Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các tỉnh Phú Thọ, Sóc Trăng, Cà Mau nhanh chóng kiểm soát ổ dịch mới
TCCS - Ngày 20-10-2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 làm việc trực tuyến với ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Phú Thọ, Sóc Trăng, Cà Mau nhằm kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch, đồng thời lắng nghe các ý kiến góp ý, phản hồi từ các địa phương về quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Cùng tham dự cuộc làm việc có Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.
Theo báo cáo của các tỉnh Phú Thọ, Sóc Trăng, Cà Mau, trong những ngày qua, mặc dù xuất hiện một số ổ dịch ngoài cộng đồng, nhưng tình hình vẫn đang được kiểm soát. Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia, các tỉnh này đã tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, dựa vào 3 trụ cột: Giãn cách, cách ly (nhanh nhất, hẹp nhất và chặt nhất có thể để tránh lây lan ra diện rộng); xét nghiệm phải thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan nhưng an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm để nhanh chóng phân loại, chăm sóc, điều trị kịp thời; điều trị tích cực ngay từ xa, từ sớm, từ cơ sở để người bị nhiễm không chuyển bệnh nặng, góp phần giảm tử vong. Đồng thời, các tỉnh này cũng tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine cho người dân.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh Phú Thọ, Sóc Trăng, Cà Mau nhanh chóng kiểm soát các ổ dịch mới phát sinh, kiên trì thực hiện các biện pháp đã được chỉ đạo thống nhất từ Trung ương với 3 trụ cột chính.
Thủ tướng giao Bộ Y tế phối hợp, hỗ trợ tối đa cho các tỉnh về biện pháp y tế. Trên cơ sở Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế, các địa phương cần đánh giá cấp độ dịch ở cơ sở trên phạm vi nhỏ nhất có thể để có các biện pháp y tế, hành chính phù hợp với từng cấp độ, từng địa bàn. Thủ tướng nhấn mạnh, khi thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh thì vẫn phải tuân thủ nghiêm phương châm "5K + vaccine + điều trị + công nghệ và đề cao ý thức của nhân dân".
Thủ tướng giao cho Bộ Y tế triển khai ngay một số nhiệm vụ cụ thể:
Thứ nhất, tổ chức tập huấn cho các địa phương trên cả nước về Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định số 4800/QĐ-BYT để có sự thống nhất trong nhận thức và phối hợp trong hành động; đồng thời, lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện để kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Thứ hai, khẩn trương nghiên cứu, điều chỉnh theo hướng Bộ Y tế chủ trì, chịu trách nhiệm đánh giá cấp độ dịch và chuyển cấp độ dịch của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện, quy trình chung, tạo sự thống nhất trên toàn quốc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, không để mỗi tỉnh tự đánh giá một kiểu.
Thứ ba, tập trung tăng cường năng lực y tế các cấp, nhất là năng lực điều trị và ở cấp cơ sở để phân loại, điều trị từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở.
Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm vaccine, ưu tiên cho những đối tượng nguy cơ cao, địa bàn đang có dịch và tổ chức tiêm khoa học, an toàn, hợp lý, hiệu quả.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa trong việc đưa đón người từ địa phương này sang địa phương khác bảo đảm an toàn trong các biện pháp y tế và an sinh xã hội cho người dân./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch là hành động thiết thực tri ân lực lượng tuyến đầu  (19/10/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính sách phòng, chống dịch phải thống nhất toàn quốc  (18/10/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam  (17/10/2021)
Phòng, chống dịch bệnh COVID-19: Một số kinh nghiệm từ Liên minh châu Âu và gợi ý chính sách với Hà Nội  (14/10/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri thành phố Cần Thơ  (13/10/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển