Phát triển ngành xây dựng theo hướng hiện đại, nhanh, bền vững trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo
TCCS - Ngày 26-12-2020, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020, định hướng, mục tiêu, giải pháp thực hiện giai đoạn 5 năm tiếp theo 2021 - 2025 của ngành xây dựng. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, thời gian qua, ngành xây dựng hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, đóng góp tích cực vào thành tích chung của cả nước, hoàn thành tốt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra; đồng thời bày tỏ vui mừng về sự thay đổi mạnh mẽ của nông thôn qua chương trình xây dựng nông thôn mới và các công trình xây dựng, phát triển đô thị quy mô lớn trên cả nước. Đây là đóng góp rất lớn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành xây dựng cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, nhiệm kỳ 5 năm qua, ngành xây dựng có bước phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực, từ thiết kế đến thi công xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu cả về khối lượng, chất lượng, chủng loại cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Doanh nghiệp ngành xây dựng phát triển cả về số lượng và chất lượng, làm chủ được nhiều công nghệ tiên tiến với các loại hình khác nhau, từ công trình ngầm dưới lòng đất cho tới các tòa nhà cao tầng thi công với các loại vật liệu, thiết bị, máy móc hiện đại. Tốc độ tăng trưởng của ngành đạt khoảng 8,7% năm. Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung ước đạt 90%. Công tác quản lý đầu tư xây dựng có chuyển biến tích cực. Đặc biệt, Bộ Xây dựng đã tham mưu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hoàn thiện hệ thống định mức giá xây dựng, Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, qua đó tạo sự đột phá trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư xây dựng. Công tác quản lý thị trường bất động sản bảo đảm phát triển đúng hướng, không để xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản. Lĩnh vực vật liệu xây dựng phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu, xuất hiện một số sản phẩm vật liệu xây dựng được gắn sản phẩm xanh, thân thiện môi trường. Năng lực của đội ngũ quản lý kỹ thuật xây dựng ngày càng được nâng cao. Đội ngũ doanh nghiệp trong ngành phát triển nhanh, làm chủ nhiều công trình tiến bộ, có năng lực khoa học - công nghệ, đủ sức thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Bên cạnh đó, ngành xây dựng vẫn còn những điểm còn hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn tình trạng khan hiếm nhà ở cho người lao động, công nhân. Một số đồ án quy hoạch chất lượng thấp; tầm nhìn công tác dự báo chưa hợp lý; một số dự án xây dựng còn vội vàng, phương án quy hoạch chưa được tính toán cụ thể. Tại một số địa phương, việc điều chỉnh quy hoạch đô thị chưa được kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống đô thị trên cả nước phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn thấp, chủ yếu là các đô thị loại nhỏ. Sự liên kết giữa các đô thị còn rời rạc, ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển tổng thể của vùng và các hành lang kinh tế…
Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện thể chế ngành xây dựng là công tác then chốt, xuyên suốt, đột phá. Vì vậy, cần có thể chế để ngành xây dựng phát triển đúng hướng, mạnh mẽ hơn. Bảo đảm an toàn về nhà ở cho người dân trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia chịu hậu quả nặng nề từ biến đổi khí hậu. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về triển khai xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cần phát triển vật liệu xây dựng, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, bảo vệ môi trường, có sản phẩm đa dạng, đạt chất lượng. Hạn chế tối đa việc xuất khẩu vật liệu xây dựng, sử dụng tài nguyên không có khả năng tái tạo như xi măng. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, xây dựng đô thị.
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ Xây dựng cơ bản hoàn thành 5 nhóm chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Theo đó, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng bình quân 8,5% - 8,7%/năm (mục tiêu trong kế hoạch 5 năm cả nước là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng bình quân từ 8% - 8,5%/năm). Tỷ lệ đô thị hóa ước đạt khoảng 40% vào cuối năm 2020 (đạt so với chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm của cả nước 38% - 40%). Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung ước đến năm 2020 đạt khoảng 90%. Quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 100%. Quy hoạch phân khu đạt 78% và quy hoạch chi tiết đạt khoảng 39% so với diện tích đất xây dựng đô thị. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại đô thị đạt khoảng 91%. Nhóm chỉ tiêu không đạt kế hoạch, đó là: Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc ước năm 2020 đạt 24m2 sàn/người (không đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra là 25m2 sàn/người). Trong đó về phát triển nhà ở xã hội: 5,21 triệu m2, đạt khoảng 41,7% so với mục tiêu đề ra đến năm 2020 (tại Kế hoạch mục tiêu đến năm 2020 đạt 12,5 triệu m2).
Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đề án, các giải pháp tái cơ cấu và kiểm soát thị trường bất động sản. Lần đầu tiên trong gần 6 năm liền, thị trường bất động sản phát triển ổn định, không có hiện tượng phát triển nóng hoặc trầm lắng, suy thoái, đóng góp quan trọng vào mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Giai đoạn 2021 - 2025, ngành xây dựng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6% - 8%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 45%. Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 100%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 90%. Diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 26m2 - 27m2 sàn/người, trong đó, diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực đô thị đạt khoảng 26m2/người. Diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 25m2/người.
Bộ Xây dựng đề ra một số nhiệm vụ cần tập trung thực hiện trong giai đoạn tới, đó là: Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật ngành xây dựng; tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật, công cụ quản lý để kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị hiệu quả, gắn kết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông thôn; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, liên kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng vùng; tập trung giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho người dân, tiếp tục chính sách, chương trình hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thị trường bất động sản phát triển ổn định, khắc phục lệch pha cung - cầu; từng bước phát triển ngành vật liệu xây dựng thành một ngành kinh tế mạnh, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, sinh thái; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường, điều kiện đầu tư, kinh doanh; phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo làm cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong các lĩnh vực ngành xây dựng…/.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam tại tỉnh Thái Bình  (13/12/2020)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị tổng kết Năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020  (12/12/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển