Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm sẽ dự Khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự phiên thảo luận chung Đại hội đồng Liên hợp quốc và các hoạt động khác tại Niu Oóc, Hoa Kỳ, từ ngày 23 đến 29-9.
Ngày 18-9, tại Hà Nội, ông Lê Hoài Trung, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết dự kiến, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm sẽ tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng khóa 63, phiên họp Cấp cao kiểm điểm giữa kỳ về việc thực hiện Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG); tham dự Hội nghị ngoại trưởng không chính thức các nước ASEAN và Hội nghị Ngoại trưởng lần thứ 32 Nhóm 77 và chủ trì Cuộc họp cấp Bộ trưởng ASEAN-Hội đồng hợp tác vùng vịnh.
Tại New York, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số nước, lãnh đạo các cơ quan Liên hợp quốc và một số doanh nghiệp, tổ chức của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Khóa họp lần thứ 63 của Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ diễn ra từ ngày 16-9 đến giữa tháng 12-2008, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Nạn khủng bố, các vấn đề xung đột khu vực gia tăng đe dọa an ninh và ổn định ở nhiều nơi. Các vấn đề toàn cầu như môi trường, khí hậu, di dân tiếp tục được các nước quan tâm.
Quá trình cải tổ Liên hợp quốc đạt một số tiến triển nhưng gặp khó khăn trên nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Kinh tế thế giới gặp khó khăn, lạm phát do giá dầu và giá lương thực tăng cao, sự suy giảm của một số nền kinh tế lớn, tiến trình tự do hóa thương mại gặp khó khăn sau đổ vỡ của vòng đàm phán Đô-ha.
Các nước đang phát triển đứng trước những thách thức to lớn trong việc đối phó với những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đúng hạn.
Trong bối cảnh đó, những vấn đề về tình hình hòa bình, an ninh quốc tế, nỗ lực chống khủng bố; các vấn đề phát triển, an ninh lương thực, năng lượng, môi trường, tự do hóa thương mại sẽ là trọng tâm thảo luận của các nước tại khoá họp.
Về sự tham gia của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 8, ông Lê Hoài Trung cho biết, Việt Nam đã tham gia tất cả các cuộc họp của Hội đồng Bảo an, trong đó có các cuộc họp về tình hình xung đột tại Gru-di-a - được coi là tâm điểm chương trình nghị sự tháng của Hội đồng.
Điều này khẳng định mối quan tâm của Việt Nam đối với những diễn biến xung quanh vấn đề Nam Ô-xê-ti-a, Áp-kha-di-a và chủ trương nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.
Việt Nam cũng tiếp tục tích cực tham gia đóng góp ý kiến tại các cuộc họp và trong việc xây dựng các nghị quyết, Tuyên bố Chủ tịch và Tuyên bố báo chí của Hội đồng Bảo an trên các vấn đề thường kỳ tại Hội đồng Bảo an liên quan đến các khu vực châu Phi, Trung Đông.
Ông Lê Hoài Trung cho biết báo cáo năm của Hội đồng Bảo an do Việt Nam chủ trì soạn thảo, được các nước đóng góp, cơ bản nhất trí và hiện đang cho lưu hành lần cuối dưới thủ tục im lặng. Việt Nam đang tiếp tục theo dõi và chuẩn bị cho cuộc họp của Hội đồng Bảo an thảo luận và thông qua Báo cáo trong tháng 9-2008 trước khi trình Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Theo chương trình dự kiến, trong tháng 9 Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia các cuộc họp, thảo luận của Hội đồng Bảo an về các vấn đề như hòa giải và giải quyết tranh chấp, Xô-ma-li, đảo Cyprus, Áp-ga-ni-xta, Trung Đông, Cộng hòa Shat, Ủy ban cấm vận đối với Xu-đan, Ủy ban 1737 về vấn đề hạt nhân I-ran, các Phái bộ Liên hợp quốc tại CHDC Công-gô, Li-bê-ri-a, Cộng hòa Shat, Cộng hoà Trung Phi, Mi-an-ma, Dim-ba-bi-ê…/.
Mỹ phát hành 40 tỉ USD trái phiếu hỗ trợ nền kinh tế  (18/09/2008)
Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập  (18/09/2008)
Vì một ASEAN yên bình và hạnh phúc  (18/09/2008)
Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới  (18/09/2008)
Hội nghị toàn quốc Người cao tuổi làm kinh tế giỏi lần thứ II  (18/09/2008)
400 doanh nghiệp dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản  (18/09/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên