Khai mạc Diễn đàn Tài chính châu Á tại Hồng Công
Với chủ đề "Diện mạo châu Á thay đổi", các đại biểu tham dự Diễn đàn tài chính châu Á (AFF) khai mạc ngày 19-1 do Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hồng Công và Hội đồng phát triển thương mại Hồng Công (HKTDC) phối hợp tổ chức, tập trung thảo luận các diễn biến mới nhất trong khu vực và những cơ hội nảy sinh trong bối cảnh kinh tế thế giới sa sút hiện nay.
Trong phát biểu khai mạc, Trưởng khu Hành chính đặc biệt Hồng Công (HKSAR) Tăng Âm Quyền cho rằng cuộc khủng hoảng hiện nay lớn hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cách đây một thập kỷ, tuy nhiên, nhiều nền kinh tế trong khu vực đã có vị thế mạnh hơn rất nhiều so với trước đây. Ông khẳng định, một châu Á hùng mạnh là tin tốt lành đối với kinh tế thế giới. Vì vậy, Diễn đàn này sẽ đề cập tới vai trò mới nổi của các nền kinh tế châu Á trong bối cảnh thế giới đầy biến động hiện nay.
Phát biểu tại Diễn đàn, Vụ trưởng Vụ Dự báo, Thống kê tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Hữu Nghĩa đã nhấn mạnh tới các biện pháp tích cực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm tăng cường sự ổn định, an toàn và phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng nước ta, đặc biệt là tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng.
Trao đổi với phóng viên bên lề Diễn đàn về vai trò của ngân hàng trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, ông Nghĩa đánh giá cao việc ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cho các doanh nghiệp có các dự án đầu tư hiệu quả dễ dàng tiếp cận các nguồn tín dụng để phát triển kinh doanh. Theo ông Nghĩa, ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ thận trọng, nhưng linh hoạt hơn để góp phần hỗ trợ kinh tế phát triển.
Tại Diễn đàn, người phụ trách ngành dịch vụ tài chính và ngân khố Hồng Công K.C. Chan cho rằng hội thảo này tạo cơ hội để đánh giá lại cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay cũng như ảnh hưởng của nó đối với các nền kinh tế châu Á. Trong khi đó, một quan chức Công ty Hữu hạn Ngân hàng Hồng Công - Thượng Hải (HSBC) cho rằng AFF cho phép nhìn vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại để khám phá các cơ hội mới xuất hiện, đặc biệt là ở châu Á. Đây là châu lục đóng vai trò động lực tăng trưởng của thế giới trong tương lai: Vào năm 2020, châu Á sẽ chiếm tới 27% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn thế giới, và kim ngạch thương mại của châu Á sẽ đạt 17.000 tỉ USD, trong đó 60% sẽ là thương mại nội khối.
Nhiều diễn giả nổi tiếng khác cũng có các tham luận quan trọng tại Diễn đàn, trong đó có Bộ trưởng Tài chính Nga A.Ku-rin, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc Shin Je Yoon, Cục trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Nhật Bản Nobumitsu Hayashi và Giám đốc phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính quốc tế của Uỷ ban Kinh tế và Tài chính thuộc Cộng đồng châu Âu Antonio de Lecea./.
Tổng quan kinh tế năm 2008 và triển vọng năm 2009  (20/01/2009)
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương bảy khóa X trên lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội  (20/01/2009)
Khánh thành cầu Rạch Miễu  (20/01/2009)
50 năm chiến đấu và chiến thắng của cách mạng Cu-ba  (20/01/2009)
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên