Môi trường đầu tư ở Việt Nam hấp dẫn nhiều tập đoàn lớn
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định cũng như môi trường đầu tư - kinh doanh được cải thiện đang khiến Việt Nam ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới với quy mô vốn đầu tư cho mỗi dự án vượt xa giai đoạn trước.
Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) cho biết, hiện đang có khoảng 50 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn lên tới trên 50 tỉ USD đang được xúc tiến đầu tư vào Việt Nam.
Mức vốn bình quân mỗi dự án như vậy là rất lớn so với hiện nay, trong khi cả nước có tới 7.736 dự án FDI còn hiệu lực nhưng tổng số vốn chỉ ở mức trên 70 tỉ USD.
Phần lớn nguồn vốn đang chờ được đầu tư vào Việt Nam tập trung ở các dự án công nghệ cao, nhiệt điện, bất động sản và công nghiệp thép; có dự án số vốn đầu tư rất lớn.
Chẳng hạn như Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản sau hai năm khảo sát tại Việt Nam, đã có kế hoạch đầu tư 3,8 tỉ USD để xây dựng nhà máy nhiệt điện có công suất 2. 640 MW tại khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa).
Sumitomo cũng vừa được trao giấy chứng nhận đầu tư liên doanh với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam để triển khai dự án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, với mức đầu tư ban đầu gần 200 triệu USD.
Đại diện của Sumitomo cho biết, hai dự án này mới chỉ là bước đầu trong kế hoạch đầu tư lâu dài tại Việt Nam của tập đoàn này. Riêng đối với cảng trung chuyển quốc tế, tập đoàn dự kiến sẽ tăng vốn đầu tư gấp ba lần so với vốn đầu tư ban đầu.
Cùng với Sumitomo, liên doanh giữa Tập đoàn AES (Mỹ) và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam cũng sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 (Quảng Ninh) với công suất 1.200 MW có vốn đầu tư gần 1,5 tỉ USD.
Lĩnh vực bất động sản và du lịch cũng có khá nhiều dự án lớn đang chờ được cấp phép đầu tư. Đáng chú ý là dự án “Hòn Ngọc châu Á" gồm trung tâm tài chính, khách sạn và khu phức hợp đô thị tại Phú Quốc có vốn đầu tư 2,7 tỉ USD do Tập đoàn ủy thác Trustee Suisse (Thụy Sĩ) liên doanh với Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam làm chủ đầu tư. Ngoài ra, Kumho Asiana của Hàn Quốc cũng dự định đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa - thương mại Giảng Võ và Triển lãm Mỹ Đình (Hà Nội) trị giá 2,5 tỉ USD. Hai công trình dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2010.
Cũng theo nguồn tin của Cục Đầu tư nước ngoài, sau quyết định đầu tư của Intel, lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam càng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài và hiện đang thu hút được nhiều dự án quy mô lớn.
Điển hình là Tập đoàn Foxcon (Đài Loan) đã có kế hoạch đầu tư 5 tỉ USD để xây dựng các khu công nghệ điện tử tại nhiều tỉnh trên cả nước, dự kiến cuối tháng này sẽ khai trương nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử tại tỉnh Bắc Ninh. Tiếp đến là Tập đoàn Pacific Land Limited của Anh cũng đang xúc tiến đầu tư 1 tỉ USD vào Khu công nghệ cao Sài Đồng A.
Đáng chú ý trong các dự án xúc tiến gần đây là dự án của các doanh nghiệp Trung Quốc với 5 công trình lớn, chủ yếu trong lĩnh vực nhiệt điện và địa ốc. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 5 vừa qua, doanh nghiệp hai bên đã ký biên bản ghi nhớ cho 5 dự án này.
Trong đó, Tổng Công ty An Phú và Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam cùng với đối tác là Tập đoàn Chiêu Thương và Ngân hàng Khai Phát của Trung Quốc sẽ xây dựng khu đô thị mới An Phú Hưng tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với số vốn 1 tỉ USD. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước này cũng rót 650 triệu USD vào dự án nhà máy nhiệt điện tại thành phố Hồ Chí Minh; khu thương mại cao cấp và dự án đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái, mỗi dự án 400 triệu USD.
Tuy nhiên, Cục trưởng Phan Hữu Thắng cho rằng, mặc dù kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tiếp tục tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và cơ hội hiện có, khi các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ... đang coi Việt Nam là một trong những địa bàn đầu tư ưu tiên.
Bởi vậy, “trong năm nay một số bộ phận xúc tiến đầu tư sẽ được thiết lập tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin - ga - po, Mỹ và khu vực Trung Đông để đẩy mạnh tốc độ thu hút đầu tư từ những khu vực này trong thời gian tới”, ông Phan Hữu Thắng cho biết.
Bước phát triển mới của quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po, Mi-an-ma và Bru-nây Đa-rút-xa-lam  (18/08/2007)
Bước phát triển mới của quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po, Mi-an-ma và Bru-nây Đa-rút-xa-lam  (18/08/2007)
Bru-nây Đa-rút-xa-lam (Brunei Darussalam)  (18/08/2007)
Cộng hòa In-đô-nê-xi-a (The Republic of Indonesia)  (18/08/2007)
Cộng hòa Xinh-ga-po (Republic of Singapore)  (18/08/2007)
Liên bang Mi-an-ma (The Union of Myanmar)  (18/08/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển