IEA triển khai lộ trình công nghệ mạng năng lượng thông minh trên toàn cầu
Ngày 26-4, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã triển khai lộ trình mạng năng lượng thông minh nhằm đảm bảo tương lai năng lượng an toàn, hiệu quả và bền vững trên toàn cầu.
Nghiên cứu của IEA nhấn mạnh việc triển khai rộng rãi mạng năng lượng thông minh có tầm quan trọng cấp thiết để đảm bảo an ninh năng lượng an toàn và bền vững hơn, đáp ứng được nhu cầu năng lượng tăng nhanh và tiết kiệm năng lượng. Mạng năng lượng thông minh sẽ giám sát và quản lý quá trình truyền tải điện từ tất cả các các nguồn sản xuất để đáp ứng nhu cầu điện rất khác nhau của người sử dụng.
Trong bối cảnh xu thế cung cấp và sử dụng năng lượng hiện nay ngày càng mất ổn định cả về môi trường, kinh tế và xã hội, IEA khẳng định mạng năng lượng thông minh có thể đóng vai trò quan trọng như là phương tiện truyền tải hiệu quả cao đối với tất cả các công nghệ năng lượng sạch, bao gồm cả năng lượng tái sinh.
Lộ trình mạng năng lượng thông minh đã dành được sự đồng thuận của hơn 200 đại diện các chính phủ, học giả, giới công nghiệp và tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu về tiến trình triển khai và mở rộng từ nay đến năm 2050. Lộ trình này sẽ định hướng hành động của các chính phủ và ngành công nghiệp cũng như đặt ra các mốc quan trọng cần đạt được để phát huy tiềm năng của các công nghệ năng lượng sạch, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng mạng năng lượng thông minh ở các nước đang phát triển. Các chính phủ cần có các chính sách nhất quán và rõ ràng cũng như các chương trình cụ thể về hệ thống năng lượng quốc gia để tăng đầu tư theo lộ trình triển khai mạng năng lượng thông minh.
Giám đốc điều hành IEA Nô-bu-ô Ta-na-ca (Nobuo Tanaka) lưu ý rằng trong tiến trình triển khai lộ trình này, hợp tác quốc tế có tầm quan trọng sống còn để chia sẻ kinh nghiệm và các bài học trên cơ sở toàn cầu. Ông nhấn mạnh nhu cầu xây dựng các tiêu chuẩn, chính sách và mô hình kinh doanh chung giữa các nước để tối ưu hoá và đẩy nhanh việc triển khai và phát triển các công nghệ cần thiết về mạng thông minh nhằm giảm chi phí./.
Công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII  (27/04/2011)
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 4 tháng tăng 35,7%  (27/04/2011)
Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam  (27/04/2011)
Quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc đang phát triển tốt đẹp  (27/04/2011)
Chính sách của Trung Quốc với châu Phi  (27/04/2011)
Quản lý và quy hoạch đất đai ở Xin-ga-po  (27/04/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay