Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-8 đến 03-9-2017)
20:53, ngày 06-09-2017
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2) và danh mục dự án bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020.
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều vi phạm tại Ngân hàng Nhà nước
Thanh tra Chính phủ vừa thông báo Kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015. Theo Thanh tra Chính phủ, công tác giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước chưa tổng hợp và phân tích sâu sắc các báo cáo của tổ chức tín dụng để đánh giá chính xác các nội dung: diễn biến về cơ cấu tài sản nợ và tài sản có; chất lượng tài sản có; vốn tự có; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; việc thực hiện quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác.
Chất lượng công tác giám sát từ xa chưa cao trong việc phát hiện các tiểm ẩn rủi ro, chưa đánh giá nguy cơ tiềm ẩn đối với các tổ chức tín dụng; chưa phát huy được hiệu quả của vai trò cảnh báo hệ thống. Việc lựa chọn đối tượng thanh tra tại kế hoạch thanh tra chi tiết của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng chưa phù hợp với định hướng. Hệ thống tín dụng có nhiều tiềm ẩn rủi ro nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa có giải pháp tiến hành thanh tra đồng bộ và kịp thời; không rà soát và phối hợp với kết quả giám sát từ xa đề xây dựng kế hoạch. Điều này dẫn đến việc các năm luôn phải điều chỉnh kế hoạch một cách bị động.
Trong thời gian từ ngày 01-01-2010 đến 30-6-2015, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khuyết điểm, vi phạm. Cụ thể, một số cuộc thanh tra vượt quyết định, không thực hiện hết nội dung được phê duyệt trong kế hoạch. Một số kết luận thanh tra việc kiến nghị, xử lý đối với các vi phạm chưa nghiêm theo các quy định của pháp luật; không xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng có vi phạm.
Ngân hàng Nhà nước chưa kịp thời có biện pháp xử lý, chấn chỉnh hữu hiệu đối với một số tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả. Các tổ chức tín dụng có nhiều vi phạm nhưng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa kịp thời phát hiện để xử lý, ngăn chặn. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành quyết định đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
Về công tác phòng, chống tham nhũng, kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng các văn bản hướng dẫn về kê khai và công khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước không tuân thủ các quy định tại Nghị định 78/2013 của Chính phủ và thông tư của Thanh tra Chính phủ. Điều này dẫn tới việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước hằng năm chưa đúng về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, chậm thời gian.
Ngay sau khi có Kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã có phản hồi khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiêm túc thực hiện đầy đủ những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với các giải pháp và lộ trình nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém của ngành ngân hàng nói chung và hoạt động thanh tra, giám sát ngành ngân hàng nói riêng đã được Ngân hàng Nhà nước nhận diện cũng như các khuyết điểm được Thanh tra Chính phủ đề cập trong quá trình thực hiện thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước. Trên tinh thần đánh giá khách quan, thẳng thắn về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo, tham mưu Thủ tướng Chính phủ trình Bộ Chính trị Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, ngày 19-7-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án (Đề án 1058). Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã, đang và sẽ triển khai các giải pháp và lộ trình được nêu trong Đề án 1058 một cách tích cực, chủ động, trách nhiệm và đúng pháp luật. Cụ thể sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, pháp quy về thanh tra, giám sát ngân hàng, an toàn hoạt động ngân hàng để đảm bảo đầy đủ và đồng bộ, đồng thời đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện để ban hành các quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng; xếp hạng các tổ chức tín dụng; các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng phù hợp, tiệm cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế… Đặc biệt trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng để hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm ngăn ngừa sở hữu chéo, lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường sự phối hợp công tác, chia sẻ thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
Nâng cao khả năng cảnh báo sớm của Ngân hàng Nhà nước đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành Ngân hàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; nâng cao chất lượng, số lượng và năng lực, đạo đức thực thi công vụ của đội ngũ thanh tra, giám sát ngành ngân hàng để đáp ứng với tốc độ phát triển của hệ thống tài chính-ngân hàng trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó, sẽ giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Công tác giám sát phải gắn chặt với công tác thanh tra, cấp phép và ban hành chế độ, chính sách.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngành ngân hàng sẽ đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường thanh tra toàn diện, pháp nhân tổ chức tín dụng, phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng; kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng, tiến tới áp dụng phương pháp dựa trên cơ sở rủi ro theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, ngành ngân hàng sẽ tăng cường công tác giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những sai phạm và rủi ro gây mất ổn định; thực hiện giám sát rủi ro ngân hàng, phân tích, đo lường rủi ro để từ đó cảnh báo sớm các rủi ro, nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động.
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; đề xuất các giải pháp hỗ trợ, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.
"Một số giải pháp nêu trên đã được Ngân hàng Nhà nước chủ động, cầu thị thực hiện trong quá trình Thanh tra Chính phủ tiến hành hoạt động thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay, toàn bộ các giải pháp tại Đề án 1058 đã, đang và sẽ được Ngân hàng Nhà nước triển khai quyết liệt theo đúng lộ trình, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh, hội nhập quốc tế của ngành Ngân hàng," báo cáo Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách
Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2) và danh mục dự án bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ tổng số kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2) và danh mục dự án bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng mức kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng.
Thủ tướng giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương tổng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 theo ngành, lĩnh vực, chương trình, dự phòng kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công, danh mục và mức vốn kế hoạch bố trí cho từng dự án để chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, bao gồm: Số vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách Trung ương; thu hồi các khoản vốn ứng trước nguồn ngân sách Trung ương của từng dự án theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đối ứng các dự án ODA nguồn ngân sách Trung ương.
Thủ tướng giao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng số vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2), bao gồm vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn ngân sách Trung ương theo từng chương trình mục tiêu, dự phòng kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị quyết của Quốc hội, danh mục và mức vốn kế hoạch đầu tư ngân sách trung ương bố trí cho từng dự án để chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, bao gồm: Số vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách Trung ương; thu hồi các khoản vốn ứng trước nguồn ngân sách Trung ương của từng dự án theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đối ứng các dự án ODA nguồn ngân sách Trung ương. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tính chính xác của các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2), danh mục dự án và kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2) được giao thông báo cho các đơn vị danh mục và kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2) cho từng dự án theo quy định; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 20-9-2017 kết quả thông báo kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) cho các đơn vị.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Hội đồng Nhân dân cùng cấp phân bổ và giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương bảo đảm các nguyên tắc, tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 547/QĐ-TTg ngày 20-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016-2020 (đợt 2) thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10-9-2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trao đổi thương mại Trung Quốc với các nước BRICS tăng mạnh
Ngày 31-8, Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) cho biết trao đổi thương mại giữa nước này với các nước thành viên khác thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) ghi nhận mức tăng trưởng cao trong giai đoạn từ tháng 01 đến tháng 7-2017.
Người phát ngôn của MOC Gao Feng cho hay trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các nước BRICS khác trong giai đoạn từ tháng 01- đến tháng 7-2017 tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, đạt 167,07 tỷ USD. Theo ông Gao, tiềm năng đầu tư giữa các nước BRICS còn rất lớn.
Theo MOC, cũng trong giai đoạn trên, Trung Quốc đã đổ 870 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào các lĩnh vực phi tài chính tại các nước BRICS khác. Theo MOC, các thành viên BRICS kỳ vọng sẽ đạt được các thỏa thuận thúc đẩy thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, tăng cường hợp tác kinh tế và công nghệ, cũng như thống nhất về một hệ thống trao đổi thương mại đa phương tại hội nghị thượng đỉnh của BRICS trong tháng tới.
Dự kiến Hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ diễn ra từ ngày 03 đến 05-9 tại Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc).
Kể từ năm 2009, Hội nghị thượng đỉnh BRICS được tổ chức thường niên. Các Bộ trưởng Ngoại giao, Tài chính và An ninh các nước thành viên BRICS cũng nhóm họp định kỳ. BRICS gồm các nước thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Mỹ giảm hơn một nửa số đặc phái viên để tiết kiệm ngân sách
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vừa thông báo với Quốc hội Mỹ rằng hơn một nửa các vị trí đặc phái viên Mỹ sẽ bị bãi bỏ và trách nhiệm của họ sẽ được giao cho Bộ Ngoại giao, kể cả đặc phái viên về biến đổi khí hậu và đặc phái viên về thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Trong bức thư gửi Quốc hội Mỹ, ông Tillerson bày tỏ tin tưởng Bộ Ngoại giao Mỹ có thể “thi hành nhiệm vụ tốt hơn” bằng cách sáp nhập một số chức vụ và ông đưa ra những quan ngại là hệ thống hiện hành đang làm giảm tính hiệu quả của chính phủ bằng cách thành lập nhiều trung tâm quyền lực giải quyết cùng một vấn đề.
Theo thông báo, các vị trí đặc phái viên Mỹ về Afghanistan và Pakistan, đặc phái viên về quyền của người khuyết tật và đặc phái viên phụ trách đóng cửa trung tâm giam giữ Vịnh Guantanamo sẽ bị bãi bỏ theo kế hoạch này. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Donald Trump dự kiến giữ lại đặc phái viên về tự do tôn giáo, đặc phái viên chống chủ nghĩa bài Do Thái và đặc phái viên về quyền của những người đồng tính, chuyển đổi giới tính, dù có lời đồn đoán của những người chỉ trích là chính quyền Mỹ sẽ tìm cách giảm những ưu tiên này.
Các nhà lập pháp của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, các cơ quan nghiên cứu và ngay cả giới ngoại giao Mỹ từ lâu đã kêu gọi đưa các đặc phái viên và đại diện đặc biệt vào các văn phòng liên hệ để giúp giảm bớt sự trùng lặp tại Bộ Ngoại giao.
Tuy nhiên, ý kiến này thu hút thêm chỉ trích giữa lúc chính quyền ông Trump có kế hoạch cắt giảm mạnh mẽ ngân sách Bộ Ngoại giao và những quan ngại là ông Trump đang giảm bớt việc cổ súy những giá trị của nước Mỹ tại nước ngoài.
Trong số 66 đặc phái viên hay đại diện của Chính phủ Mỹ, 30 người được giữ lại, tỷ lệ cắt giảm là 55%. Chín vị trí sẽ được bãi bỏ ngay lập tức. 20 vị trí sẽ được sáp nhập vào những văn phòng khác, một vị trí sẽ được chuyển sang Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ.
Việc thay đổi này sẽ giúp ông Tillerson có được một khoản tiền đáng kể khi ông tiến hành cải tổ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Thủ tướng Đức ủng hộ việc dỡ bỏ trừng phạt kinh tế đối với Nga
Ngày 29-8, phát biểu trong cuộc họp báo mùa Hè thường niên ở Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga sẽ có lợi cho cả Đức và Nga. Bà Merkel nêu rõ: "Việc này sẽ có lợi cho cả nền kinh tế Nga và Đức." Theo bà Merkel, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt này phải đi kèm với một số điều kiện.
Thủ tướng Đức cho hay bà đang nỗ lực thúc đẩy việc thực thi thỏa thuận Minsk về cuộc xung đột ở Ukraine, giải quyết vấn đề tại khu vực Donbass với sự tham gia của Mỹ, và các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ một khi Kiev giành lại quyền kiểm soát Donbass.
Bà Merkel nói: "Nếu lệnh ngừng bắn ở Donbass có tính bền vững, đây sẽ là cơ sở quan trọng cho các quyết định chính trị xa hơn. Lệnh ngừng bắn sẽ được dỡ bỏ một khi lý do để chúng tồn tại không còn nữa"./.
Thanh tra Chính phủ vừa thông báo Kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015. Theo Thanh tra Chính phủ, công tác giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước chưa tổng hợp và phân tích sâu sắc các báo cáo của tổ chức tín dụng để đánh giá chính xác các nội dung: diễn biến về cơ cấu tài sản nợ và tài sản có; chất lượng tài sản có; vốn tự có; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; việc thực hiện quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác.
Chất lượng công tác giám sát từ xa chưa cao trong việc phát hiện các tiểm ẩn rủi ro, chưa đánh giá nguy cơ tiềm ẩn đối với các tổ chức tín dụng; chưa phát huy được hiệu quả của vai trò cảnh báo hệ thống. Việc lựa chọn đối tượng thanh tra tại kế hoạch thanh tra chi tiết của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng chưa phù hợp với định hướng. Hệ thống tín dụng có nhiều tiềm ẩn rủi ro nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa có giải pháp tiến hành thanh tra đồng bộ và kịp thời; không rà soát và phối hợp với kết quả giám sát từ xa đề xây dựng kế hoạch. Điều này dẫn đến việc các năm luôn phải điều chỉnh kế hoạch một cách bị động.
Trong thời gian từ ngày 01-01-2010 đến 30-6-2015, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khuyết điểm, vi phạm. Cụ thể, một số cuộc thanh tra vượt quyết định, không thực hiện hết nội dung được phê duyệt trong kế hoạch. Một số kết luận thanh tra việc kiến nghị, xử lý đối với các vi phạm chưa nghiêm theo các quy định của pháp luật; không xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng có vi phạm.
Ngân hàng Nhà nước chưa kịp thời có biện pháp xử lý, chấn chỉnh hữu hiệu đối với một số tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả. Các tổ chức tín dụng có nhiều vi phạm nhưng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa kịp thời phát hiện để xử lý, ngăn chặn. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành quyết định đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
Về công tác phòng, chống tham nhũng, kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng các văn bản hướng dẫn về kê khai và công khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước không tuân thủ các quy định tại Nghị định 78/2013 của Chính phủ và thông tư của Thanh tra Chính phủ. Điều này dẫn tới việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước hằng năm chưa đúng về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, chậm thời gian.
Ngay sau khi có Kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã có phản hồi khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiêm túc thực hiện đầy đủ những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với các giải pháp và lộ trình nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém của ngành ngân hàng nói chung và hoạt động thanh tra, giám sát ngành ngân hàng nói riêng đã được Ngân hàng Nhà nước nhận diện cũng như các khuyết điểm được Thanh tra Chính phủ đề cập trong quá trình thực hiện thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước. Trên tinh thần đánh giá khách quan, thẳng thắn về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo, tham mưu Thủ tướng Chính phủ trình Bộ Chính trị Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, ngày 19-7-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án (Đề án 1058). Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã, đang và sẽ triển khai các giải pháp và lộ trình được nêu trong Đề án 1058 một cách tích cực, chủ động, trách nhiệm và đúng pháp luật. Cụ thể sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, pháp quy về thanh tra, giám sát ngân hàng, an toàn hoạt động ngân hàng để đảm bảo đầy đủ và đồng bộ, đồng thời đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện để ban hành các quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng; xếp hạng các tổ chức tín dụng; các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng phù hợp, tiệm cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế… Đặc biệt trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng để hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm ngăn ngừa sở hữu chéo, lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường sự phối hợp công tác, chia sẻ thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.
Nâng cao khả năng cảnh báo sớm của Ngân hàng Nhà nước đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành Ngân hàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; nâng cao chất lượng, số lượng và năng lực, đạo đức thực thi công vụ của đội ngũ thanh tra, giám sát ngành ngân hàng để đáp ứng với tốc độ phát triển của hệ thống tài chính-ngân hàng trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó, sẽ giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô trên cơ sở triển khai các công cụ, phương pháp giám sát rủi ro mới gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Công tác giám sát phải gắn chặt với công tác thanh tra, cấp phép và ban hành chế độ, chính sách.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngành ngân hàng sẽ đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng cường thanh tra toàn diện, pháp nhân tổ chức tín dụng, phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng; kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng, tiến tới áp dụng phương pháp dựa trên cơ sở rủi ro theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, ngành ngân hàng sẽ tăng cường công tác giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những sai phạm và rủi ro gây mất ổn định; thực hiện giám sát rủi ro ngân hàng, phân tích, đo lường rủi ro để từ đó cảnh báo sớm các rủi ro, nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động.
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; đề xuất các giải pháp hỗ trợ, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.
"Một số giải pháp nêu trên đã được Ngân hàng Nhà nước chủ động, cầu thị thực hiện trong quá trình Thanh tra Chính phủ tiến hành hoạt động thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay, toàn bộ các giải pháp tại Đề án 1058 đã, đang và sẽ được Ngân hàng Nhà nước triển khai quyết liệt theo đúng lộ trình, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh, hội nhập quốc tế của ngành Ngân hàng," báo cáo Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách
Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2) và danh mục dự án bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ tổng số kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2) và danh mục dự án bố trí kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng mức kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng.
Thủ tướng giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương tổng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 theo ngành, lĩnh vực, chương trình, dự phòng kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công, danh mục và mức vốn kế hoạch bố trí cho từng dự án để chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, bao gồm: Số vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách Trung ương; thu hồi các khoản vốn ứng trước nguồn ngân sách Trung ương của từng dự án theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đối ứng các dự án ODA nguồn ngân sách Trung ương.
Thủ tướng giao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng số vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2), bao gồm vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn ngân sách Trung ương theo từng chương trình mục tiêu, dự phòng kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị quyết của Quốc hội, danh mục và mức vốn kế hoạch đầu tư ngân sách trung ương bố trí cho từng dự án để chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, bao gồm: Số vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách Trung ương; thu hồi các khoản vốn ứng trước nguồn ngân sách Trung ương của từng dự án theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đối ứng các dự án ODA nguồn ngân sách Trung ương. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tính chính xác của các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2), danh mục dự án và kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2) được giao thông báo cho các đơn vị danh mục và kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 (đợt 2) cho từng dự án theo quy định; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 20-9-2017 kết quả thông báo kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) cho các đơn vị.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Hội đồng Nhân dân cùng cấp phân bổ và giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương bảo đảm các nguyên tắc, tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 547/QĐ-TTg ngày 20-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016-2020 (đợt 2) thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10-9-2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trao đổi thương mại Trung Quốc với các nước BRICS tăng mạnh
Ngày 31-8, Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) cho biết trao đổi thương mại giữa nước này với các nước thành viên khác thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) ghi nhận mức tăng trưởng cao trong giai đoạn từ tháng 01 đến tháng 7-2017.
Người phát ngôn của MOC Gao Feng cho hay trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các nước BRICS khác trong giai đoạn từ tháng 01- đến tháng 7-2017 tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, đạt 167,07 tỷ USD. Theo ông Gao, tiềm năng đầu tư giữa các nước BRICS còn rất lớn.
Theo MOC, cũng trong giai đoạn trên, Trung Quốc đã đổ 870 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào các lĩnh vực phi tài chính tại các nước BRICS khác. Theo MOC, các thành viên BRICS kỳ vọng sẽ đạt được các thỏa thuận thúc đẩy thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, tăng cường hợp tác kinh tế và công nghệ, cũng như thống nhất về một hệ thống trao đổi thương mại đa phương tại hội nghị thượng đỉnh của BRICS trong tháng tới.
Dự kiến Hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ diễn ra từ ngày 03 đến 05-9 tại Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc).
Kể từ năm 2009, Hội nghị thượng đỉnh BRICS được tổ chức thường niên. Các Bộ trưởng Ngoại giao, Tài chính và An ninh các nước thành viên BRICS cũng nhóm họp định kỳ. BRICS gồm các nước thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Mỹ giảm hơn một nửa số đặc phái viên để tiết kiệm ngân sách
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vừa thông báo với Quốc hội Mỹ rằng hơn một nửa các vị trí đặc phái viên Mỹ sẽ bị bãi bỏ và trách nhiệm của họ sẽ được giao cho Bộ Ngoại giao, kể cả đặc phái viên về biến đổi khí hậu và đặc phái viên về thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Trong bức thư gửi Quốc hội Mỹ, ông Tillerson bày tỏ tin tưởng Bộ Ngoại giao Mỹ có thể “thi hành nhiệm vụ tốt hơn” bằng cách sáp nhập một số chức vụ và ông đưa ra những quan ngại là hệ thống hiện hành đang làm giảm tính hiệu quả của chính phủ bằng cách thành lập nhiều trung tâm quyền lực giải quyết cùng một vấn đề.
Theo thông báo, các vị trí đặc phái viên Mỹ về Afghanistan và Pakistan, đặc phái viên về quyền của người khuyết tật và đặc phái viên phụ trách đóng cửa trung tâm giam giữ Vịnh Guantanamo sẽ bị bãi bỏ theo kế hoạch này. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Donald Trump dự kiến giữ lại đặc phái viên về tự do tôn giáo, đặc phái viên chống chủ nghĩa bài Do Thái và đặc phái viên về quyền của những người đồng tính, chuyển đổi giới tính, dù có lời đồn đoán của những người chỉ trích là chính quyền Mỹ sẽ tìm cách giảm những ưu tiên này.
Các nhà lập pháp của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, các cơ quan nghiên cứu và ngay cả giới ngoại giao Mỹ từ lâu đã kêu gọi đưa các đặc phái viên và đại diện đặc biệt vào các văn phòng liên hệ để giúp giảm bớt sự trùng lặp tại Bộ Ngoại giao.
Tuy nhiên, ý kiến này thu hút thêm chỉ trích giữa lúc chính quyền ông Trump có kế hoạch cắt giảm mạnh mẽ ngân sách Bộ Ngoại giao và những quan ngại là ông Trump đang giảm bớt việc cổ súy những giá trị của nước Mỹ tại nước ngoài.
Trong số 66 đặc phái viên hay đại diện của Chính phủ Mỹ, 30 người được giữ lại, tỷ lệ cắt giảm là 55%. Chín vị trí sẽ được bãi bỏ ngay lập tức. 20 vị trí sẽ được sáp nhập vào những văn phòng khác, một vị trí sẽ được chuyển sang Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ.
Việc thay đổi này sẽ giúp ông Tillerson có được một khoản tiền đáng kể khi ông tiến hành cải tổ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Thủ tướng Đức ủng hộ việc dỡ bỏ trừng phạt kinh tế đối với Nga
Ngày 29-8, phát biểu trong cuộc họp báo mùa Hè thường niên ở Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga sẽ có lợi cho cả Đức và Nga. Bà Merkel nêu rõ: "Việc này sẽ có lợi cho cả nền kinh tế Nga và Đức." Theo bà Merkel, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt này phải đi kèm với một số điều kiện.
Thủ tướng Đức cho hay bà đang nỗ lực thúc đẩy việc thực thi thỏa thuận Minsk về cuộc xung đột ở Ukraine, giải quyết vấn đề tại khu vực Donbass với sự tham gia của Mỹ, và các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ một khi Kiev giành lại quyền kiểm soát Donbass.
Bà Merkel nói: "Nếu lệnh ngừng bắn ở Donbass có tính bền vững, đây sẽ là cơ sở quan trọng cho các quyết định chính trị xa hơn. Lệnh ngừng bắn sẽ được dỡ bỏ một khi lý do để chúng tồn tại không còn nữa"./.
Hoàn thành bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Cà Mau  (06/09/2017)
Về xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng  (06/09/2017)
Thực thi đồng bộ các giải pháp để tái cấu trúc thành công  (06/09/2017)
Bản lĩnh PVOIL  (06/09/2017)
Việt Nam là ưu tiên trong chính sách hướng Đông của Ai Cập  (05/09/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay