Tỉnh đoàn Phú Yên giải bài toán việc làm cho thanh niên
TCCS - Tạo việc làm cho thanh niên hiện là vấn đề cấp thiết, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Trong đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong định hướng, tư vấn, giới thiệu, tạo việc làm cho thanh niên. Những năm gần đây, vượt qua những khó khăn, thử thách, các cấp bộ đoàn của tỉnh Phú Yên đã làm tốt công tác hỗ trợ vốn vay, tư vấn nghề, đào tạo nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm cho thanh niên, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năng động trong tạo việc làm cho thanh niên
Phú Yên hiện có hơn 140.000 thanh niên trong độ từ 20 đến 29 tuổi. Trong đó, khoảng 114.000 thanh niên đang có việc làm ổn định tại các khu công nghiệp, chế xuất, doanh nghiệp tư nhân với mức thu nhập trung bình từ 1,5 đến 3 triệu đồng/tháng; số ít thanh niên đang làm việc tại các cơ quan nhà nước; phần còn lại chiếm tỷ lệ 4,6% tương ứng với khoảng 6.400 thanh niên có việc làm không ổn định hoặc không có việc làm. Số thanh niên chưa có việc làm này ở Phú Yên đã tạo nên nỗi lo, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thêm vào đó, hằng năm còn có khoảng 11.000 thanh niên là học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, đòi hỏi con số tương ứng về việc làm mới đối với tỉnh.
Từ thực trạng trên, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Phú Yên đã xây dựng, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng chăm lo lợi ích chính đáng cho thanh niên, vừa góp phần giải quyết việc làm, vừa thúc đẩy công tác đoàn kết tập hợp rộng rãi lực lượng thanh niên do tổ chức của Đoàn, Hội làm nòng cốt.
Tháng 7-2005, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên trực thuộc sự quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn. Sự ra đời của Trung tâm đã tạo nên nhịp cầu kết nối những thông tin cần thiết của thanh niên trong vấn đề nghề nghiệp và việc làm. Từ khi ra đời đến nay, Trung tâm đã phối hợp với các huyện, thị, thành Đoàn tổ chức 74 lượt tư vấn trực tuyến thông qua phần mềm Skype và 162 buổi tư vấn trực tiếp tại khu dân cư. Qua cách làm này, hằng tháng, Trung tâm đã sắp xếp việc làm cho khoảng 200 lao động là thanh niên đi làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương; khoảng 50 lao động tại tỉnh nhà theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khó nhất là công tác tuyển dụng thanh niên đi lao động hợp tác tại nước ngoài có thời hạn cũng được Trung tâm nỗ lực triển khai có hiệu quả. Tính đến nay, Trung tâm đã tổ chức đưa hơn 200 lao động thanh niên đi làm việc ở nước ngoài, riêng 2 tháng đầu năm 2010 đã có 15 hồ sơ đăng ký tại Trung tâm với các ngành nghề.
Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã xây dựng trang website phục vụ công việc giới thiệu việc làm cho thanh niên. Đây là cổng thông tin hữu ích được cập nhập thường xuyên những thông tin tuyển dụng, đồng thời còn có thể giúp người truy cập đăng ký tìm việc của mình. Những yêu cầu nhiệm vụ được đăng tải này đã giúp cho số lượt người tìm đến truy cập ngày càng tăng, trung bình mỗi ngày có 200 lượt người vào chuyên mục "Siêu thị việc làm".
Trong công tác tư vấn nghề và đào tạo nghề, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, đơn vị, trường học có liên quan cùng tham gia tổ chức chương trình "Tư vấn mùa thi". Ngoài ra, còn mời các nhà doanh nghiệp thành đạt trong Tỉnh cùng với lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành tổ chức các diễn đàn giao lưu đối thoại trực tiếp với đoàn viên, thanh niên. Những chương trình, diễn đàn này đã chuyển tải nhiều thông tin cần thiết về nhu cầu tìm ngành, nghề phù hợp với khả năng của thanh niên, làm phong phú và thiết thực hơn với yêu cầu, nhiệm vụ công tác Đoàn trong thời kỳ mới.
Chương trình hỗ trợ cho thanh niên vay vốn thông qua kênh ngân hàng chính sách xã hội và triển khai các dự án phát triển kinh tế chuyển đổi giống vật nuôi, cây trồng cũng được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chỉ đạo, triển khai sâu rộng trong các cấp bộ đoàn. Hằng năm, Tỉnh Đoàn xin giải ngân nguồn vốn khoảng 20 tỉ đồng cho khoảng 20 dự án. Số dự án này tương ứng với việc thu hút, giải quyết việc làm mới gần 4.000 thanh niên, tạo thu nhập ổn định 2 triệu đồng/hộ/tháng. Hiện nay, Tỉnh Đoàn là đơn vị tiên phong thực hiện dự án thí điểm nuôi cá bóp và nuôi con tu hài tại thị xã Sông Cầu. Các dự án trên có nhiều lợi thế như ít chịu ảnh hưởng dịch bệnh, thu hoạch cho sản lượng khá cao... Riêng cho vay trong đối tượng học sinh, sinh viên thông qua các hội, đoàn thể, tính đến thời điểm hiện tại đã giải ngân với tổng số tiền hơn 200 tỉ đồng đồng.
Những giải pháp đóng góp tạo việc làm cho thanh niên trong "Chiến lược phát triển thanh niên Phú Yên giai đoạn 2010 - 2020"
Những giải pháp mà Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã tổ chức thực hiện trong hơn nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội khóa VII của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Phú Yên đã phát huy tác dụng, đạt được những kết quả nổi bật. Từ đó, tạo nên một hiệu ứng mạnh mẽ trong cộng đồng về sự quan tâm, chăm lo lợi ích chính đáng đến thanh niên của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều thanh niên thiếu việc làm hoặc lúng túng trong tìm việc, chọn ngành, chọn nghề. Những khó khăn, hạn chế này đặt ra không chỉ cho Đoàn thanh niên các cấp mà là của cả xã hội. Giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp trong thanh niên đang được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn hoạch định trong chương trình tổng thể "Chiến lược phát triển thanh niên Phú Yên giai đoạn 2010 - 2020". Chiến lược được tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh, các thành viên tham gia gồm các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và đại diện một số doanh nghiệp trong tỉnh.
Cùng với "Chiến lược phát triển thanh niên Phú Yên giai đoạn 2010 - 2020", Tỉnh Đoàn tập trung vào những giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, Trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm thanh niên Phú Yên tiếp tục liên kết chặt chẽ và thường xuyên hơn nữa với các huyện, thị, thành Đoàn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các trung tâm đào tạo nghề có uy tín để tổ chức vừa đào tạo nghề, vừa tiếp nhận lao động theo những cơ chế quan tâm, thu hút nguồn lực lao động hoặc cung ứng nguồn lực lao động cần thiết cho thị trường.
Thứ hai, Đoàn khối Doanh nghiệp tỉnh tăng cường tổ chức các hoạt động sàn giao dịch việc làm gắn với các hoạt động tư vấn, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
Thứ ba, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức, tuyên truyền nhân rộng các mô hình điển hình, dự án phát triển kinh tế đã triển khai có hiệu quả; tổ chức các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm, cách làm hay tại một số vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
Thứ tư, các cấp bộ đoàn tiếp tục nỗ lực khai thác tốt các nguồn vốn vay ưu đãi hoặc thành lập các hợp tác xã tương hỗ trong thanh niên nhằm tạo ra nguồn vốn giúp thanh niên phát triển kinh tế.
Thực hiện những giải pháp trên, công tác chăm lo lợi ích cho thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Qua đó, góp phần đẩy mạnh công tác đoàn và phong trào trong thanh, thiếu nhi của tỉnh phát triển vững mạnh./.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào  (13/04/2010)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển