Khánh thành cụm tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ”
TCCS - Ngày 17-7-2022, tại phố Trần Nhân Tông (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội), nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20-7-1962 – 20-7-2022), Bộ Công an chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khánh thành cụm tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ”.
Dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố. Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng cảnh sát nhân dân; Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư Thành ủy, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành và cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc chia sẻ, tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” là công trình nhằm tôn vinh hình tượng cao đẹp, đóng góp của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và cảnh sát giao thông trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là công trình văn hóa mang ý nghĩa chính trị, lịch sử, giáo dục truyền thống, nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nâng cao ý thức cho nhân dân luôn chấp hành tốt các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, nhất là an toàn giao thông và phòng, chống cháy nổ.
Cụm tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” được đặt ở vị trí nằm sát tường rào Công viên Thống nhất trên phố Trần Nhân Tông (đoạn từ cổng Công viên đến phố Quang Trung). Cụm tượng đài gồm 7 nhân vật là cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, cao khoảng 7,2m; chất liệu là ép đồng công nghệ mới, là biểu tượng của sự dũng cảm, hy sinh, vượt qua khó khăn, gian khổ trong cuộc chiến chống “giặc lửa”, bảo vệ tài sản, tính mạng cho nhân dân.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, tượng đài được đặt trên trục phố Trần Nhân Tông, trong tương lai sẽ được triển khai thành tuyến phố đi bộ, vừa bảo đảm tính trang trọng, trang nghiêm, vừa gần gũi với người dân thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động, sinh hoạt chính trị, văn hóa của cán bộ, chiến sĩ công an.
Tại lễ khánh thành, người dân Thủ đô đã được các kiến trúc sư, đại diện các đơn vị sáng tác và thi công tượng đài thuyết minh về giá trị nghệ thuật cũng như ý nghĩa của công trình. Trong các lực lượng công an nhân dân, lực lượng cảnh sát giao thông và lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là hai trong số các lực lượng gần dân nhất, ngày đêm tiếp xúc trực tiếp, giúp đỡ người dân. Việc xây dựng, tôn vinh hình tượng của hai lực lượng này mang thông điệp, ý nghĩa sâu sắc, nhằm nâng cao ý thức cho nhân dân Thủ đô luôn chấp hành tốt an toàn giao thông; phòng, ngừa và nêu cao tinh thần phòng cháy, chữa cháy.
Đối với thành phố Hà Nội, tượng đài không chỉ là công trình có ý nghĩa biểu tượng, mang giá trị nhân văn sâu sắc của lực lượng công an nhân dân, mà còn là công trình văn hóa kiến trúc đặc sắc, góp phần nâng tầm giá trị cảnh quan đô thị và trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế khi đến với Thủ đô.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tượng đài được đặt tại Công viên Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, dự kiến được khánh thành vào năm 2023, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ có Sáu điều dạy Công an nhân dân./.
Đại tướng Mai Chí Thọ với lực lượng Công an nhân dân Việt Nam và Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh  (13/07/2022)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV  (23/06/2022)
Phát huy vốn văn hóa trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Hà Nội hiện nay  (15/06/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ em  (31/05/2022)
Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em  (31/05/2022)
Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội  (27/05/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển