Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam tại Phiên khai mạc Diễn đàn Bác Ngao (Hải Nam, Trung Quốc, ngày 18-4-2009)
Thưa Ngài Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
Thưa các Quí vị,
Tôi rất vui mừng đến dự và phát biểu Khai mạc Diễn đàn Châu Á Bác Ngao. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn Chính phủ CHND Trung Hoa, Chính quyền Đặc khu Hải Nam và Ban tổ chức Diễn đàn về sự tiếp đón trọng thị và chu đáo dành cho đoàn Việt Nam.
Việc thành lập Diễn đàn Bác Ngao thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của các vị Lãnh đạo Trung Quốc và các nước Châu Á. Là một trong những nước tham dự Hội nghị thành lập Diễn đàn Bác Ngao, Việt Nam luôn quan tâm theo dõi và đóng góp tích cực vào Diễn đàn. Chúng tôi vui mừng nhận thấy Diễn đàn Bác Ngao đã thực sự trở thành một diễn đàn kinh tế trọng yếu tại Châu Á, tập hợp các chính khách, học giả và doanh nghiệp, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các ý tưởng mới và đưa ra những cách thức hợp tác hiệu quả vì sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của cả Châu Á.
Thưa các Quí vị,
Diễn đàn Bác Ngao năm nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế sâu sắc. Toàn thế giới đang góp sức và phối hợp hành động để vượt qua khủng hoàng và khắc phục những thiếu sót mang tính hệ thống nhằm đưa nền kinh tế thế giới trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững, chất lượng cao hơn và thân thiện môi trường hơn. Chúng tôi hoan nghênh những thỏa thuận đã đạt được tại Hội nghị Cấp cao G-20 và các gói giải pháp quan trọng tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 vừa qua, đặc biệt là việc tăng nguồn lực quốc tế để hỗ trợ cho các nước đang phát triển đối phó với khủng hoảng.
Chúng tôi tin rằng với những giá trị Châu Á truyền thống và nền tảng kinh tế vĩ mô đã được tăng cường từ sau cuộc khủng khoảng Đông Á cuối thế kỷ trước, cùng với quyết tâm và sự lãnh đạo đúng đắn, các nền kinh tế Châu Á sẽ sớm vượt qua khủng hoảng và đóng vai trò như một động lực phát triển mới của nền kinh tế thế giới. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng, trên cơ sở những thành tựu phát triển kinh tế của 30 năm cải cách, mở cửa, cũng như gói giải pháp kịp thời và phù hợp của Chính phủ ứng phó với cuộc khủng hoảng, Trung Quốc sẽ là một nền kinh tế lớn đầu tiên khôi phục đà tăng trưởng. Chúng tôi đánh giá cao sự tham dự tích cực cũng như đóng góp quan trọng của Trung Quốc tại khuôn khổ hợp tác G-20 trong việc cùng các nước Châu Á và các nước ASEAN đối phó với khủng hoảng lần này.
Việt Nam sẽ cùng với Trung Quốc và các nước Châu Á khác phối hợp, hợp tác chặt chẽ để cùng vượt qua khó khăn. Chúng tôi đề nghị tất cả các nước chúng ta cùng nhau đẩy mạnh tiến trình hợp tác khu vực, nhất là thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng Mê Công Mở rộng thông qua việc đẩy nhanh xây dựng các hành lang kinh tế và sớm triển khai Hiệp định Tiểu vùng về tạo thuận lợi vận tải qua biên giới. Chúng ta kiên quyết phản đối mọi hình thức bảo hộ mậu dịch, tiếp tục ủng hộ chương trình tự do hoá thương mại và đề nghị các nước phát triển tạo điều kiện, giúp đỡ các nước đang phát triển nhất là về vốn, khoa học công nghệ và tiếp cận thị trường, phát triển thương mại.
Thưa các Quí vị,
Từ đầu năm 2008, trong điều kiện bị tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đồng bộ và phù hợp các nhóm giải pháp và đã kiềm chế được lạm phát, giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và nền kinh tế vẫn tăng trưởng 6,2%; vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 64 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007. Quí I năm 2009 kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 3,1%, dự báo cả năm tăng trưởng khoảng 5-5,5%. Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai các giải pháp cơ bản để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong những năm sau. Chúng tôi tin tưởng rằng Việt Nam vẫn sẽ là một nền kinh tế năng động và là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của chính mình, Việt Nam đánh giá cao và chân thành cám ơn sự ủng hộ và hợp tác quí báu, hiệu quả của CHND Trung Hoa và cộng đồng quốc tế.
Tôi hy vọng rằng tại Diễn đàn này nhiều ý kiến và đề xuất sẽ được trao đổi một cách sâu sắc, góp phần tích cực cùng nhau vượt qua khó khăn, khai thác tốt nhất những tiềm năng và lợi thế của khu vực để Châu Á tiếp tục là một trung tâm phát triển năng động của nền kinh tế thế giới.
Chúc các quí vị sức khoẻ, hạnh phúc,
Chúc Diễn đàn thành công tốt đẹp./.
Hội nghị cấp cao OAS lần thứ V: Hy vọng làn gió mới  (18/04/2009)
Giảm một số loại thuế nhằm kích cầu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (18/04/2009)
Giảm một số loại thuế nhằm kích cầu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (18/04/2009)
Đồng tiền dự trữ quốc tế mới - thách thức trực diện vị thế của Mỹ  (18/04/2009)
Đồng chí Trần Quốc Huy được chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông  (18/04/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên