Khủng hoảng toàn cầu và các giải pháp của cánh tả
TCCSĐT - “Khủng hoảng toàn cầu và các giải pháp của cánh tả” là hội thảo quốc tế chuyên luận đầu tiên về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang diễn ra thời gian qua. Hội thảo do Đảng Cộng sản Bra-xin (PCdoB) phối hợp với Đảng Lao động Bra-xin (PT), Quỹ Mô-ri-cô Gra-boa (cơ quan nghiên cứu lý luận của PcdoB) và Quỹ Pơ-xơ A-bra-mô (cơ quan nghiên cứu lý luận của PT) tổ chức, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chung của các lực lượng cánh tả tại khu vực Mỹ La-tinh và các lực lượng cách mạng tiến bộ trên toàn thế giới.
Hội thảo quốc tế “Khủng hoảng toàn cầu và các giải pháp của cánh tả” được tổ chức từ ngày 20 đến 21-6-2009, với sự tham dự của khoảng 350 đại biểu đại diện cho gần 40 đảng cộng sản, cánh tả khu vực Mỹ La-tinh, châu Âu, châu Phi, châu Á; nhiều nhà khoa học thuộc các trung tâm nghiên cứu, trường đại học, tạp chí chuyên ngành khác nhau.
Các tham luận của đại biểu tham dự hội thảo tập trung phân tích, đánh giá một số vấn đề chính yếu sau:
1. Bối cảnh và nguyên nhân cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cấu hóa sâu rộng, kinh tế tri thức phát triển nhanh, mạnh, trong đó thương mại và đầu tư tài chính giữ vai trò chủ đạo, thậm chí chi phối đời sống kinh tế thế giới.
Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa tư bản, còn chủ nghĩa tư bản thì còn khủng hoảng. Nhiều ý kiến cho đây là cuộc khủng hoảng toàn diện của nền văn minh tư sản, khủng hoảng hệ thống, khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng mô hình phát triển theo chủ nghĩa tự do mới, khủng hoảng chu kỳ của chủ nghĩa tư bản trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh khủng hoảng tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sinh thái và biến đổi khí hậu. Giống các cuộc đại suy thoái trước đây, khủng hoảng lần này cũng bùng nổ từ trung tâm của chủ nghĩa tư bản, do kết quả của hiện tượng sản xuất thừa và quá trình tập trung hóa tư bản, quá trình tài chính hóa và đặc biệt là hiện tượng đầu cơ quá mức.
2. Tác động và hậu quả của khủng hoảng
Hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế lần này là rất to lớn và lâu dài, tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới; đặc biệt là tác động xấu tới người lao động ở tất cả các nước, đẩy hàng trăm triệu người vào cảnh thiếu đói, thất nghiệp.
Các đại biểu cho rằng tư bản tài chính khác và mạnh hơn rất nhiều so với tư bản sản xuất. Nó không lưu tâm tới việc xây dựng cơ sở sản xuất, không tạo ra một xã hội ổn định, mà chú trọng vào đầu cơ hơn là đầu tư vào sản xuất. Cuộc khủng hoảng năng lượng, lương thực vừa qua có nguyên nhân trực tiếp từ đầu cơ.
Các trùm sỏ tài chính của chủ nghĩa tư bản đã thực thi một chính sách tự do hóa tài chính và tạo ra một hệ thống thị trường tài chính mang nặng tính đầu cơ; tất cả các thị trường, kể cả thị trường dịch vụ và tiêu thụ đều bị tài chính hóa; nhiều thị trường, trong đó có thị trường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường địa ốc phát triển trên cơ sở nhu cầu ảo, bị các nhà đầu cơ thao túng giá khiến giá giao dịch của các công cụ tài chính trên thị trường cao gấp nhiều lớn giá trị thực, hình thành một nền tài chính “bong bóng”, dễ đổ vỡ.
Đối với khu vực các nước Mỹ La-tinh, cuộc khủng hoảng lần này có những tác động khác nhau đối với từng nước. Sau 7 năm liên tiếp tăng trưởng cao (năm 2007 là 5,6% và 2008 là 4,6%), năm 2009, tăng trưởng của khu vực Mỹ La-tinh dự kiến sẽ là -1,7%. Khủng hoảng tài chính làm giảm mạnh khối lượng tín dụng quốc tế, gây khó khăn, làm nhiều công ty vừa và nhỏ phá sản. Sản xuất và xuất khẩu giảm mạnh, nhiều nước giảm tới 30%.
Giá dầu thô trung bình xuất đi từ khu vực giảm gần 50%. Hầu hết các đồng tiền các nước trong khu vực mất giá lớn. Thất nghiệp tăng mạnh ở nhiều nước, tăng lên 9% so với 7,5% trong năm 2008. Tình trạng trên khiến tỷ lệ nghèo đói và đời sống nhân dân lao động ở khu vực Mỹ La-tinh ngày càng khó khăn hơn.
3. Cách thức ứng phó với tình hình mới
Hội nghị đã bàn thảo và đưa ra nhiều đề xuất. Một là, các chính phủ cánh tả cầm quyền tại khu vực cần chuyển từ liên kết thương mại sang liên kết sản xuất, kinh tế nói chung, trong đó các nước lớn, kinh tế phát triển mạnh cần giúp đỡ các nước nhỏ, kinh tế phát triển kém hơn.
Hai là, củng cố khối đoàn kết Mỹ La-tinh với các hạt nhân nòng cốt là Khối Alba, Mercosur và Unasur.
Ba là, các chính phủ cánh tả cần có chính sách xã hội triệt để hơn, cách mạng hơn theo mô hình của Vê-nê-du-ê-la, Bô-li-vi-a và Ê-cu-a-đo nhằm cải thiện đời sống người lao động.
Trong bài phát biểu bế mạc, Chủ tịch Đảng Cộng sản Bra-xin Rê-na-tô Ra-bê-lô nhấn mạnh, tương quan lực lượng hiện nay vẫn nghiêng về chủ nghĩa tư bản, cách mạng chưa ở thế tấn công, mà vẫn ở thế phòng ngự. Tuy nhiên, quá trình thay đổi cán cân lực lượng đang diễn ra và để đẩy nhanh quá trình này, các lực lượng cộng sản, cánh tả tiến bộ cần thúc đẩy đấu tranh, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mới với mục tiêu cuối cùng là chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Đảng Cộng sản Bra-xin cũng nhấn mạnh, mục tiêu trước mắt của những người cộng sản, cánh tả Bra-xin là đánh đổ tư bản tài chính, phá bỏ chủ nghĩa đầu cơ tại Bra-xin, nhằm thúc đẩy sản xuất, gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội./.
Hội nghị thượng đỉnh G8 tại I-ta-li-a  (08/07/2009)
6 tháng đầu năm 2009: kinh tế bị suy giảm nhưng không rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái  (07/07/2009)
Vay vốn ADB theo cơ chế "Hỗ trợ khắc phục khủng hoảng"  (07/07/2009)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên