Doanh nghiệp Hàn Quốc hài lòng khi đầu tư tại Việt Nam
Kết quả điều tra mới đây của Cơ quan xúc tiến ngoại thương Hàn Quốc (KOTRA) đối với các doanh nghiệp nước này đang hoạt động tại Việt Nam cho thấy 93,3% các doanh nghiệp bày tỏ hài lòng khi đầu tư tại Việt Nam.
Kết quả điều tra được tiến hành tại 217 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cũng cho thấy 57,6% các doanh nghiệp làm ăn có lãi, số còn lại đang trong thời gian thu hồi vốn đầu tư.
Môi trường đầu tư của Việt Nam được các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá là rất rộng mở. Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. 27,54% doanh nghiệp trong diện điều tra cho biết trong thời kỳ đầu tiến hành đầu tư, họ đã nhận được sự hỗ trợ của các văn phòng xúc tiến thương mại đầu tư, 23,73% nhận được sự hỗ trợ từ các bộ, ngành của Việt Nam, 10,17% nhận sự hỗ trợ từ Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam.
Theo các doanh nghiệp Hàn Quốc, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam cùng với nguồn nhân lực rẻ,dồi dào và sự gia tăng của tiêu dùng nội địa là lý do số một để họ quyết định đầu tư vào Việt Nam. 201 doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam cho biết đang tiến hành tuyển dụng khoảng 96.000 nhân công. Nếu tính toàn bộ số doanh nghiệp Hàn Quốc thì lượng nhân công tuyển dụng tại các doanh nghiệp này có thể lên 136.000 người. Đặc biệt, nguồn nhân lực trong ngành da giầy được các doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm nhất.
KOTRA dự báo, năm 2007 - năm đầu tiên thực hiện FTA giữa Hàn Quốc vào Việt Nam - đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ đạt khoảng 1,5 tỉ USD với các dự án lớn trong ngành luyện kim và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tính đến cuối năm 2006, tổng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 7,8 tỉ USD, chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đưa Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư lớn thứ ba tại Việt Nam.
Quảng Ngãi tiếp tục đổi mới công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới  (15/06/2007)
Đồng Tháp cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới  (15/06/2007)
Nhìn lại thành tựu xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 và những vấn đề đang đặt ra  (15/06/2007)
G8: Vẫn nặng về trình diễn  (14/06/2007)
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên