Tiềm năng của nước chính là sức mạnh thống nhất hơn là tác nhân xung đột
Trong thông điệp nhân Ngày Nước thế giới 22 tháng 3 năm 2009, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun nhấn mạnh “Tiềm năng của nước chính là sức mạnh thống nhất hơn là tác nhân xung đột”. Dưới đây là nội dung bản thông điệp:
Nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của chúng ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần hợp tác cùng nhau để sử dụng tài nguyên nước một cách có trí tuệ. Trong khi dân số thế giới gia tăng kéo theo nhu cầu sử dụng nước ngọt nhiều hơn, thì biến đổi khí hậu lại đang gây ra tình trạng thiếu nước ở nhiều khu vực như suy giảm sông băng, mưa trở nên khó dự báo hơn và lũ lụt, hạn hán xảy ra cực đoan hơn. Vì vậy, việc quản lý tài nguyên nước một cách cẩn trọng và việc điều hòa cân đối những nhu cầu khác nhau về nước là cực kỳ quan trọng.
Phần lớn tài nguyên nước trên toàn cầu, dù ở trên hay nằm dưới mặt đất là thuộc của chung. Có tới 40% dân số thế giới đang sinh sống trên một trong số 263 lưu vực sông thuộc lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia. Mối quan ngại về những nguy cơ bất hòa có hơi hướng vũ lực là đặc điểm thường trực tại các cuộc bàn cãi về việc chia sẻ các nguồn nước hữu hạn. Song, trong khi nước chỉ là nguy cơ hiện hữu với tư cách như một tác nhân của các xung đột giữa các quốc gia và các cộng đồng, thì tiền lệ mách bảo rằng những gì thực tế xảy ra là hoàn toàn ngược lại. Hợp tác chứ không phải là xung đột mới là cách ứng xử đúng đắn nhất cho những ai đang phải đối mặt với những nhu cầu có tính cạnh tranh về nước.
Với chủ đề “Chia sẻ nguồn nước, Chia sẻ cơ hội” (Shared waters, Shared opportunities), ngày Nước Thế giới năm nay chú trọng vào việc làm thế nào để các tài nguyên nước xuyên biên giới có thể đóng vai trò là một sức mạnh thống nhất. Trên toàn thế giới đã có ít nhất 300 hiệp định, thỏa thuận quốc tế về nước, thường là giữa các bên có sự bất đồng. Những hiệp định này thể hiện thế mạnh của các nguồn nước chung trong tăng cường sự tin cậy và thúc đẩy hòa bình. Với ý chí chính trị, với một khung chính sách mềm dẻo, một thể chế vững mạnh và cách tiếp cận tổng hợp sẽ giúp chúng ta trên nền tảng đó phấn đấu vì lợi ích của tất cả mọi người.
Nhân Ngày nước thế giới, tôi khẩn thiết kêu gọi các chính phủ, tổ chức xã hội công dân, khu vực tư nhân và tất cả các bên liên quan hãy nhận thức rằng, tương lai chung của chúng ta phụ thuộc vào việc chúng ta quản lý như thế nào tài nguyên nước quý giá nhưng hữu hạn của chúng ta./.
3 thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (19/03/2009)
Chương trình hợp tác giữa Liên hợp quốc và Việt Nam về bình đẳng giới  (19/03/2009)
Chương trình hợp tác giữa Liên hợp quốc và Việt Nam về bình đẳng giới  (19/03/2009)
Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn  (19/03/2009)
Biến đổi khí hậu - vấn đề “nóng” trên toàn cầu  (19/03/2009)
Biến đổi khí hậu - vấn đề “nóng” trên toàn cầu  (18/03/2009)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay