Thêm một Nghị quyết sai trái của Hạ viện Hoa Kỳ
Ngay từ khi cái gọi là Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2007 (HR3096) được thông qua tại Ủy ban Ðối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dư luận đã chỉ rõ bản chất văn bản do dân biểu C.Xmít cùng chín dân biểu khác bảo trợ chỉ là một hành vi để tranh thủ phiếu bầu của cử tri. Song phản ứng của dư luận đã không tác động tới lương tri và nhãn quan chính trị của một số dân biểu Hoa Kỳ. Họ đã vận động bỏ phiếu thông qua một Dự luật xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam.
Với những nội dung phi lý, không có cơ sở thực tế, Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2007 cố tình dựng lên bức tranh u ám về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, tảng lờ sự khác nhau giữa vấn đề tự do tôn giáo với các hoạt động vi phạm pháp luật mà bản chất là hoạt động chính trị phi pháp. Dự luật HR 3096 là sự phụ họa, tiếp tay cho một nhóm cực đoan người Việt sinh sống chủ yếu ở nước ngoài. Không chỉ thiếu thiện chí, Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2007 còn sử dụng nhân quyền như là một "con bài" mặc cả đối với lương tri, bởi người ta đe dọa sẽ áp dụng một biện pháp chế tài là không tăng các khoản viện trợ không nhân đạo cho Việt Nam cho tới khi đạt được các tiến bộ về nhân quyền theo những tiêu chuẩn của họ. Ðưa ra điều khoản đó, Hạ viện Hoa Kỳ đã trực tiếp khẳng định "nhân quyền" mà họ quan niệm thực chất là "phi nhân quyền", vì nó đã được sử dụng để gây sức ép đối với tiến trình phát triển của quốc gia khác, bất chấp lợi ích của người dân của quốc gia đó. Ðặc biệt, để hỗ trợ cho hoạt động chống phá Việt Nam, HR 3096 còn đề nghị dành 4 triệu USD để giúp các "tổ chức cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam" và hơn 10 triệu USD cho các hoạt động của đài RFA - một cơ quan thông tấn mà một người Việt ở nước ngoài từng nhận xét: "Phần lớn các chương trình phát thanh của RFA hoàn toàn tập trung vào mục tiêu gây bất ổn định cho Việt Nam. Những chiêu bài mà RFA đặc biệt quan tâm khai thác tối đa là tự do, dân chủ, và tôn giáo. Họ không ngại dựng chuyện, biến từ chuyện không có thật thành những chuyện như thật. Họ không xấu hổ khi sẵn sàng nói sai sự thật... Các "khách mời" thường xuyên của RFA là những tổ chức khủng bố của người Việt lưu vong, những tổ chức cực đoan chống phá Việt Nam trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, những thành phần lưu manh và cơ hội chính trị mang danh hiệu "nhà dân chủ" như Trần Khuê, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Ðan Quế, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Ðài, Ðỗ Nam Hải, v.v..." (http://www.chuyenluan.net/200706/0706_21.htm). Với quyết định bổ sung chi phí cho một cơ quan truyền thông như thế, thử hỏi Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2007 có quan tâm tới nhân quyền, tới sự ổn định phát triển của Việt Nam hay chỉ nhằm đạt tới mục đích hỗ trợ cho những kẻ đang chống phá Việt Nam?
Ðể chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu, những ngày gần đây, các dân biểu liên quan tới Dự luật tỏ ra hăng hái khác thường. Họ viết thư gửi ông Cri-xtốp-phơ Hin - phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Ðông Á và Thái Bình Dương, để bày tỏ mối quan tâm vô lối: "về những hành vi cấm đoán và xúc phạm xảy ra liên tục để nhắm vào các cộng đồng tôn giáo khác nhau và các vị lãnh đạo tôn giáo đang sinh hoạt trong các tổ chức tranh đấu cho việc cải tổ luật pháp, tự do ngôn luận và nhân quyền" (!) Dân biểu L.Xan-chét tuyên bố ủng hộ đối với Dự luật và coi: "đây là thời điểm quan trọng mà Hoa Kỳ cần phải tạo áp lực để chính quyền Việt Nam thay đổi chính sách". Về vị nữ dân biểu luôn to mồm rùm beng đấu tranh cho "nhân quyền" ở Việt Nam này, tác giả Hồ Văn Xuân Nhi đã viết trên một tờ báo của người Việt ở nước ngoài như sau: "Bà ta không biết gì về Việt Nam. Bà ta chỉ chống cộng vì được một đảng phái chống cộng giựt dây sau lưng, tham mưu chính trị chuyện chống cộng để mị phiếu cộng đồng Việt Nam mà thôi. Bà cần phiếu cộng đồng Việt Nam, đảng Việt Tân cần phiếu của bà ở Hoa Thịnh Ðốn. Nếu có một người Việt am hiểu tình hình đấu tranh trong nước mà đối thoại với bà, không chắc Xan-chét có thể trả lời thông hiểu tình hình" (Vietweekly, 2-11-2006). Thật đáng tiếc, nhóm dân biểu như C.Xmít và L.Xan-chét đã làm lạc hướng lương tri của các hạ nghị sĩ Hoa Kỳ. Họ bị lung lạc bởi các thông tin xuyên tạc đầy ác ý về Việt Nam mà nhóm nghị sĩ này rắp tâm reo rắc.
Nói một cách ngắn gọn, "nhân quyền" là quyền được làm người, quyền được cống hiến cho xã hội, quyền được hưởng thụ các thành quả do mỗi người cùng với cộng đồng của mình đã lao động để làm ra... Như vậy, muốn có "nhân quyền", con người phải được sinh tồn trong một đất nước độc lập và tự do, được làm chủ vận mệnh của Tổ quốc mình, được sống trong một chế độ chính trị - xã hội ổn định, có khả năng vừa xác lập một cách công khai các quyền cơ bản của con người, vừa tạo ra những điều kiện vật chất - tinh thần để thực hiện các quyền cơ bản đó... Và đây cũng là mục đích mà Ðảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam đã và đang phấn đấu để đem lại thành quả cho toàn dân. Ðể có nhân quyền, hơn nửa thế kỷ qua, nhân dân Việt Nam cùng Ðảng Cộng sản của mình đã trải qua những chặng đường đấu tranh gian khổ để giành lại độc lập dân tộc, để mỗi người dân Việt Nam được sống trong một xã hội mà nhân quyền được đề cao và tôn trọng. Hơn thế nữa và cũng không có ý nghĩa nào khác, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" chính là mục tiêu nhân văn, là biểu thị rõ ràng, cụ thể nhất của các giá trị nhân quyền ở Việt Nam. Ðể có nhân quyền, dân tộc Việt Nam đã phải trả một cái giá rất đắt, trong đó có tính mạng của hàng triệu người con ưu tú. Chính vì thế, chúng ta không chấp nhận ai đó yêu cầu hay áp đặt các "tiêu chuẩn nhân quyền" có khả năng gây phương hại tới chủ quyền của chúng ta. Nếu các vị dân biểu Hoa Kỳ như C.Xmít và L.Xan-chét thật sự quan tâm tới "nhân quyền" thì trước hết hãy dành sự quan tâm tới đồng bào của họ. Vì không ở đâu khác, chính ngay trên nước Mỹ ngày nay vẫn còn những người dân không được hưởng các giá trị của nhân quyền, bị phân biệt đối xử, xã hội không tạo cho họ cơ hội được làm "người" theo đúng ý nghĩa phải có của khái niệm này. Hãy kiểm tra lại mình trước khi can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của người khác. Hành xử trái với đạo lý, trái với nguyên tắc của các mối quan hệ văn minh, các vị dân biểu chỉ tự làm hoen ố hình ảnh của họ trước cử tri, qua đó đã làm hoen ố hình ảnh của chính đất nước Hoa Kỳ mà thôi.
Một xã hội ổn định để phát triển - đó là khát vọng chính đáng của hơn 80 triệu người dân Việt Nam hôm nay, không ai có quyền can thiệp vào sự ổn định phát triển ấy dưới bất cứ một chiêu bài mị dân hoặc một sự áp đặt nào. Chính vì thế, trả lời câu hỏi của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam ngày 19-9-2007, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định dứt khoát rằng: "Việt Nam mạnh mẽ phản đối cái gọi là Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2007. Dự luật này đã đưa ra những thông tin hoàn toàn sai trái về tình hình Việt Nam, ảnh hưởng tới chiều hướng phát triển tích cực hiện nay của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên lần thứ hai  (20/09/2007)
Việt Nam - Liên Hợp quốc: mối quan hệ tin cậy, bền vững  (20/09/2007)
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh  (19/09/2007)
Đã đến thời của con Rồng Việt Nam  (19/09/2007)
Số người cực nghèo ở Mỹ cao kỷ lục  (19/09/2007)
Nhìn lại 20 năm phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam  (19/09/2007)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay