Vấn đề dân tộc và đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
TCCS - Đảng và Nhà nước ta luôn coi vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược. Giải quyết tốt vấn đề dân tộc là nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời ngăn chặn mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động của các thế lực thù địch, phản động nhằm chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng; chiếm 27,6% diện tích vùng Tây Nguyên, có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Ê-đê, Mnông, Gia-rai, Tày, Nùng...
Việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, phức tạp do địa bàn rộng, nhiều dân tộc cùng sinh sống với nhiều phong tục, tập quán khác nhau, trình độ dân trí không đều... Nhưng được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước qua các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên, cùng sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc anh em, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã thu được nhiều kết quả tốt, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, tỉnh Đắk Lắk gặp không ít khó khăn, cần tiếp tục giải quyết, đó là:
- Đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn nghèo, lạc hậu. Tình trạng một bộ phận các dân tộc thiểu số do chưa biết cải tiến cách canh tác, lại thiếu kinh nghiệm sản xuất nên hiệu quả kinh tế thấp, làm cho mức sống so với đồng bào người Kinh còn nhiều chênh lệch. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới gần 50% tổng số hộ nghèo của cả tỉnh. Nhiều hộ đồng bào thiếu đất sản xuất, đất ở do tự ý sang nhượng đất cho người khác; xuất hiện tâm lý trông chờ, ỷ lại Nhà nước mà không tích cực lao động, sản xuất để vươn lên thoát nghèo trong một bộ phận đồng bào.
- Mặc dù hai cuộc bạo loạn mang màu sắc chính trị hồi tháng 2-2001 và tháng 4-2004 trên địa bàn tỉnh đã được ngăn chặn, xử lý kịp thời nhưng các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng các vấn đề đất đai, xã hội có liên quan đến đồng bào dân tộc tại chỗ để kích động gây ra các vụ khiếu kiện và gây rối trật tự công cộng, khiến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở một số nơi trong tỉnh trở nên phức tạp.
- Tình trạng dân di cư tự do, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc vào trong những năm qua đã lên tới con số 287.000 người, nhưng tỉnh mới giải quyết ổn định đời sống cho gần 1/3 số dân này, số còn lại gây cho tỉnh rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết chính sách dân tộc trên địa bàn.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, trước mắt Đắk Lắk thực hiện các giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục quốc phòng - an ninh, nâng cao nhận thức, trách nhiệm toàn dân với chính sách dân tộc và đoàn kết dân tộc cũng như các chính sách xã hội khác, bảo đảm công bằng xã hội. Việc giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục quốc phòng - an ninh không chỉ cho cán bộ, đảng viên và những người đang công tác, làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp, mà còn đến tận người dân để mọi người am hiểu và chấp hành.
Hai là, thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện biên giới khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là giải pháp cơ bản, lâu dài và có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu đến năm 2010, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; chủ động phòng, chống có hiệu quả âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế hệ thù địch; ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hoạt động của các tổ chức phản động.
Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện biên giới khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là giải pháp cơ bản, lâu dài và có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Ba là, tích cực chăm lo xây dựng hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện, đủ sức lãnh đạo quản lý điều hành có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tập trung giải quyết dứt điểm các khiếu nại tranh chấp của nhân dân. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, khắc phục bệnh quan liêu xa rời quần chúng của cán bộ đảng viên; tăng cường đưa cán bộ xuống cơ sở để xây dựng phong trào hành động cách mạng. Đổi mới và đa dạng hóa các nội dung, biện pháp, hình thức công tác vận động quần chúng, phù hợp với từng địa bàn, trình độ nhận thức và phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Bốn là, hết sức coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc một cách đồng bộ, toàn diện ở các cấp, nhất là cấp cơ sở; đưa các thanh niên ưu tú người dân tộc thiểu số đi đào tạo về văn hóa, chính trị, chuyên môn để sau này trở thành những người cốt cán trong cấp ủy, chính quyền cơ sở; đa dạng hóa các hình thức đào tạo cán bộ người dân tộc, đưa tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số đạt 15% trong tổng biên chế. Coi đây là nhân tố quyết định thắng lợi vấn đề dân tộc ở địa phương.
Năm là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị, xã hội, các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong các dân tộc cùng nêu cao trách nhiệm vận động, thuyết phục đồng bào thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; đồng thời, có biện pháp quản lý các đối tượng quá khích, các chức sắc biến chất, đội lốt tôn giáo cố tình lợi dụng danh nghĩa dân tộc để hoạt động chống phá, làm phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân, đến an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Vấn đề dân tộc và việc đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là một nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài, đòi hỏi cần có sự tỉnh táo, sáng suốt với những biện pháp đồng bộ trong quá trình thực hiện.
Sáu là, coi trọng việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc và văn hóa đặc trưng Tây Nguyên. Bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống của các dân tộc, cũng như sự giao lưu văn hóa của các dân tộc. Mở rộng việc đào tạo giáo viên người dân tộc và dạy tiếng Ê-đê trong các trường học. Có như vậy đồng bào dân tộc thiểu số mới không theo và bị cái gọi là “Tin lành Đề ga” lợi dụng. Đầu tư xây dựng Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk trở thành Bảo tàng khu vực Tây Nguyên, nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, tinh thần của đồng bào Tây Nguyên.
Vấn đề dân tộc và việc đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là một nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài, đòi hỏi cần có sự tỉnh táo, sáng suốt với những biện pháp đồng bộ trong quá trình thực hiện. Hiện nay, mặc dù có nhiều vấn đề khó khăn về kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần được giải quyết; các thế lực phản động, thù địch không từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng, tổ chức lôi kéo đồng bào nhằm mục đích chia rẽ dân tộc, gây rối, biểu tình bạo loạn, vượt biên trái phép. Nhưng với sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, với truyền thống cách mạng hào hùng, tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk quyết tâm xây dựng Đắk Lắk thành một tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ và văn minh./.
Bình Định: phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2009  (13/07/2009)
G8 - đã đến lúc nói lời giã biệt?  (12/07/2009)
Khởi công xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn 2  (12/07/2009)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2009  (12/07/2009)
G-8, G-14, G-20, hay lớn hơn nữa?  (12/07/2009)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên