Tổng Bí thư chủ trì họp lãnh đạo chủ chốt về phòng, chống dịch COVID-19
TCCS - Ngày 24-8-2021, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt họp nghe báo cáo tình hình dịch bệnh và công tác triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Cùng dự buổi làm việc có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và đại diện các ban, bộ, ngành.
Sau khi nghe ý kiến của các cơ quan, các đồng chí dự họp, lãnh đạo chủ chốt đã thảo luận, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận một số vấn đề:
1. Vừa qua, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, định hướng sát tình hình, làm cơ sở để các cơ quan chức năng, địa phương chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch được thực hiện thống nhất, xuyên suốt, kịp thời.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước biểu dương và đánh giá cao sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, giúp đỡ của bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài; đặc biệt là lực lượng y, bác sĩ, quân đội, công an và đội ngũ cán bộ ở cơ sở nơi tuyến đầu đã có nhiều đóng góp tích cực, các tầng lớp nhân dân đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh và an toàn xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.
Công tác phòng, chống dịch thời gian qua đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận, nhưng tình hình cho thấy còn một số vấn đề cần lưu ý, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; có lúc, có việc chưa cụ thể, nhất quán, còn lúng túng, một số địa phương còn chủ quan, công tác tuyên truyền chưa kịp thời, hiệu quả.
2. Dự báo thời gian tới, diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, có khả năng kéo dài, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch và các hoạt động kinh tế - xã hội; tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống của nhân dân.
Trước tình hình đó, thống nhất phân công đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; trực tiếp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ trung ương xuống địa phương, đáp ứng yêu cầu huy động nhanh nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực, biện pháp để sớm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi cả nước.
Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ sau:
- Đánh giá tổng thể việc thực hiện chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian qua, phát huy những kết quả đạt được, phân tích thẳng thắn, rút kinh nghiệm sâu sắc những mặt chưa làm được, dự báo đúng tình hình, trên cơ sở kinh nghiệm trong nước, quốc tế, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để thống nhất giải pháp chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương; hoàn thiện các phương án, kịch bản phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới, ngăn chặn không để dịch lan rộng, nhất là những khu vực trọng yếu như Thủ đô Hà Nội, các khu đô thị lớn tập trung đông dân cư, khu công nghiệp...
- Tập trung nguồn lực chăm lo sức khoẻ, bảo vệ tính mạng cho nhân dân, ưu tiên cho công tác khám, chữa bệnh, nhất là các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất lây nhiễm chéo, giảm thiểu số ca tử vong, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho an sinh xã hội, bảo đảm cung ứng kịp thời nhu yếu phẩm, lương thực thiết yếu và các hỗ trợ cần thiết cho người dân khi thực hiện cách ly, giãn cách, bảo đảm thực hiện nghiêm giãn cách xã hội. Tổ chức tốt việc bảo quản, mai táng các trường hợp tử vong phù hợp với phong tục, tập quán.
- Khẩn trương tập trung triển khai chiến lược vaccine, đặc biệt là việc cung ứng, tổ chức tiêm vaccine tại các địa phương, nhất là các địa bàn trọng điểm đang có dịch bùng phát mạnh, như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An..., sớm thực hiện tiêm vaccine diện rộng để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh.
- Quan tâm chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ; không để các thế lực thù địch, phản động kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, cản trở công tác phòng, chống dịch.
- Tập trung làm tốt hơn công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch trong tình hình mới, biểu dương, khích lệ, động viên, khen thưởng các tấm gương tốt, điển hình, cách làm hay, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong toàn xã hội; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm về phòng, chống dịch, các thông tin xấu độc, sai sự thật, kích động, gây tác động tiêu cực; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định, chủ quan, lơ là, thay thế kịp thời các cán bộ yếu kém không hoàn thành nhiệm vụ phòng, chống dịch.
3. Tiếp tục kêu gọi tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, huy động cả hệ thống chính trị cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
4. Thống nhất chủ trương đối với các kiến nghị của Chính phủ về các giải pháp huy động lực lượng, bổ sung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Đảng đoàn Quốc hội triển khai các bước để khẩn trương cụ thể hóa, bố trí ngay nguồn nhân lực, vật lực cần thiết cho các cấp, ngành, địa phương; đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
Trên cơ sở kết luận của Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, căn cứ phạm vi trách nhiệm được giao, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các ban, bộ, ngành, địa phương, các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nhanh, có hiệu quả các công việc, kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt theo quy định./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh  (21/08/2021)
Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh  (21/08/2021)
Petrovietnam trao tặng 200 máy thở dòng chức năng cao phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng  (21/08/2021)
Những khó khăn từ thị trường sản phẩm dầu khí  (21/08/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển