400 doanh nghiệp dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Trong khuôn khổ "Tuần lễ Việt Nam tại Nhật Bản", ngày 17-9, hơn 400 doanh nghiệp đến từ hai nước đã tham dự "Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản" tại Ô-sa-ka.
Diễn đàn do Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO), Liên đoàn kinh tế vùng Kan-sai (KANKEIREN) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch KANKEIREN Si-mô-du-ma (Shimozuma) cho rằng mặc dù thời gian qua có nhiều ý kiến lo ngại về tình hình lạm phát tăng cao cũng như đồng tiền mất giá ở Việt Nam, song ông tin tưởng rằng về lâu dài, Việt Nam vẫn là địa chỉ đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản bởi Việt Nam có lợi thế nổi bật là nguồn nhân lực trẻ dồi dào, tình hình chính trị - xã hội ổn định. KANKEIREN sẽ chú trọng hơn nữa tới những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp hai nước có thêm nhiều cơ hội hợp tác.
Ông Tô-ru Ha-si-mô-tô (Toru Hashimoto), Tỉnh trưởng Ô-sa-ka đánh giá cao sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam cũng như hiệu quả của sự hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản trong những năm gần đây, đặc biệt là giữa vùng Kan-sai với các địa phương của Việt Nam. Ông khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Ô-sa-ka và trong tương lai, quan hệ hợp tác giữa hai bên sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Ông Hồ Đức Việt, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt - Nhật nhấn mạnh "Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản" sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hai nước giao lưu, giới thiệu những tiềm năng để kết nối hợp tác đầu tư, kinh doanh, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân và giới doanh nghiệp hai nước nói chung, giữa Ô-sa-ka với các địa phương của Việt Nam nói riêng.
Ông đánh giá cao sự hỗ trợ bền bỉ và hiệu quả của Nhật Bản dành cho Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, giáo dục - đào tạo. Với việc hai nước đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình đàm phán để sớm ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (EPA), cánh cửa thị trường Việt Nam và Nhật Bản sẽ ngày càng mở rộng cho các doanh nghiệp hai nước.
Tại diễn đàn, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong cũng tin rằng, vùng Kan-sai, với những thế mạnh về công nghệ, tài chính và thị trường, sẽ mang lại nhiều cơ hội và lợi ích to lớn cho cả hai nước.
Trước đó cùng ngày, tại Ô-sa-ka cũng đã diễn ra hai cuộc hội thảo với các chủ đề "Việt Nam và sự phát triển của ngành công nghệ thông tin" và "Kinh tế Kan-sai với những thách thức toàn cầu". Mục đích của các cuộc hội thảo là mở rộng hơn nữa sự hợp tác kinh tế giữa vùng Kan-sai với Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực công nghệ thông tin./.
FED cấp khoản vay khẩn cấp 85 tỉ USD cứu AIG  (18/09/2008)
Việt Nam có thể vào "Top 5" về xuất khẩu dệt may  (18/09/2008)
Mỹ phát hành 40 tỉ USD trái phiếu hỗ trợ nền kinh tế  (18/09/2008)
Tôn vinh 9 CIO xuất sắc năm 2008  (18/09/2008)
Tân Chủ tịch Liên hợp quốc: "Một số nước thích chiến tranh"  (18/09/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên