Sớm hoàn thiện Chiến lược Phát triển Thông tin Đối ngoại trong thời kỳ mới
Sáng 18-6, Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin Đối ngoại của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp triển khai Công tác thông tin đối ngoại 6 tháng cuối năm 2008. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Trưởng Ban Chỉ đạo dự và điều khiển cuộc họp.
Thay mặt Ban Chỉ đạo, ông Nguyễn Hồng Vinh, Phó Trưởng Ban Thường trực đã có báo cáo về những kết quả đạt được của công tác thông tin đối ngoại trong 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008. Một trong những kết quả nổi bật là tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 11 của Ban Bí thư Trung ương khoá VII về “Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”.
Hoạt động thông tin đối ngoại trong 15 năm qua góp phần quan trọng vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước Việt Nam trên các lĩnh vực, về đất nước, văn hoá và con người Việt Nam, những chủ trương, chính sách kinh tế cởi mở, đa dạng, thu hút quan tâm, đồng tình của bạn bè quốc tế; Phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực cơ hội, thù địch, nhất là đối với những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ quốc tế, giúp Việt Nam không chỉ phá được sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, mà còn trở thành một địa chỉ hấp dẫn, tin cậy về đầu tư du lịch, hợp tác làm ăn.
Hội nghị cũng thẳng thắn thừa nhận những hạn chế, thiếu sót trong công tác thông tin đối ngoại như: Thông tin đối ngoại chưa kịp thời, nhạy bén, sắc sảo so với yêu cầu của tình hình mới, nhất là trong điều kiện các phương tiện thông tin phát triển nhanh chóng như hiện nay; Chưa có sự phối hợp tốt giữa thông tin đối nội và đối ngoại; Công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa Ban Chỉ đạo, các đơn vị làm công tác thông tin đối ngoại, các địa phương còn nhiều bất cập, đặc biệt trong việc xử lý những vấn đề nhạy cảm; Thiếu chiến lược, định hướng và kế hoạch dài hạn cho thông tin đối ngoại...
Một kết quả quan trọng nữa trong công tác thông tin đối ngoại 6 tháng đầu năm là việc xây dựng Dự thảo Đề án Chiến lược Công tác Thông tin Đối ngoại đến năm 2020 với 8 đề án chuyên sâu tập trung vào các nội dung: Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình tuyên truyền đối ngoại trên kênh VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam; Cải tiến, nâng cấp Tạp chí Thông tin đối ngoại và xuất bản một số ấn phẩm song ngữ; Tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá đối ngoại; Sắp xếp lại hệ thống các cơ quan đại diện báo chí ở nước ngoài; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại; Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống những luận điệu thù dịch liên quan đến các vấn đề nhạy cảm: Dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền...
Về phương hướng hoạt động thông tin đối ngoại 6 tháng cuối năm 2008, Ban Chỉ đạo đặt mục tiêu tiếp tục hoàn thiện Đề án Chiến lược Phát triển Công tác Thông tin Đối ngoại trong thời kỳ mới; Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện sau khi có Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trên tinh thần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò của công tác thông tin đối ngoại đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về sự cần thiết phải đối mới công tác này trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Tiếp tục đổi mới nội dung thông tin đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới; Không ngừng đổi mới phương thức thông tin đối ngoại cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin...
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã nghe và thảo luận về một số đề án nằm trong Chiến lược phát triển công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới. Thảo luận của đại diện Uỷ ban Về người Việt Nam ở nước ngoài, Văn phòng Quốc hội, Bộ Thông tin - Truyền thông... đều nhấn mạnh phải có định hướng với từng đối tượng và khu vực cụ thể. Đó là con số hơn 3 triệu người Việt Nam đang sống và học tập ở nước ngoài cùng với người nước ngoài trên toàn thế giới. Việc xác định cụ thể này sẽ chỉ ra phương hướng và nội dung tuyên truyền đối với cộng đồng người Việt và người nước ngoài như thế nào, để đảm bảo công tác thông tin đối ngoại đạt hiệu quả.
Các ý kiến thảo luận cũng cho rằng cần nhìn nhận rõ mối quan hệ giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại. Với sự phát triển mạnh của CNTT hiện nay, không chỉ có thông tin đối ngoại mà cả thông tin đối nội cũng đến với thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng. Vì vậy cần xác định thông tin đối ngoại với những nội dung gì, cách thức truyển tải ra sao. Các ý kiến thống nhất rằng thông tin đối ngoại là góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, đưa các thông tin đối nội ra nước ngoài. Tuy nhiên để làm được điều đó cần có sự trao đổi, nhận thức để có phương hướng tổ chức bài bản, chuyên nghiệp, bởi nếu không dù có rất nhiều thông tin nhưng những thông tin đó vẫn không tới được với khán, thính giả ngoài nước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ  (19/06/2008)
Những sự kiện chính trong lịch sử báo chí và báo chí cách mạng Việt Nam  (19/06/2008)
Hoạt động tín dụng với phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn  (19/06/2008)
Hoạt động tín dụng với phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn  (19/06/2008)
Không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam-Cuba  (19/06/2008)
Vài nét về đất nước Ru-ma-ni và quan hệ Việt Nam - Ru-ma-ni  (18/06/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên