Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình: Doanh nghiệp thi đua thực hiện mục tiêu kép
TCCS - Thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kiến Xương đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, xây dựng kịch bản thực hiện mục tiêu kép vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa nỗ lực sản xuất, kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp trụ vững mà còn góp phần giữ đà tăng trưởng kinh tế của huyện.
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành dệt may, đặc biệt là khả năng thích ứng trước tình hình mới nên nhà máy may thuộc Công ty Cổ phần May xuất khẩu Việt Thái tại Cụm công nghiệp Thanh Tân thời gian qua ít bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, không chủ quan trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Công ty đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của các cấp và tổ chức diễn tập thành công về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp.
Nhằm hạn chế thiệt hại và rủi ro do đại dịch COVID-19 gây ra, lãnh đạo nhà máy đã yêu cầu tất cả cán bộ, người lao động và đối tác tuân thủ “9K” khi vào làm việc như đeo khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế, không rời khỏi nhà khi không cần thiết, không đăng tải những thông tin sai lệch... Ngoài việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nâng cao ý thức của người lao động, Việt Thái còn tổ chức chương trình vui chơi trúng thưởng về xử lý các tình huống giả định về dịch bệnh COVID-19 để mọi người nắm bắt và cùng có trách nhiệm thực hiện. Đối với tất cả các đối tác khách hàng nước ngoài và khách hàng ở vùng dịch đều được làm việc theo hình thức trực tuyến từ khâu duyệt mẫu, đặt hàng, đánh giá hệ thống chất lượng đến công tác kiểm hàng trước khi xuất hàng. Do đó, mặc dù đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp song hoạt động sản xuất, kinh doanh của Việt Thái vẫn diễn ra bình thường, tạo việc làm ổn định cho 2.000 lao động với thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng. Bình quân mỗi tháng doanh nghiệp xuất 300.000 sản phẩm sang thị trường Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc đưa doanh thu mỗi năm đạt trên 700 tỷ đồng.
Là doanh nghiệp sản xuất giày có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất huyện Kiến Xương, những năm qua, Công ty TNHH Long Hành Thiên Hạ luôn sản xuất ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Với gần 1.800 công nhân hằng ngày đi về ở nhiều địa phương và nhiều đối tác khách hàng nước ngoài đến làm việc, công ty luôn xác định công tác phòng, chống dịch bệnh là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, công ty đã thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch và xây dựng phương án phòng, chống dịch theo nhiều cấp độ. Tất cả những người ra vào công ty đều được đo thân nhiệt, sát khuẩn, khai báo y tế và thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, công ty phát khẩu trang cho người lao động 3 lần/tuần, thực hiện phun khử khuẩn toàn bộ công ty mỗi tuần một lần và chia nhiều bữa ăn ca cho người lao động. Nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. 6 tháng đầu năm 2021, công ty sản xuất hơn 1,5 triệu đôi giày, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020, doanh thu đạt 11 triệu USD. Công ty không chỉ làm tốt việc phòng, chống dịch mà còn duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định, quan tâm đến đời sống công nhân, bảo đảm chế độ lương, thưởng, bữa ăn ca.
Mặc dù dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn huyện trong tầm kiểm soát, nhưng để ngăn chặn nguy cơ bùng phát trong cộng đồng, nhất là những địa điểm đông người, như trong các doanh nghiệp, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, huyện Kiến Xương đã thành lập đoàn kiểm tra về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có số lượng công nhân lớn. Đặc biệt, huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức diễn tập để trang bị kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các tổ an toàn, đội phản ứng nhanh và người lao động về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đáp ứng tình trạng khẩn cấp khi có dịch xảy ra, thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa nỗ lực sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Dự kiến huyện sẽ kiểm tra 24 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và có khoảng 15 doanh nghiệp tổ chức diễn tập phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong thực hiện mục tiêu kép, kinh tế của huyện Kiến Xương đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì tăng trưởng, giá trị sản xuất đạt 1.741 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ, góp phần đưa tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đạt 5.466,7 tỷ đồng, tăng 6,03% so với cùng kỳ./.
Petrovietnam chủ động rà soát các vướng mắc quy định của pháp luật  (23/08/2021)
Petrovietnam trao tặng 200 máy thở dòng chức năng cao phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng  (21/08/2021)
Những khó khăn từ thị trường sản phẩm dầu khí  (21/08/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay