Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần từ ngày 6-9 đến ngày 12-9-2010
Trong hai ngày 6 và ngày 7-9-2010, tại thành phố Hạ Long (Việt Nam), Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức Diễn đàn Á - Âu (ASEM) về ứng phó biến đổi khí hậu. Hơn 150 đại biểu, trong đó có khoảng 70 đại biểu quốc tế đến từ 45 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên ASEM và một số tổ chức quốc tế. Diễn đàn nhằm tăng cường hợp tác Á - Âu về biến đổi khí hậu thông qua quan hệ đối tác, mạng lưới hiện có, đồng thời trao đổi quan điểm và chia sẻ thông tin, những kết quả đạt được về thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Các đại biểu tham dự diễn đàn sẽ tập trung thảo luận về ba chủ đề chính: Tác động của biến đổi khí hậu; tính dễ tổn thương và thích ứng; cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế các-bon thấp; hiệu quả năng lượng và tiết kiệm năng lượng; hợp tác ASEM trong các nỗ lực toàn cầu. Diễn đàn là cơ hội để đại biểu các nước trong ASEM thảo luận, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về việc xây dựng, thực hiện hiệu quả các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và phương án giảm phát thải khí nhà kính nhằm tiến tới xây dựng một ASEM xanh, phát triển toàn diện trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu trong thời gian tới.
2. Chủ tịch Ủy ban châu Âu đọc thông điệp liên minh đầu tiên
Ngày 7-9-2010, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), ông Giô-dê Ma-nu-en Ba-rô-xô (Jose Manuel Barroso), đã đọc thông điệp liên minh hàng năm đầu tiên trước Nghị viện châu Âu (EP), nêu bật những ưu tiên của tổ chức này. Chủ tịch Ba-rô-xô khẳng định bức tranh kinh tế EU hiện nay đã sáng sủa hơn cách đây một năm, với tốc độ tăng trưởng trong năm nay cao hơn dự báo ban đầu nhờ hành động kiên quyết của các nước thành viên. Về chính sách kinh tế, Chủ tịch Ba-rô-xô cho rằng EU cần thúc đẩy các cải cách cơ cấu trong 12 tháng tới, phải giải quyết tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong Khu vực đồng ơ-rô (euro), và tìm cách củng cố, thúc đẩy khu vực tài chính trong khu vực. Liên quan việc làm, EC sẽ đề nghị thành lập "cơ quan giám sát khoảng trống việc làm châu Âu" nhằm giúp mang lại việc làm cho 4 triệu người thất nghiệp trong EU và sẽ thành lập một thị trường việc làm mạnh hơn trong khu vực. Tháng 10 tới, EU sẽ soạn thảo kế hoạch thúc đẩy đổi mới, bằng cách khuyến khích phát triển các trường đại học đẳng cấp thế giới và cho ra đời loại bằng tốt nghiệp có giá trị trong toàn EU. Về ngân sách, EC đề nghị xem xét lại vấn đề này vào tháng 10 tới và sẽ đưa ra một ngân sách hậu 2013 nhiều tham vọng, hướng tới tiêu chi "thông minh hơn", bằng cách áp dụng quy định thông qua ngân sách của từng nước ở cấp quốc gia và khu vực, đặc biệt sẽ có sự phối hợp trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng năng lượng, nghiên cứu, phát triển và phòng thủ.
3. Tổng Thư ký NATO tuyên bố chuyển giao các nhiệm vụ quân sự ở Áp-ga-ni-xtan vào năm 2011
Ngày 7-9-2010 Tổng Thư ký NATO An-đơ Phốc Ra-xmu-sen (Anders Fogh Rasmussen) tuyên bố binh sĩ của liên minh đa quốc gia ở Áp-ga-ni-xtan có khả năng sẽ bắt đầu chuyển giao các nhiệm vụ quân sự của họ tại đất nước Nam Á này cho chính quyền Ca-bun (Kabul) vào năm tới. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương dự định sẽ thông báo các kế hoạch chuyển giao nhiệm vụ duy trì an ninh cho lực lượng Áp-ga-ni-xtan tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở Lix-bon (Lisbon), Bồ Đào Nha, vào ngày 19 đến ngày 20-11 tới. Tuy nhiên, ông Ra-xmu-sen từ chối đưa ra mốc thời gian cụ thể cho việc chuyển giao nhiệm vụ quân sự cho lực lượng Áp-ga-ni-xtan cũng như thành phố hay tỉnh nào sẽ là nơi bắt đầu triển khai kế hoạch này. Sau 9 năm tham chiến với những tổn thất sinh mạng của binh sĩ liên quân ngày càng tăng, sự ủng hộ của dư luận phương Tây đối với cuộc chiến ngày càng giảm mạnh, buộc các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu phải tìm kiếm cách thức bắt đầu rút khoảng 150.000 binh sĩ nước ngoài rút khỏi Áp-ga-ni-xtan. Tuy nhiên, ông Ra-xmu-sen đảm bảo rằng sẽ không có việc rút quân ồ ạt vào thời gian tới, ngay cả khi các nhiệm vụ quân sự đã dần dần được chuyển giao cho chính quyền Ca-bun. Theo ông, các lực lượng quốc tế đồn trú ở một số tỉnh sau khi rút khỏi đây có thể sẽ được tái triển khai ở những vùng khác của Áp-ga-ni-xtan thay vì được hồi hương ngay lập tức.
4. Diễn đàn đầu tư thế giới (WIF) lần thứ hai
Ngày 7-9-2010, Diễn đàn đầu tư thế giới (WIF) lần thứ hai với chủ đề “Đầu tư cho phát triển bền vững”, do Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) tổ chức đã diễn ra tại thành phố Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến (Đông Nam Trung Quốc) với sự tham gia của lãnh đạo một số nước, hơn 1.500 nhà đầu tư, hoạch định chính sách của Trung Quốc và nước ngoài cùng đại diện nhiều tổ chức quốc tế. Phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký UNCTAD Xu-pa-chai Pa-nít-pắc-đi (Supachai Panitchpakdi) đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của đầu tư quốc tế, coi đó là động lực của sự tăng trưởng và phát triển. Ông cho biết diễn đàn lần này nhằm đánh giá những thách thức và cơ hội cho đầu tư toàn cầu của nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng; đồng thời kêu gọi thực hiện các chính sách đầu tư mới nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi sang một nền kinh tế với hàm lượng cácbon thấp. WIF diễn ra trong 3 ngày với nhiều cuộc họp theo chủ đề gồm: Tác động của đầu tư đối với phát triển bền vững, cách thức để các hoạt động giao dịch chứng khoán góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững, những nguyên tắc cần thiết đối với bên vay và bên cho vay để thúc đẩy các điều kiện tín dụng.
5. Diễn đàn kinh tế quốc tế Bai-can lần thứ VI
Từ ngày 7 đến ngày 10-9-2010, tại thành phố Y-rơ-cút của Liên bang Nga, diễn ra Diễn đàn kinh tế quốc tế Bai-can với sự tham gia của đại diện 15 nước và Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Tại Diễn đàn các đại biểu đã thảo luận về những chủ đề như thành lập Trung tâm tài chính quốc tế ở Nga và các quá trình đầu tư vào nền kinh tế các khu vực ở Nga; Nhu cầu đầu tư: hình thành nhu cầu và kích thích nhu cầu; Các dự án kết cấu hạ tầng: sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân; Hiện đại hóa môi trường đô thị: những cách tiếp cận mới; Hai quan điểm về cạnh tranh: nhà nước và doanh nghiệp; Bảo vệ hệ thống sinh thái hồ Bai-can và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; Tiềm năng phát triển ngành năng lượng mới ở Nga; Mô hình đổi mới chính sách thanh niên trong điều kiện chính trị và xã hội hiện đại; Về các biện pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các vùng ở Xi-bê-ri. Hội nghị Hội đồng cố vấn về đầu tư nước ngoài nhằm phát triển vùng Đông Xi-bê-ri và Viễn Đông. Hội nghị Hội đồng điều phối các nhà công nghiệp và doanh nghiệp ở khu vực Xi-bê-ri. Hội thảo quốc tế “châu Âu – Nga - Khu vực châu Á - Thái Bình Dương: sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông”. Đối thoại lần thứ IV về các vấn đề chiến lược trong quan hệ hữu nghị Nga - Trung Quốc. Diễn đàn kinh tế quốc tế Bai-can là nơi các chuyên gia và chính khách đối thoại về sự phát triển khu vực Xi-bê-ri và Viễn Đông, cũng như thảo luận các vấn đề kinh tế Nga và thế giới.
6. Tổng thống Mỹ công bố các kế hoạch kích thích kinh tế mới
Ngày 8-9-2010, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã công bố các biện pháp hỗ trợ mới nhằm phục hồi kinh tế và tạo việc làm. Ông Ô-ba-ma đã giới thiệu một loạt chương trình, trị giá 180 tỉ USD, gồm gia hạn các chương trình hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhằm khuyến khích doanh nghiệp tuyển mộ lao động, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức cao kỷ lục 9,6% và đà phục hồi chậm của nền kinh tế Mỹ. Theo các nhà phân tích, Tổng thống B. Ô-ba-ma đang theo đuổi cùng lúc hai mục tiêu, gồm tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giúp đảng Dân chủ tiếp tục chiếm đa số tại Quốc hội trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào đầu tháng 11 tới. Trước đó, Tổng thống B. Ô-ba-ma cũng công bố kế hoạch tạo việc làm dài hạn mới, kéo dài sáu năm. Theo đó, chính quyền sẽ đầu tư ban đầu khoảng 50 tỉ USD để tái thiết và mở rộng các tuyến đường bộ, đường sắt, đường băng hàng không và hiện đại hóa hệ thống kiểm soát không lưu. Tuy nhiên, các kế hoạch trên có thể bị các nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối.
7. Diễn đàn kinh tế quốc tế lần thứ 20 tại Ba Lan
Chiều 8-9-2010, tại thành phố Crư-ni-xa-Dơ-đơ-rui (Krynisa-Zdrui) của Ba Lan đã diễn ra Diễn đàn kinh tế quốc tế lần thứ 20. Tổng thống Ba Lan Brô-ni-xláp Cô-mô-rốp-xki (Bronislaw Komorowski), Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Giô-dê Ma-nu-en Ba-rô-xô (Jose Manuel Baroso) và Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) E-gi Bu-dếch (Ezhi Buzek) cùng hơn 2.200 đại biểu, đại diện các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa của gần 50 nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á đã tham gia diễn đàn này. Trong thời gian 4 ngày, diễn đàn tập trung thảo luận những vấn đề kinh tế vĩ mô, năng lượng, ngân hàng, khoa học và văn hóa của châu Âu sau khi Hiệp ước Li-xbon (Lisbon) có hiệu lực; Tổ chức 4 phiên họp toàn thể và hơn 100 cuộc thảo luận, tiếp xúc, hội thảo... trong khuôn khổ diễn đàn. Tại Diễn đàn, đề cập chiến lược kinh tế mới mang tên "châu Âu-2020", ông Ba-rô-xô khẳng định đó là kế hoạch toàn diện và linh hoạt hơn, bao gồm các cuộc cải cách kinh tế vĩ mô được tiến hành đồng thời với sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng như các vấn đề quan trọng khác, như củng cố và mở rộng thị trường ngoài nước và các cuộc giao lưu, tiếp xúc quốc tế. Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống nước chủ nhà Cô-mô-rốp-xki nhấn mạnh chính sách đối ngoại đoàn kết, đề xuất tìm kiếm những nhân tố giúp đoàn kết EU với các nước khác. Ông cho biết trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU năm 2011 sắp tới, Ba Lan hy vọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế không chỉ trong khuôn khổ tìm kiếm các công nghệ hiện đại giúp cạnh tranh với các nước khác, mà cả cách thức tự do hoá các thị trường năng lượng.
8. Hội nghị Mekong - Nhật Bản về Hành lang kinh tế Đông - Tây
Ngày 9-9-2010, tại thủ đô Băng-cốc, Thái Lan đã diễn ra hội nghị quốc tế “Me-kông - Nhật Bản về Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC): Hoàn tất kết nối, kiến tạo hưng thịnh kinh tế”. Tại Hội nghị, năm nước có hành lang kinh tế đi qua gồm Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào,Mi-an-ma và quốc gia hỗ trợ vốn Nhật Bản đã bàn thảo việc kết nối nhanh những cung đoạn còn đứt quãng trên hai tuyến hành lang cũng như những khó khăn trong quá trình khai thác hai tuyến hành lanh kinh tế này. Hội nghị cũng thảo luận các bài học và cơ hội, phương hướng kết nối toàn tuyến nhằm đạt mục tiêu khai thác hiệu quả hai tuyến hành lang kinh tế phục vụ cho mục tiêu phát triển chung của khu vực. Ngoài đại diện sáu nước kể trên, tham dự hội nghị còn có các chuyên gia từ các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cơ quan Liên hợp quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ủy ban sông Mê-kông, các viện và cơ quan nghiên cứu khác.
9. Diễn đàn chính trị quốc tế lần thứ hai tại Nga
Diễn đàn chính trị quốc tế lần thứ hai đã khai mạc chiều 9-9 tại thành phố Y-a-rốt-xláp (Nga) với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ 29 nước. Diễn đàn năm nay mang tên "Nhà nước hiện đại: các tiêu chuẩn dân chủ và hiệu quả" được tổ chức theo sáng kiến của Tổng thống Nga Đ. Mét-vê-đép. Đề tài thảo luận trọng tâm tại diễn đàn là quá trình hiện đại hóa nền kinh tế-chính trị và các tiêu chuẩn dân chủ, vai trò của nhà nước hiện đại trong việc bảo đảm an ninh và phát triển bền vững của thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ diễn đàn lần này còn diễn ra bốn hội thảo gồm "Nhà nước là công cụ hiện đại hóa công nghệ"; "Các tiêu chuẩn dân chủ và sự đa dạng của kinh nghiệm dân chủ"; "Những thách thức mới và quan điểm pháp luật quốc tế", và, "Các hệ thống an ninh khu vực". Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Nga kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban tổng thống về hiện đại hóa, ông Xéc-gây Sô-bi-a-min khẳng định hiện đại hóa là vấn đề mang tính sống còn, đồng thời là thách thức đặc biệt đối với nước Nga trong thế giới ngày nay. Là một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên dồi dào nhưng dân số không đông, Nga coi vấn đề liên quan đến khả năng cạnh tranh là đòi hỏi bức thiết mang tính sống còn.
10. Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) cảnh báo những yếu tố đe doạ sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu
IMF vừa đưa ra cảnh báo nợ quốc gia cao và lĩnh vực tài chính vẫn yếu, nhất là ở Mỹ, Nhật Bản, và Liên minh châu Âu, đang đe dọa đến đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Theo IMF, đà phục hồi mạnh hơn dự đoán của các nền kinh tế nói trên trong quý 1 năm 2010 hiện bắt đầu chậm lại, do những lo ngại liên quan đến lĩnh vực tài chính công tại châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và khả năng chống chịu của các ngân hàng châu Âu. IMF cho rằng sự giảm tốc này còn diễn ra cho tới nửa đầu năm 2011. Trong khi triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi rất khả quan, thì các nền kinh tế phát triển đang phục hồi yếu và nhiều công ty tư nhân rơi vào khó khăn khi gói kính thích chi tiêu của chính phủ kết thúc. IMF nhận định mặc dù đã có một số cải thiện trong năm 2010, tuy nhiên, triển vọng tài chính trong trung hạn của nhóm các nền kinh tế phát triển G20 vẫn tồn tại nhiều thách thức, đồng thời khẳng định tình hình tài chính tại những quốc gia này là một trong những nguy cơ lớn nhất về dài hạn.
11. Nước Mỹ tưởng niệm vụ khủng bố 11-9
Sao trước kia không...  (13/09/2010)
Động lực mới của quan hệ hợp tác Việt Nam – Anh  (13/09/2010)
Một số vấn đề về doanh nghiệp với trách nhiệm bảo vệ môi trường  (13/09/2010)
Cải cách tài chính của Mỹ nhìn từ đạo luật Dodd-Frank  (13/09/2010)
Thông tấn xã Việt Nam: 65 năm không có giờ nghỉ  (13/09/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên