Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ luôn được chào đón ở Việt Nam*
Đã thành một thông lệ, nhân dịp dự các Hội nghị thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới, Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đều có cuộc gặp gỡ riêng với đại diện các tập đoàn quan tâm tới Việt Nam. Cuộc gặp hôm nay cũng không nằm ngoài thông lệ tốt đẹp đó. Đối với cá nhân tôi, được đối thoại trực tiếp với Quý vị - các nhà Lãnh đạo tập đoàn hàng đầu thế giới không chỉ là dịp tốt để chia sẻ và hiểu biết rõ hơn những tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp mà còn là cơ hội quan trọng để lắng nghe ý kiến của Quý vị về những việc cần thực hiện trong năm 2009 và những năm tiếp theo.
Như Quý vị đã biết, thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngày càng lan rộng về quy mô và khó lường về các tác động kinh tế, xã hội. Không chỉ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, EU, Nga, Trung Quốc… chịu tác động trực tiếp mà các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của khủng hoảng. Trước tình hình này, trong 8 tháng đầu năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã đặt trọng tâm vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý thông qua việc thực hiện quyết liệt 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát. Tiếp đó, trong những tháng còn lại, khi khủng hoảng có xu hướng ngày càng trầm trọng và lan truyền từ khu vực tài chính sang khu vực kinh tế thực, Việt Nam đã chuyển từ ưu tiên đối phó với lạm phát cao sang đương đầu với suy giảm tăng trưởng kinh tế với việc triển khai 5 biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế. Kết quả là nền kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng trên 6% và tiếp tục thu hút được 64 tỉ USD đăng ký đầu tư trực tiếp.
Mặc dầu đạt được những thành quả tích cực nêu trên nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng chặng đường trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi quyết tâm và nỗ lực của mỗi quốc gia cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa các nền kinh tế ở cả cấp độ khu vực và quốc tế.
Chúng tôi cho rằng, việc mỗi quốc gia liên tục đổi mới, phấn đấu sử dụng một cách sáng tạo, hiệu quả mọi nguồn lực của mình và tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp sẽ không chỉ đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia đó mà cũng là một cách đóng góp thiết thực cho sự phát triển chung của cộng đồng quốc tế.
Chính vì vậy, từ diễn đàn này, tôi xin khẳng định lại với Quý vị về quyết tâm của Chính phủ Việt Nam tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường kinh doanh trong nước, với những điểm nhấn cơ bản là:
- Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết gia nhập WTO, nhanh chóng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, trong đó có thị trường vốn để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
- Thiết lập môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh cho mọi thành phần kinh tế, cả trong nước và nước ngoài; kiên quyết chống tham nhũng và đẩy mạnh cải cách hành chính.
- Duy trì đối thoại thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước, để kịp thời có điều chỉnh chính sách phù hợp với lợi ích phát triển của đất nước và lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài khi làm ăn tại thị trường Việt Nam cũng là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, thành công của Quý vị là thành công của chúng tôi, và do đó, chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ các lợi ích chính đáng của Quý vị.
Thưa Quý vị,
Cách đây hai năm, cũng tại diễn đàn này, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc đối thoại rất thành công với hơn 40 CEOs. Từ đó tới nay, chúng tôi đã ghi nhận được một làn sóng các dự án đầu tư nước ngoài với quy mô lớn liên tục đăng ký tại Việt Nam. Điều này cho thấy sự quan tâm và ủng hộ của Quý vị đối với những nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Tôi xin thay mặt Chính phủ Việt Nam, chân thành cảm ơn Quý vị.
Với nền tảng là những thành công đã đạt được, chúng tôi sẽ tiếp tục cải cách sâu rộng, thực hiện mục tiêu phát triển ổn định và bền vững, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm mới cho các cơ hội ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương năng động. Tôi xin khẳng định, tham gia vào nền kinh tế Việt Nam, Quý vị sẽ có thể tiếp cận với thị trường hơn 80 triệu người tiêu dùng, đi vào thị trường rộng lớn hơn của trên 600 triệu người tiêu dùng ASEAN và xa hơn nữa là các thị trường rộng lớn nhờ sự hình thành các khu vực Tự do Thương mại ASEAN - Trung Quốc và ASEAN - Nhật, ASEAN - Hàn Quốc v.v.
Đồng chí Tô Huy Rứa thăm và chúc Tết Tạp chí Cộng sản  (30/01/2009)
Thiên tài quân sự Quang Trung - Nguyễn Huệ  (30/01/2009)
Bình Dương vẫn là “đất lành” trong thu hút đầu tư nước ngoài  (30/01/2009)
Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri thăm chính thức Việt Nam  (29/01/2009)
Tưng bừng đón Xuân Kỷ Sửu trên mọi miền đất nước  (28/01/2009)
Mục lục chuyên đề cơ sở số 25 (1-2009)  (28/01/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên