HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Vy - Sau ba năm Quảng Trị thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Qua 3 năm thực hiện, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở Quảng Trị được triển khai khá chặt chẽ, nghiêm túc, có tính sáng tạo và đạt kết quả thiết thực, có sức thuyết phục, lan tỏa ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

TIÊU ĐIỂM: XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ

Nguyễn Đạo Toàn - Tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa cơ sở hiện nay

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta; là một trong những nhiệm vụ then chốt của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh: “Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đưa văn hóa văn nghệ đến các vùng kinh tế mới, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số và các vùng xa xôi, hẻo lánh”.

Mai Phương - Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội, tạo nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch

Cha ông ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã để lại cho các thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau những truyền thống vô cùng quý giá, trong đó có hệ thống lễ hội văn hóa đặc sắc. Lễ hội, một di sản văn hóa quý báu đã tồn tại đồng hành và tạo nên ký ức văn hóa của dân tộc. Vượt qua thời gian, lễ hội đã lan tỏa và có sức sống lâu bền trong đời sống nhân dân.

Lê Tuấn - Xã hội hóa lễ hội - hiệu quả và mặt trái

Lễ hội ra đời từ sinh hoạt văn hóa mang dấu ấn cộng đồng đậm nét. Xã hội hóa lễ hội, do vậy, ở góc độ nào đó, chính là đưa lễ hội trở về với nguồn cội của nó, nơi có sự tham gia một cách chủ động, sáng tạo của đông đảo nhân dân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng cách làm cụ thể mà việc xã hội hóa này mang lại hiệu quả hay không.

DIỄN ĐÀN CƠ SỞ

Đặng Quang Hồng - Vĩnh Phúc với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là mục tiêu, đồng thời cũng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, tổ chức và cá nhân. Với những nỗ lực của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần đáng kể vào thành công đó.

Nguyễn Thanh Lam - Quảng Nam: Muốn làm tốt công tác dân vận, phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận từ cơ sở

Quảng Nam hiện có 240 khối dân vận cơ sở, 1.139 tổ dân vận thôn, khối phố ở 11/18 huyện, thành phố, với gần 11.000 cán bộ. Đây là lực lượng quan trọng góp phần thực hiện tốt công tác dân vận ở cơ sở; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chăm lo công tác dân vận và xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này đã và đang được Tỉnh ủy Quảng Nam đặc biệt coi trọng.

Đình Vũ - Cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở " - động lực phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Trong những năm qua, tỉnh Trà Vinh tập trung chỉ đạo cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở" và đã có tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer. Cuộc vận động đã trở thành động lực trong thực hiện các chính sách xã hội, văn hóa, xóa đói, giảm nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.

Đặng Mạnh Trung - Công tác tôn giáo của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh có nhiều tôn giáo, bao gồm 24 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân và 5 tổ chức tôn giáo được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, có số lượng tín đồ đông nhất nước với hơn 1.339.426 tín đồ các tôn giáo, chiếm gần 60% số dân toàn tỉnh. Phần lớn đồng bào tín đồ các tôn giáo đều phấn khởi trước những thành tựu trong công cuộc đổi mới và những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước về tôn giáo. Tuy nhiên, có lúc có nơi, hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp. Từ thực tế trên, ngày 12-3-2003 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW "Về công tác tôn giáo trong tình hình mới". Ngay sau khi Nghị quyết ra đời, Tỉnh ủy Đồng Nai đã tổ chức quán triệt và ngày 10-6-2003 đã xây dựng Chương trình hành động số 55-CTr/TU.

ĐIỀU TRA

Vũ Đình - Thấy gì qua việc bàn giao lưới hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý?

Trước tình trạng thất thoát, thiếu điện năng, mất an toàn lưới điện, nhân dân phải mua điện với giá cao tại nhiều địa phương trên cả nước, công tác bàn giao lưới điện hạ thế cho ngành điện quản lý đã bước đầu đem lại những kết quả khả quan.

KINH NGHIỆM TỪ CƠ SỞ

Nguyễn Văn Đông - Bộ đội Biên phòng đồng Tháp: "Chung tay vì đồng bào nghèo nơi biên giới"

Bảo vệ biên giới là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó có đồng bào vùng biên. Chỉ có dựa vào đồng bào nơi biên giới mới giữ yên biên cương của Tổ quốc. Muốn có chỗ dựa tốt, phải giúp đỡ họ có cuộc sống ổn định, trước hết là một mái nhà...

Hạ Long - Từ chiếc nôi phong trào gia đình văn hóa...

Gia đình là môi trường quan trọng dưỡng dục, chở che, hình thành nhân cách các thế hệ. Từ nhận thức sâu sắc điều sơ giản đó, năm 1960, sáu gia đình ở thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long (Hưng Yên) đã tự nguyện giao ước thi đua với nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Hạt giống 6 gia đình này gieo mầm nhanh chóng lan tỏa và Ngọc Long trở thành nơi khởi nguồn của phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong cả nước.

Trần Thị Tuyết Mai - Lễ hội hoa Hà Nội - sự hội tụ và tỏa sáng văn hóa Thăng Long - Hà Nội

Trong những ngày đầu Xuân 2010, tại Thủ đô Hà Nội bên Hồ Hoàn Kiếm có những đường phố hoa lộng lẫy khoe sắc với những mô hình làng lúa, làng hoa, phố xưa, nhà cổ... dệt bằng hoa đan xen, hình ảnh tàu điện, cầu Long Biên giữa phố... và những biểu tượng văn hóa tiêu biểu của Hà Nội tạo nên một không gian văn hóa Thăng Long - Hà Nội linh thiêng, ấn tượng, lung linh, hấp dẫn.

Nguyễn Minh Thương - Huyện Càng Long với chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, những năm qua, Huyện ủy Càng Long (tỉnh Trà Vinh) đã xây dựng kế hoạch, đồng thời triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả bước đầu.

Nguyễn Trí Phương - Tổ Dân vận ấp - mô hình mới của công tác vận động quần chúng ở Kiên Giang

Bước đầu khảo sát mô hình mới về công tác dân vận - Tổ Dân vận ấp ở một số địa phương trong tỉnh Kiên Giang cho thấy, gần hai năm triển khai và thực hiện thí điểm, Tổ Dân vận ấp đã thể hiện được tính hiệu quả trong tổ chức và hoạt động. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Tổ Dân vận ấp đã thực sự thể hiện rõ vai trò và sự đóng góp cùng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở làm công tác dân vận

Đoàn Hiền - Một “xã đảo” của Thủ đô qua câu chuyện ở trạm y tế

Dân gian có câu “Nhất cận thị, nhị cận giang” xem đó là điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn, buôn bán, sinh sống của người dân. Song đối với Minh Châu - một “xã đảo trong lòng Thủ đô”, điều này lại là trở ngại lớn cho cuộc sống mọi mặt của bà con nơi đây. Bởi Minh Châu “cận giang” bốn phía, cả xã là một hòn đảo cô lập giữa bốn bề sông nước...

GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU, XUẤT SẮC THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Nguyễn Xuân Sang - Phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng đời sống mới ở khu dân cư trên địa bàn Tây Nguyên

Đứng chân trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên, chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, còn nghèo nàn, lạc hậu và đầy khó khăn, thách thức, nhưng với bản lĩnh ngoan cường và phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ, 25 năm qua, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên và người lao động Binh đoàn 15 đã từng bước làm thay da, đổi thịt, tạo nên những gam màu tươi xanh, khởi sắc trên vùng đất hoang hóa mà anh dũng này.

NHÌN RA THẾ GIỚI

Hương Ly - Lễ hội văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở Lào, Cam-pu-chia và Thái Lan

Bất kỳ dân tộc nào trên thế giới đều có các lễ hội văn hóa đặc sắc phản ánh sự hình thành, tiến hóa và phát triển nhận thức của con người về thế giới, về vũ trụ, về sự tương tác giữa môi trường với đời sống của con người, tạo nên sức sống mạnh mẽ của mỗi một dân tộc. Các dân tộc ở Đông Nam Á như Lào, Cam-pu-chia và Thái Lan do sự tương tác về địa lý và môi trường sống, có các Lễ hội mừng năm mới với nhiều nét tương đồng với văn hóa Việt Nam.

ĐẦU LÀNG - CUỐI PHỐ

Nhị Lê - Chân ngắn, chân dài (!)

NHỊP CẦU BẠN ĐỌC

- Về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Lời Bộ Biên tập: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Vì vậy, việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng. Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở số ra kỳ này xin trao đổi cùng bạn đọc chung quanh vấn đề trên.