Hoạt động của đoàn đại biểu Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế thế giới
Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu, đã tham dự 8 phiên họp của Hội nghị, 14 hoạt động song phương và tham gia đối thoại với các doanh nghiệp quan tâm tới Việt Nam.
Tại Hội nghị thường niên lần thứ 39 Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Đa-vốt (Thụy Sĩ), hơn 2500 đại biểu, trong đó có 41 vị đứng đầu Nhà nước/Chính phủ, 30 vị lãnh đạo các tổ chức quốc tế, trên 1400 chủ tịch, giám đốc của khoảng 1000 tập đoàn hàng đầu thế giới và đông đảo đại diện các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, giới học giả, báo chí, đã thảo luận một cách hệ thống và sâu sắc về nguyên nhân, tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục cũng như các biện pháp đối phó khủng hoảng tài chính được đánh giá là nghiêm trọng nhất từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II đến nay.
5 mục tiêu của Hội nghị thường niên lần thứ 39 của WEF bao gồm:
Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu, đã tham dự 8 phiên họp của Hội nghị, 14 hoạt động song phương và tham gia đối thoại với các doanh nghiệp quan tâm tới Việt Nam. Phó Thủ tướng đã tham dự Phiên họp hẹp giữa các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới; tham gia chủ trì Phiên thảo luận về lực lượng lao động, giải quyết thách thức về việc làm; chủ trì Phiên đối thoại với đại diện các tập đoàn do WEF tổ chức riêng cho Việt Nam; chủ trì buổi làm việc về chủ đề đầu tư và kinh doanh với Việt Nam do một số tập đoàn phối hợp với WEF tổ chức; phát biểu tại buổi làm việc của Diễn đàn Sáng kiến Giáo dục toàn cầu; dự cuộc gặp mặt các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) do Hoàng tử Anh tổ chức; có các buổi làm việc riêng với Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ, Phó Thủ tướng Ô-xtrây-li-a, Giám đốc điều hành WEF và tiếp lãnh đạo 9 tập đoàn và các trường đại học lớn.
Thông qua các phát biểu và trao đổi trong khuôn khổ Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nêu bật các thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam trong năm 2008, đặc biệt là việc xử lý thành công lạm phát, nhấn mạnh quyết tâm của Chính phủ Việt Nam thực hiện cải cách hành chính, chống tham nhũng nhằm xây dựng môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi và minh bạch; khẳng định Việt Nam quyết tâm thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam dành quan tâm đặc biệt cho đào tạo nhân lực, coi đó là khâu then chốt cho phép nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phó Thủ tướng cũng đã chia sẻ các kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực dạy nghề và hỗ trợ người thất nghiệp, khẳng định Việt Nam đã và sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề. Trong cuộc tiếp xúc với Giám đốc điều hành WEF Borge Brende, Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam có đầy đủ điều kiện và sẵn sàng phối hợp với WEF tổ chức Hội nghị WEF Đông Á tại Việt Nam vào năm 2010.
Các hoạt động của đoàn Việt Nam đã nhận được sự hoan nghênh, đánh giá cao của ban tổ chức cũng như đông đảo đại biểu. Với mức tăng trưởng trên 6% và thu hút trên 60 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp trong năm 2008, Việt Nam được Hội nghị đánh giá là một trong số ít điểm sáng về thu hút đầu tư của khu vực. Lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn bày tỏ hoan nghênh và ủng hộ những nỗ lực bình ổn kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng của Chính phủ Việt Nam trong những năm tới, đồng thời khẳng định tiếp tục đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam bất chấp bối cảnh khủng hoảng chung của kinh tế toàn cầu.
Kết thúc chương trình làm việc tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục dẫn đầu đoàn Chính phủ Việt Nam thăm làm việc tại Thụy Sĩ và Phần Lan./.
Giải bài toán về an ninh năng lượng quốc gia  (31/01/2009)
Bạo lực bùng phát tại thủ đô Pa-ri  (31/01/2009)
Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ luôn được chào đón ở Việt Nam*  (30/01/2009)
Đồng chí Tô Huy Rứa thăm và chúc Tết Tạp chí Cộng sản  (30/01/2009)
Thiên tài quân sự Quang Trung - Nguyễn Huệ  (30/01/2009)
Bình Dương vẫn là “đất lành” trong thu hút đầu tư nước ngoài  (30/01/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên