Dân số Việt Nam hiện nay - biến đổi và vấn đề
Dân số thế giới
Theo Cục dân số Liên hợp quốc, dân số thế giới hiện nay đã đạt con số xấp xỉ 6,5 tỉ người. Đây là con số không nằm ngoài dự đoán, nhưng là khá bất ngờ trước những cố gắng và đầu tư của toàn cầu thời gian qua nhằm kiên quyết giảm tỉ lệ tăng dân số ở mọi quốc, nhất là các quốc gia nghèo ở châu Phi, châu Á và Mỹ - La tinh. Các số liệu thống kê cho thấy, năm 1000 dân số thế giới khoảng 310 triệu người; năm 1900, khoảng 1,6 tỉ người; năm 1960, khoảng gần 3 tỉ người; năm 1999, khoảng 6 tỉ người. Các chuyên gia cho rằng, dù các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tăng dân số sẽ được áp dụng mạnh mẽ, quyết liệt hơn trên toàn cầu nhưng, theo dự báo, dân số thế giới năm 2012 sẽ là khoảng 7 tỉ người và vào năm 2050, sẽ tăng lên khoảng 9 tỉ người.
Cũng theo dự báo, mức tăng dân số thế giới thời gian tới chủ yếu rơi vào các khu vực kém phát triển, nhóm các nước nghèo. Đặc biệt, theo tính toán, các nước như Áp-ga-ni-xtan, Bu-ru-di, Ghi-nê Bit-xao, Ni-giê, Đông Ti-mo và U-gan-da vào giữa thế kỷ này dân số sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay... Trong khi dân số tăng nhanh ở khu vực các nước nghèo thì nhóm các nước giàu hiện chỉ có khoảng 1,2 tỉ người và qui mô dân số hầu như vẫn giữ nguyên nhiều thập kỷ qua, thậm chí, ở một số nước giàu dân số được dự báo là sẽ giảm trong thời gian tới, như Đức, I-ta-li-a, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước thuộc Liên Xô trước đây.
Ước tính, cứ mỗi phút trên thế giới có 261 trẻ được sinh ra và cho đến nay, tổng số người đã được sinh ra trên trái đất là 106 tỉ.
Dân số Việt Nam - những con số
Dân số Việt Nam hiện nay ước tính khoảng hơn 85,2 triệu người; trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,1 triệu người. Theo ước tính, đến năm 2024, dân số nước ta có khoảng 100 triệu người; đến năm 2050, có khoảng 115 triệu người, và các chuyên gia hy vọng rằng dân số Việt Nam sẽ ổn định ở con số này.
Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 13 trên thế giới, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Mật độ dân số nước ta là 254 người/km2, cao gấp 5 lần mật độ dân số các nước phát triển và cao gấp 2 lần mật độ dân số Trung Quốc - nước đông dân nhất thế giới. Cho đến nay, trên thế giới chỉ có 4 nước có dân số nhiều hơn và mật độ dân số cao hơn nước ta là Ấn Độ, Nhật Bản, Băng-la-đét và Phi-líp-pin.
Chất lượng dân số Việt Nam, nhìn chung là thấp. Mặc dù dân số nước ta khá trẻ, tỷ lệ người biết chữ và tuổi thọ cao, nhưng tỷ lệ suy sinh dưỡng ở trẻ sơ sinh cao, dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai thiếu, chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân cư lớn, chất lượng lực lượng lao động thấp, đời sống người già chưa được bảo đảm, chất lượng sống của người dân còn thấp và có sự chênh lệch giữa các vùng ... Chỉ số phát triển con người của Việt Nam mới đứng thứ 109 trong số 177 nước được so sánh.
Đặc trưng của dân số Việt Nam
Sau mấy chục năm thực hiện quyết liệt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, công tác dân số đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng - được Liên hợp quốc đánh giá là một quốc gia thành công trong công tác dân số và xóa đói giảm nghèo. Việt Nam trở thành một khuôn mẫu trong các nước đang phát triển thực hiện xuất sắc các công tác này. Tuy nhiên, những thành công về công tác dân số của mới chỉ là bước đầu và chưa bền vững. Những thành công ấy mới thể hiện ở những con số thống kê cân đo đong đếm về số lượng chứ chưa phải là những chỉ báo tương quan các tiêu chí, các mức độ về chất lượng.
Chính vì lẽ đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cần nhận diện một cách chính xác thực trạng dân số nước ta hiện nay và những nét đặc trưng cơ bản của nó, để có thể đưa ra những dự báo đúng về xu hướng biến đổi dân số trong thời gian tới, và từ đó, xây dựng một chiến lược dân số mới phù hợp.
Dân số Việt Nam hiện nay là kết quả sự vận động và phát triển hàng nghìn năm của tiến trình dân số, và vẫn tiếp tục biến đổi. Dân số nước ta hiện nay có nhiều đặc trưng, nhưng có thể nêu một số đặc trưng cơ bản sau:
Một số giải pháp
Thực trạng và đặc điểm nêu trên của dân số Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt ra cho công tác dân số của nước ta nhiều cơ hội và thách thức mới. Để củng cố, phát huy những thành tựu đã đạt được; đồng thời, tiếp tục có được những thành công mới trong công tác dân số thời gian tới, cần tập trung giải quyết một số vấn đề cốt yếu sau:
- Thực hiện tốt đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp - thôn thôn - nông dân trong giai đoạn mới, bởi vì, đa số dân cư nước ta hiện nay đang sinh sống ở nông thôn.
- Xây dựng và thực hiện chính sách dân số phải gắn liền với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Ưu tiên giải quyết vấn đề sức khỏe sinh sản, nhất là sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Xây dựng và thực hiện chính sách di dân thống nhất, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa có tầm nhìn lâu dài; chủ động quy hoạch dân số, tích cực kiểm soát và can thiệp, điều tiết thực trạng di dân tự do, tự phát đang diễn ra hiện nay.
- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng các khu dân cư theo quy hoạch; đặc biệt, đầu tư thích đáng cho việc bảo vệ môi trường nhằm góp phần bảo đảm phát triển bền vững.
- Công tác dân số hiện nay cần chuyển mạnh trọng tâm từ cách tiếp cận kế hoạch hóa gia đình sang chủ động chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Quan tâm hơn nữa và có chính sách mới về đời sống, điều kiện sinh hoạt và dân số - sức khỏe sinh sản đối với những vùng di dân, những khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị mới...
Để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược dân số Việt Nam thời gian tới, trên cơ sở nhận diện thực trạng và những đặc trưng dân số nước ta hiện nay, cùng với việc xây dựng và thực hiện một hệ thống chính sách dân số mới phù hợp và đồng bộ, thì một vấn đề cấp thiết là cần kiện toàn, ổn định và thống nhất bộ máy thực hiện công tác dân số chuyên trách theo mô hình tổ chức, quản lý mới từ trung ương đến cơ sở. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để chúng ta có được những thành công mới về công tác dân số trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế./.
Dân số Việt Nam hiện nay - biến đổi và vấn đề  (26/12/2008)
Bảo hiểm xã hội - trụ cột của hệ thống an sinh xã hội  (26/12/2008)
Chính sách đối ngoại “hậu Bu-sơ”  (26/12/2008)
Vốn FDI năm 2008 đạt hơn 64 tỉ USD  (26/12/2008)
Bảo hiểm xã hội - trụ cột của hệ thống an sinh xã hội  (26/12/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay