam tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh, rà phá bom mìn, vật liệu chưa nổ, tẩy độc tại các điểm nóng da cam/dioxin và trợ giúp nạn nhân chiến tranh. Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Tina Kaidanow khẳng định Hoa Kỳ coi hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh là một ưu tiên và sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam trong vấn đề này, đồng thời cho rằng hai bên còn nhiều tiềm năng tăng cường quan hệ trên các lĩnh vực khác như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm hoạ, tìm kiếm cứu nạn, an ninh biển...
Về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai bên chia sẻ đánh giá về tình hình chính trị - an ninh tại khu vực, trong đó có các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố, buôn bán người, an ninh mạng, buôn bán ma túy và động vật hoang dã xuyên quốc gia; thảo luận việc phối hợp giữa hai bên tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, cũng như việc hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc. Hai bên cũng đã trao đổi về các biện pháp hoà bình, tiến trình ngoại giao và pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, để duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có vụ kiện trước Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Campuchia
Chiều 03-8-2016, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đại sứ Vương quốc Campuchia Hul Phany đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam về nước.
Đại sứ Hul Phany chân thành cảm ơn Tổng Bí thư đã dành thời gian tiếp Đại sứ; bày tỏ khâm phục trước sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Khẳng định nhân dân Campuchia nói chung, cá nhân và gia đình ông không bao giờ quên nỗi thống khổ trong thời kỳ sống dưới chế độ diệt chủng Pôl Pốt, Iêng Xary, Đại sứ chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam đã kịp thời cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng và đã luôn dành cho Campuchia sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, có hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Đại sứ cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành và các địa phương đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để Đại sứ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 6 năm công tác tại Việt Nam. Đại sứ Hul Phany khẳng định dù trên bất kỳ cương vị nào cũng sẽ tiếp tục làm hết sức mình góp phần giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Campuchia - Việt Nam.
Khẳng định Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi, có truyền thống quan hệ hữu nghị, gắn bó lâu đời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Campuchia đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn trong công cuộc giải phóng đất nước trước đây cũng như trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày nay. Tổng Bí thư đánh giá cao vai trò, đóng góp của Đại sứ trong việc góp phần củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng những thành tựu của Campuchia đã giành được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Việt Nam - Campuchia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tôn giáo
Thực hiện Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực tôn giáo giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia, từ ngày 01 đến ngày 05-8-2016, Đoàn Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia do ngài Him Chhem, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Bộ trưởng cao cấp kiêm Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo làm Trưởng đoàn sang thăm làm việc tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, Đoàn Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia đến chào Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; thăm một số cơ sở tôn giáo của Việt Nam... Trong chương trình hoạt động, Đoàn Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia đã hội đàm với Ban Tôn giáo Chính phủ. Tham gia hội đàm có ngài Him Chhem, Bộ trưởng cao cấp kiêm Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia; các ông: Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phụ trách Ban Tôn giáo Chính phủ và Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Tôn giáo Chính phủ cùng các thành viên của hai đơn vị.
Tại hội đàm, hai bên đã trao đổi về tình hình tôn giáo và kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo; đánh giá kết quả thực hiện Thỏa thuận hợp tác về công tác tôn giáo đã ký kết tại Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 02-2015). Hai bên ghi nhận và đánh giá cao việc thực hiện Thỏa thuận hợp tác trong thời gian qua, thông qua hoạt động trao đổi đoàn, phối hợp tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo của hai nước; tạo điều kiện cho phật giáo hai nước tăng cường giao lưu, hợp tác. Hai bên nhấn mạnh, kết quả thực hiện các hoạt động hợp tác giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Lễ nghị và Tôn giáo Campuchia đã góp phần thiết thực tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Campuchia; đồng thời tăng cường quan hệ gắn bó, gần gũi giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Campuchia. Thời gian tới, hai bên thống nhất cho rằng, cần tiếp tục tăng cường các hoạt động trao đổi đoàn, hợp tác trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo, ủng hộ Giáo hội Phật giáo hai nước trong các hoạt động phật sự.
Việt Nam có nhiều đóng góp tại Hội nghị nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 48 và các hội nghị liên quan
Từ ngày 02 đến ngày 06-8-2016, sau 4 ngày làm việc khẩn trương, liên tục và tập trung, với một số lượng khổng lồ công việc được bàn thảo, hàng loạt các khuôn khổ nhằm tăng cường hợp tác kinh tế nội khối ASEAN được thông qua, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 48 và các hội nghị liên quan đã bế mạc và thành công tốt đẹp. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh dẫn đầu đã có nhiều đóng góp tích cực góp phần cho thành công của Hội nghị.
Thứ nhất, tại hội nghị lần này, chúng ta tham gia rất cụ thể vào khung khổ ASEAN mà nội khối đã trao đổi để thực hiện các chủ trương về AEC 2016, ngoài những nội dung chúng ta trao đổi đều là những lĩnh vực đã và đang rất có uy tín đối với nền kinh tế, cũng như đời sống người dân trong nước, chúng ta còn trao đổi hàng loạt những lĩnh vực khác và đạt được sự đồng thuận cao. Thứ hai, trong quá trình trao đổi và thúc đẩy sự hợp tác của ASEAN hàng loạt những đề án lớn của ASEAN mà chúng ta đang làm thí điểm trong thời gian vừa qua, như cấp chứng nhận về xuất xứ điện tử; thí điểm về tự cấp xuất xứ cho doanh nghiệp… hay hướng tới kết nối, xây dựng cơ chế một cửa của ASEAN… , Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn và trên cơ sở của những đóng góp trên thực tiễn của Việt Nam tại các đề án đó, cũng như trong khung khổ của ASEAN, ASEAN đã tiến một bước dài trong lĩnh vực tiếp cận thị trường, khai thác được những thuận lợi từ việc dỡ bỏ các rào cản về thủ tục hành chính của các nước trong nội khối và đây có thể coi là những bước đột phá rất cơ bản để tạo thuận lợi tối đa cho khu vực doanh nghiệp khu vực ASEAN.
Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan
Ngày 06-8-2016, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng đến Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan, Đại tướng Prayut Chan-o-cha; cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng gửi điện mừng đến Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai. Nhân dịp này, Chủ tịch Hội đồng Cơ mật của Hoàng gia Thái Lan và các nguyên thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao cùng một số doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan, những người bạn của Việt Nam, đã tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok chúc mừng quan hệ hai nước đang trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Phát biểu khi đến thăm Đại sứ quán ngày 06-8, Chủ tịch Hội đồng Cơ mật, nguyên Thủ tướng Vương quốc Thái Lan, Đại tướng Prem Tinsulanonda chúc mừng những thành tựu vượt bậc mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 30 năm Đổi mới, đánh giá cao những nỗ lực của hai chính phủ trong việc đưa quan hệ hai nước ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược mà Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã cùng lãnh đạo Thái Lan xác lập vào tháng 6-2013. Các nhà lãnh đạo Thái Lan đều ca ngợi tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước, đánh giá cao đóng góp của Việt kiều vào phát triển kinh tế-xã hội của Thái Lan, nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ toàn diện kể cả về chính trị, quốc phòng, kinh tế, thương mại và giao lưu nhân dân vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực.
Đại sứ Nguyễn Tất Thành cảm ơn các vị khách quý, gồm cả Thứ trưởng Ngoại giao Virasakdi Futrakul cùng tham dự, đã có những đóng góp to lớn vun đắp cho quan hệ hai nước, kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất trước đây. Đại sứ nhấn mạnh với tầm nhìn và quyết tâm của các vị lãnh đạo Việt Nam và Thái Lan, quan hệ hai nước đã bước sang một giai đoạn mới đầy triển vọng trong tất cả các lĩnh vực. Đại sứ cũng cùng các vị khách quý ôn lại những mốc lớn trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan, nhất là vai trò của các bậc tiền bối Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Thủ tướng Pridi Banomiyong, những người đã đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước phát triển bền vững, lâu dài. Đây là lần đầu tiên nhiều vị chính khách và lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan cùng tới thăm Đại sứ quán, thể hiện rõ tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan, giúp tạo thêm đà cho hai nước bước sang thập kỷ thứ năm của quan hệ ngoại giao tốt đẹp./.
Chiều 01-8-2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức Christian Berger nhân dịp nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, đánh giá cao các ý tưởng và nỗ lực của Ngài Đại sứ nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước chặt chẽ và hiệu quả hơn, Thủ tướng mong muốn, hai nước tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch thương mại hai nước có thể đạt từ 15-20 tỷ USD. Cùng với đó là đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề, trong đó có Dự án trường Đại học Việt-Đức. Nhấn mạnh đây là lĩnh vực Việt Nam rất quan tâm, Thủ tướng mong muốn Chính phủ Đức hỗ trợ xây dựng đề án nâng cao năng lực đào tạo nghề của Việt Nam, trong đó có đào tạo cả giáo viên dạy nghề. Thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất của Ngài Đại sứ về việc thành lập phòng thương mại và Công nghiệp Việt - Đức và cho biết, sẽ giao các cơ quan chức năng trao đổi với phía Đức để nghiên cứu, triển khai. Đối với Dự án Tuyến Metro số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh - công trình có sự phối hợp giữa Việt Nam - Liên bang Đức, Thủ tướng cho biết sẽ sớm chỉ đạo kiểm tra tháo gỡ các vướng mắc để triển khai dự án này.
Về phần mình, Ngài Đại sứ Christian Berger cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian cho cuộc tiếp, đồng thời bày tỏ mong muốn Việt Nam và Đức mở rộng hợp tác nhiều lĩnh vực hơn nữa đặc biệt là lĩnh vực đào tạo nghề - một thế mạnh của Đức. Ngài Đại sứ cũng mong muốn hai bên sớm thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt - Đức tại Việt Nam để hai bên cùng hợp tác thúc đẩy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp hai nước. Ngài Đại sứ đề nghị hai bên đẩy mạnh hợp tác triển khai Dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án Đại học Việt - Đức. Đại sứ Christian Berger khẳng định, trong nhiệm kỳ của mình tại Việt Nam, sẽ nỗ lực để thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đức và Việt Nam; ủng hộ Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước Liên minh châu Âu (EU); đồng thời bày tỏ mong muốn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU sớm được phê chuẩn, tạo cơ sở thuận lợi cho hợp tác song phương hai nước cũng như giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên EU.
Việt Nam tham gia phiên họp của Hội đồng Bảo an về trẻ em trong xung đột vũ trang
Ngày 02-8-2016, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, dưới sự chủ trì của Malaysia - Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 8-2016, đã tổ chức phiên thảo luận mở với chủ đề “Trẻ em trong xung đột vũ trang”.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, hoan nghênh những kết quả quan trọng đạt được, trong đó có việc giải thoát hàng nghìn trẻ em khỏi các nhóm vũ trang, lồng ghép chính sách bảo vệ trẻ em trong các hoạt động gìn giữ hoà bình và việc các nước liên quan thực hiện kế hoạch hành động theo uỷ thác của Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn khi trẻ em tiếp tục bị tước đoạt các quyền và nhu cầu cơ bản. Đại sứ bày tỏ lo ngại trước những tác động lâu dài đối với sự phát triển của trẻ em trong và sau xung đột. Đại sứ khẳng định Việt Nam lên án việc tiếp diễn tình trạng bạo lực với trẻ em, đặc biệt là các vụ giết hại, bạo lực tình dục, bắt lính, bắt cóc, tấn công trường học và bệnh viện, và kêu gọi các bên tham chiến chấm dứt những hành động này, trước hết bằng cách tuân thủ luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế.
Trong bối cảnh hậu xung đột, trẻ em cần được ưu tiên quan tâm và các cơ quan Liên hợp quốc cần đầu tư các chương trình cho trẻ em về giáo dục, sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như giải quyết những tác động lâu dài do xung đột gây ra, nhất là đối với trẻ em gái và trẻ khuyết tật. Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác cùng cộng đồng quốc tế để bảo vệ và cải thiện tình trạng của trẻ em trong xung đột vũ trang. Đại sứ cũng chia sẻ nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam đã phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh tàn khốc, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức để bảo vệ, chăm sóc và bảo đảm những điều kiện tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em khuyết tật nạn nhân của bom mìn và chất độc da cam/điôxin.
Đối thoại Chính trị-An ninh-Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 8
Ngày 03-8-2016, tại thủ đô Washington D.C, đã diễn ra cuộc Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 8. Tham dự cuộc đối thoại, về phía Việt Nam gồm đại diện các bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Công an do Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu. Đoàn Hoa Kỳ do bà Tina Kaidanow, quyền Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Chính trị - Quân sự làm trưởng đoàn. Ngoài ra, còn có sự tham gia của đại diện các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, An ninh nội địa, Cơ quan viện trợ phát triển Hoa Kỳ (USAID).
Tại cuộc Đối thoại, hai bên thảo luận các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về song phương, hai bên nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Tổng thống Barack Obama để đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển thực chất và hiệu quả; thảo luận các biện pháp nhằm đưa hợp tác phát triển trở thành trọng tâm của quan hệ hai nước; đồng thời trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại như việc Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, việc thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và trợ giúp kỹ thuật, xây dựng năng lực của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam để thực thi hiệp định này; Hoa Kỳ tiếp tục mở cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề nghị phía Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực trợ giúp Việt Nam tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh, rà phá bom mìn, vật liệu chưa nổ, tẩy độc tại các điểm nóng da cam/dioxin và trợ giúp nạn nhân chiến tranh. Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Tina Kaidanow khẳng định Hoa Kỳ coi hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh là một ưu tiên và sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam trong vấn đề này, đồng thời cho rằng hai bên còn nhiều tiềm năng tăng cường quan hệ trên các lĩnh vực khác như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm hoạ, tìm kiếm cứu nạn, an ninh biển...
Về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai bên chia sẻ đánh giá về tình hình chính trị - an ninh tại khu vực, trong đó có các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố, buôn bán người, an ninh mạng, buôn bán ma túy và động vật hoang dã xuyên quốc gia; thảo luận việc phối hợp giữa hai bên tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, cũng như việc hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc. Hai bên cũng đã trao đổi về các biện pháp hoà bình, tiến trình ngoại giao và pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, để duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có vụ kiện trước Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Campuchia
Chiều 03-8-2016, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đại sứ Vương quốc Campuchia Hul Phany đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam về nước.
Đại sứ Hul Phany chân thành cảm ơn Tổng Bí thư đã dành thời gian tiếp Đại sứ; bày tỏ khâm phục trước sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Khẳng định nhân dân Campuchia nói chung, cá nhân và gia đình ông không bao giờ quên nỗi thống khổ trong thời kỳ sống dưới chế độ diệt chủng Pôl Pốt, Iêng Xary, Đại sứ chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam đã kịp thời cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng và đã luôn dành cho Campuchia sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, có hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Đại sứ cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành và các địa phương đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để Đại sứ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 6 năm công tác tại Việt Nam. Đại sứ Hul Phany khẳng định dù trên bất kỳ cương vị nào cũng sẽ tiếp tục làm hết sức mình góp phần giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Campuchia - Việt Nam.
Khẳng định Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi, có truyền thống quan hệ hữu nghị, gắn bó lâu đời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Campuchia đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn trong công cuộc giải phóng đất nước trước đây cũng như trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày nay. Tổng Bí thư đánh giá cao vai trò, đóng góp của Đại sứ trong việc góp phần củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng những thành tựu của Campuchia đã giành được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Việt Nam - Campuchia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tôn giáo
Thực hiện Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực tôn giáo giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia, từ ngày 01 đến ngày 05-8-2016, Đoàn Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia do ngài Him Chhem, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Bộ trưởng cao cấp kiêm Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo làm Trưởng đoàn sang thăm làm việc tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, Đoàn Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia đến chào Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; thăm một số cơ sở tôn giáo của Việt Nam... Trong chương trình hoạt động, Đoàn Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia đã hội đàm với Ban Tôn giáo Chính phủ. Tham gia hội đàm có ngài Him Chhem, Bộ trưởng cao cấp kiêm Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Campuchia; các ông: Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phụ trách Ban Tôn giáo Chính phủ và Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Tôn giáo Chính phủ cùng các thành viên của hai đơn vị.
Tại hội đàm, hai bên đã trao đổi về tình hình tôn giáo và kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo; đánh giá kết quả thực hiện Thỏa thuận hợp tác về công tác tôn giáo đã ký kết tại Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 02-2015). Hai bên ghi nhận và đánh giá cao việc thực hiện Thỏa thuận hợp tác trong thời gian qua, thông qua hoạt động trao đổi đoàn, phối hợp tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo của hai nước; tạo điều kiện cho phật giáo hai nước tăng cường giao lưu, hợp tác. Hai bên nhấn mạnh, kết quả thực hiện các hoạt động hợp tác giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Lễ nghị và Tôn giáo Campuchia đã góp phần thiết thực tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Campuchia; đồng thời tăng cường quan hệ gắn bó, gần gũi giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Campuchia. Thời gian tới, hai bên thống nhất cho rằng, cần tiếp tục tăng cường các hoạt động trao đổi đoàn, hợp tác trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo, ủng hộ Giáo hội Phật giáo hai nước trong các hoạt động phật sự.
Việt Nam có nhiều đóng góp tại Hội nghị nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 48 và các hội nghị liên quan
Từ ngày 02 đến ngày 06-8-2016, sau 4 ngày làm việc khẩn trương, liên tục và tập trung, với một số lượng khổng lồ công việc được bàn thảo, hàng loạt các khuôn khổ nhằm tăng cường hợp tác kinh tế nội khối ASEAN được thông qua, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 48 và các hội nghị liên quan đã bế mạc và thành công tốt đẹp. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh dẫn đầu đã có nhiều đóng góp tích cực góp phần cho thành công của Hội nghị.
Thứ nhất, tại hội nghị lần này, chúng ta tham gia rất cụ thể vào khung khổ ASEAN mà nội khối đã trao đổi để thực hiện các chủ trương về AEC 2016, ngoài những nội dung chúng ta trao đổi đều là những lĩnh vực đã và đang rất có uy tín đối với nền kinh tế, cũng như đời sống người dân trong nước, chúng ta còn trao đổi hàng loạt những lĩnh vực khác và đạt được sự đồng thuận cao. Thứ hai, trong quá trình trao đổi và thúc đẩy sự hợp tác của ASEAN hàng loạt những đề án lớn của ASEAN mà chúng ta đang làm thí điểm trong thời gian vừa qua, như cấp chứng nhận về xuất xứ điện tử; thí điểm về tự cấp xuất xứ cho doanh nghiệp… hay hướng tới kết nối, xây dựng cơ chế một cửa của ASEAN… , Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn và trên cơ sở của những đóng góp trên thực tiễn của Việt Nam tại các đề án đó, cũng như trong khung khổ của ASEAN, ASEAN đã tiến một bước dài trong lĩnh vực tiếp cận thị trường, khai thác được những thuận lợi từ việc dỡ bỏ các rào cản về thủ tục hành chính của các nước trong nội khối và đây có thể coi là những bước đột phá rất cơ bản để tạo thuận lợi tối đa cho khu vực doanh nghiệp khu vực ASEAN.
Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan
Ngày 06-8-2016, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng đến Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan, Đại tướng Prayut Chan-o-cha; cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng gửi điện mừng đến Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai. Nhân dịp này, Chủ tịch Hội đồng Cơ mật của Hoàng gia Thái Lan và các nguyên thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao cùng một số doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan, những người bạn của Việt Nam, đã tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok chúc mừng quan hệ hai nước đang trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Phát biểu khi đến thăm Đại sứ quán ngày 06-8, Chủ tịch Hội đồng Cơ mật, nguyên Thủ tướng Vương quốc Thái Lan, Đại tướng Prem Tinsulanonda chúc mừng những thành tựu vượt bậc mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 30 năm Đổi mới, đánh giá cao những nỗ lực của hai chính phủ trong việc đưa quan hệ hai nước ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược mà Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã cùng lãnh đạo Thái Lan xác lập vào tháng 6-2013. Các nhà lãnh đạo Thái Lan đều ca ngợi tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước, đánh giá cao đóng góp của Việt kiều vào phát triển kinh tế-xã hội của Thái Lan, nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ toàn diện kể cả về chính trị, quốc phòng, kinh tế, thương mại và giao lưu nhân dân vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực.
Đại sứ Nguyễn Tất Thành cảm ơn các vị khách quý, gồm cả Thứ trưởng Ngoại giao Virasakdi Futrakul cùng tham dự, đã có những đóng góp to lớn vun đắp cho quan hệ hai nước, kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất trước đây. Đại sứ nhấn mạnh với tầm nhìn và quyết tâm của các vị lãnh đạo Việt Nam và Thái Lan, quan hệ hai nước đã bước sang một giai đoạn mới đầy triển vọng trong tất cả các lĩnh vực. Đại sứ cũng cùng các vị khách quý ôn lại những mốc lớn trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan, nhất là vai trò của các bậc tiền bối Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Thủ tướng Pridi Banomiyong, những người đã đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước phát triển bền vững, lâu dài. Đây là lần đầu tiên nhiều vị chính khách và lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan cùng tới thăm Đại sứ quán, thể hiện rõ tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan, giúp tạo thêm đà cho hai nước bước sang thập kỷ thứ năm của quan hệ ngoại giao tốt đẹp./.
Hội nghị xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế  (08/08/2016)
Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Indonesia  (08/08/2016)
Thừa Thiên Huế cần tạo ra các sản phẩm du lịch khác biệt và đẳng cấp  (08/08/2016)
Thủ tướng Campuchia ấn định thời điểm bầu cử toàn quốc  (08/08/2016)
Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ASEAN  (08/08/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên